Xu Hướng 10/2023 # 3 Cách Đối Phó Bệnh Xương Khớp Ở Người Già # Top 17 Xem Nhiều | Ltzm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 3 Cách Đối Phó Bệnh Xương Khớp Ở Người Già # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 3 Cách Đối Phó Bệnh Xương Khớp Ở Người Già được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời tiết bất thường mang theo khí lạnh và không khí ẩm ướt là nỗi ám ảnh với người cao tuổi, đặc biệt là với người mắc bệnh xương khớp. Làm gì để chống lại căn bệnh mang tính tuổi tác này?

Người cao tuổi (NCT) do quá trình lão hóa nên khi giao mùa sẽ rất khó tránh khỏi việc nhức mỏi tay chân, đau xương khớp. Nguyên nhân là do sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt… kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian thay đổi vận mạch…

Những sự thay đổi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp. Ngoài ra, trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng bị giảm đi, cũng góp phần làm bệnh nặng thêm…

Để đối phó với căn bệnh này khi mùa đông đến, NCT nên thực hiện 3 phương pháp sau:

1. Chế độ ăn phù hợp

Để hạn chế tình trạng viêm, giảm đau khớp người già nên ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 (thường có trong các loại hạt). Các rau lá xanh, như rau bina, cải xoăn, cũng có thể giúp hạn chế tình trạng viêm và đau đớn. Các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua… chứa nhiều vitamin C cũng có thể giúp làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau ở người già.

 

2. Các chất bổ sung

Để giúp đỡ nuôi dưỡng sụn và bôi trơn nhiều hơn ở các khớp xương của người già có thể bổ sung các chất như: Glucosamine sulfate và chondroitin. Một nghiên cứu quy mô lớn của Viện Y tế Quốc gia Mỹ tìm thấy một sự kết hợp hàng ngày nếu bổ sung 1.500mg glucosamine và 1.200mg chondroitin có thể giúp dễ dàng hạn chế các triệu chứng phát tác ở những người bị đau khớp từ trung bình đến nặng.

Ngoài ra, phải bổ sung nhiều vitamin D (từ ánh sáng mặt trời) để giúp giữ cho xương mạnh mẽ, ngăn ngừa đau khớp. Trường hợp nếu thấy bị đau khớp bởi vì một số chất bổ sung có thể tương tác một số thuốc khiến tình trạng đau khớp tăng thêm thì đến bác sĩ để kiểm tra.

3. Vận động đúng cách, vừa sức

Ngoài cách đi bộ hằng ngày, bơi lội, đi xe đạp cũng như các môn luyện tập đòi hỏi sự bền bỉ, giúp cho sự duy trì chức năng ở các xương – khớp được tốt.

Ngay cả với những người mắc chứng hư khớp, các bác sĩ cũng khuyến cáo không để những bệnh nhân đó hoàn toàn nghỉ ngơi mà nên khuyến khích họ thực hiện những động tác do các chuyên viên chỉnh hình hướng dẫn, nhằm duy trì các gân, cơ bắp ở trạng thái tốt.

Vận động là cách chữa bệnh tuyệt vời nhất đối với bệnh xương khớp ở người già. Tuy nhiên, do sức khỏe yếu, mùa đông lạnh lại nhiều tà khí nên việc vận động cần được thực hiện tùy theo khả năng sức khỏe của người già.

7 Thực Phẩm Người Bệnh Xương Khớp Nên Kiêng

Thức ăn dầu mỡ

Các chuyên gia về viêm khớp cho rằng những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như khoai tây chiên, bánh rán, bánh xèo,.. sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể và nhất là sẽ khiến những cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Hạn chế ăn các đồ chiên vì khi ăn đồ chiên xào sẽ giảm cholesterol rất hiệu quả

Chính vì thế bạn nên hạn chế ăn các đồ chiên vì khi ăn đồ chiên xào sẽ giảm cholesterol rất hiệu quả, thay vì ăn đồ chiên bạn có thể dùng oliu, bơ thực vật để tốt cho sức khỏe. Tóm lại, khi bị đau xương khớp thay vì các món ăn chiên giòn bạn có thể ăn các món canh, luôc, hấp,…

Đồ ăn nhiều đường

Khi bệnh xương khớp người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm nhiều đường như bánh quy, bánh kem, bánh bông lan… trong quá trình trao đổi chất có thể thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật. Điều này khiến cho tình trạng viêm sưng tồi tệ hơn và khiến các khớp xương của bạn bị suy yếu đi.

Thay vì dùng đường bạn có thể dùng mật ong, siro trái cây

Đồ ăn nhiều muối

Mọi người luôn nghĩ ăn muối sẽ tốt cho sức khỏe chính vì thế Muối là gia vị chính trong mỗi bữa ăn nhưng mọi người không biết rằng hàm lượng natri cao trong muối có thể khiến các tế bào của cơ thể bạn bị sưng lên do bị tích nước, thiếu nước. Bạn có thể ăn muối nhưng vừa đủ cho cơ thể như , mỗi người tối đa nên dùng 6gram/1 ngày khoảng 1 muỗng cà phê muối. Riêng người bị bệnh tim mạch hoặc viêm khớp, tiêu thụ muối ít hơn lượng này sẽ tốt hơn.

Thay vì ăn muối, bạn có thể thay thế muối bằng một số loại gia vị có hương vỏ chanh bào hoặc tiêu đen… Các loại hương vị mới này vừa giúp thức ăn thơm ngon vừa kiểm soát lượng natri thiết yếu cho mọi hoạt động sống giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cà pháo, cà ghém, dưa chua

Người bệnh xương khớp tuyệt đối không nên ăn các loại cà pháo, cà ghém, dưa muối… Bởi đây là những thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp. Do nó làm gia tăng axit oxalic gây ra các tình trạng đau nhức thường xuyên.

Đây là những thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh xương khớp

Đồ uống chứa cồn

Bia, rượu là loại thức uống vô cùng không tốt cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Chúng làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng đi nuôi khớp, mô sụn, tế bào xương. Hơn nữa, bia, rượu còn khiến tình trạng viêm, sưng, đau nhức thêm nặng.

Giảm cung cấp chất dinh dưỡng đi nuôi khớp, mô sụn, tế bào xương

Đồ hộp

Những đồ ăn chế biến sẵn như cá hộp, thịt hộp, xúc xích chứa rất nhiều chất bảo quản, chúng sẽ làm tăng lượng lipit trong máu và bất lợi cho các cơn đau xương khớp làm cho người bệnh mắc các tình trạng đau nhức xương khớp thêm nặng

Tăng lượng lipit trong máu và bất lợi cho các cơn đau xương khớp

Thực phẩm giàu axit oxalic

Các thực phẩm giàu axit oxalic như việt quất, mận, củ cải, khế, lạc,… không tốt cho tình trạng bệnh xương khớp. Người bị thoái hóa nên kiêng những thực phẩm này. Khiến xương khớp mắc tình trạng suy giảm

Người bị thoái hóa nên kiêng những thực phẩm này

Đồ nếp, bột mì, thực phẩm từ bơ sữa

Các thực phẩm như bắp, bơ sữa, gạo nếp, xôi,… có thể làm tăng tình trạng viêm của người bị thoái hóa khớp. Các thực phẩm này khiến các vùng thoái hóa thêm nhức nhói trầm trọng hơn.

Các thực phẩm này khiến các vùng thoái hóa thêm nhức nhói trầm trọng hơn

Top 5 thuốc bổ xương khớp tốt nhất

Những thực phẩm “vàng” trị bệnh xương khớp hiệu quả

Hành Tây Ngâm Rượu – Bài Thuốc Giúp Chữa Bệnh Xương Khớp, Hệ Tiêu Hóa

Bên cạnh tỏi ngâm rượu, gừng ngâm rượu,… đã khá quen thuộc thì gần đây lại phổ biến thêm hành tây ngâm rượu. Hành tây ngâm rượu – bài thuốc giúp chữa “bách bệnh” từ xương khớp đến hệ tiêu hóa. Cùng 7-Dayslim tìm hiểu ngay nào.

Hành tây ngâm rượu là “bài thuốc” bắt nguồn từ xứ sở hoa anh đào. Sau khi sử dụng, nhiều người đánh giá bài thuốc này khá hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Lợi ích của hành tây ngâm rượu

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ tim mạch Serdrew (trường Y Harvard – Mỹ), việc ăn/uống nước ép 1/2 củ hành tây sống mỗi ngày có thể tăng thêm 30% chất HDL cần thiết cho bệnh nhân tim mạch. Vài nghiên cứu cho rằng, chúng còn ngăn được sự thất thoát các chất trong xương hiệu quả hơn cả thuốc chuyên trị bệnh loãng xương – Calcitonin.

HDL (High Density Lipoprotein Cholesterol) là một trong các loại lipoprotein ở gan. HDL còn gọi là mỡ tốt, nó có chức năng quan trọng là vận chuyển cholesterol dư thừa trong máu, mô, các cơ quan về gan. Vì thế HDL góp phần giảm sự tích tụ cholosterol trong máu, tốt cho tim mạch.

Hành tây cũng sở hữu thành phần selen và quercetin dồi dào, giúp kích thích hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa ung thư cũng như ức chế hoạt động của các tế bào ung thư hiệu quả.

Hơn nữa, chúng còn là loại rau quả duy nhất chứa hợp chất prostaglandin A, có khả năng giãn mạch, giảm độ nhớt máu nên hữu hiệu trong việc hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu mạch vành và ngăn ngừa hình thành huyết khối gây tắc nghẽn.

Còn rượu vang đỏ (nguyên liệu chính của hành tây ngâm rượu) lại chứa chất phytochemical có khả năng tăng lượng cholesterol tốt cũng như chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc của động mạch vành. Đặc biệt, Trung tâm y tế đại học Hopkins đã nghiên cứu và cho rằng, rượu vang đỏ còn giúp chống lại đột quỵ nữa.

Do đó, khi hành tây và rượu vang đỏ kết hợp với nhau đã góp phần ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. CHúng có thể hỗ trợ điều bệnh cao huyết áp, hạ đường huyết trong máu, cải thiện tình trạng viễn thị của người cao tuổi, trị tiểu đêm – nước tiểu đục, khó ngủ, hoa mắt, trướng bụng, táo bón, giảm đau nhức xương,… hiệu quả.

Cách làm hành tây ngâm rượu Nguyên liệu làm hành tây ngâm rượu

500ml rượu vang đỏ

3 củ hành tây (tốt nhất nên chọn củ có vỏ màu tím đỏ)

Dụng cụ: Bình thủy tinh, lưới/rây lọc

Cách làm hành tây ngâm rượu

Bước 1 Đầu tiên, bạn lột vỏ hành tây, rồi cắt hành thành từng miếng nhỏ vừa miệng.

Bước 2 Sau đó, bạn cho cả vỏ và hành tây đã cắt vào bình thủy tinh, rồi rót ngập rượu, đậy kín nắp và để yên ở nơi thông thoáng.

Bước 3 Sau khi ngâm một tuần, bạn dùng lưới lọc để tách riêng phần nước và phần cái, rồi đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Vậy là xong rồi.

Lưu ý: Cho cả vỏ hành vào ngâm rượu sẽ làm phát huy tối đa công dụng giảm đau nhức và hạ huyết áp.

Thành phẩm

Hành tây ngâm rượu sau khi làm sở hữu màu hồng đậm cực kỳ đẹp mắt luôn. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm nồng từ rượu vang và hương vị đặc trưng của hành tây. Không có quá khó uống đâu nè.

Hướng dẫn sử dụng hành tây ngâm rượu

Nếu ai không uống được rượu thì có thể thêm vào lượng nước tương đương, rồi đem đun sôi tầm 5 phút. Sau đó để nguội và uống.

Cách bảo quản hành tây ngâm rượu

Để bảo quản hành tây ngâm rượu, bạn cần tách riêng phần nước và phần cái, cho vào bình thủy tinh, rồi đậy kín nắp và để ở ngăn mát tủ lạnh là được.

Một số lưu ý khi dùng hành tây ngâm rượu

Người bệnh viêm gan, xơ gan không nên sử dụng bởi rất ảnh hưởng tới gan. Ngoài ra, người có dấu hiệu về mắt, đau dạ dày hay đang dùng thuốc Đông y cũng không nên dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Khi làm hành tây ngâm rượu, bạn nên dùng bình thủy tinh, tránh chọn chất liệu nhựa bởi rượu vang có thể tác dụng với vài chất trong nhựa, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hương vị khi dùng.

Trước khi ngâm, bạn nên ngâm bình thủy tinh vào nước sôi để tiệt trùng, rồi lau thật khô bằng khăn sạch.

Bạn nên ngâm hành tây với rượu vừa đủ dùng trong 1 tháng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Kinh nghiệm hay 7-Dayslim

3 Cách Chữa Hóc Xương Cá Cần “Bỏ Túi”

Cách chữa hóc xương cá trên internet  rất nhiều và bạn có thể tìm kiếm. Tuy nhiên đâu mới là những bí quyết bạn nên “bỏ túi” phòng khi cần thiết?

3 cách chữa hóc xương cá đơn giản cần “bỏ túi” – Cách trị học xương cá

Dấu hiệu của việc hóc xương cá

Khi thấy những biểu hiện của việc hóc xương cá thì trước tiên, bạn phải thật bình tĩnh. Tuyệt đối không được thực hiện các hoạt động tác động bằng lực bên ngoài như dùng tay hay các vật cứng để đẩy xương xuống.

Trong trường hợp này, bạn cũng không nên cố gắng nuốt nước bọt nhiều lần mà thay vào đó hãy cố gắng nôn ọe càng sớm càng tốt để có thể đẩy được mảnh xương ra ngoài.

Không nên cố gắng nuốt hay tác động sai cách khi bị hóc xương cá – cách chữa hóc xương cá

Cách chữa hóc xương cá đơn giản nên bỏ túi

Khi không may bị hóc xương cá, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau để đẩy xương ra ngoài.

Mẹo 1: Dùng tỏi

Bạn dùng trực giác cảm nhận vị trí mắc lại của mảnh xương, xác định xem mình bị hóc ở phía bên trái hay bên phải cuống họng.

Tiếp đó, bạn có thể dùng một nhánh tỏi để đặt vào 1 bên mũi đối lập với phía bị hóc. Ví dụ bạn xác định mình bị hóc ở phía cổ họng bên trái thì đặt nhánh tỏi ở lỗ mũi bên phải, sau đó dùng tay bịt lỗ mũi bên phải và thở ra bằng miệng. Làm tương tự với trường hợp ngược lại. Việc làm này sẽ giúp bạn dễ dàng hắt hơi để từ đó đẩy mảnh xương ra ngoài.

Bạn có thể sử dụng một nhánh tỏi đặt vào mũi khi bị hóc xương cá – cách trị hóc xương cá

Mẹo 2: Dùng kẹp y tế

Trong trường hợp này, bạn có thể nhờ người thân, người bên cạnh dùng đèn pin (có thế dùng đèn điện thoại) để kiểm tra vị trí mắc lại của xương. Nếu trong phạm vi quan sát và dự kiến gắp được thì bạn có thể dùng kẹp y tế gắp chúng ra.

Cách chữa hóc xương cá bằng cách dùng kẹp y tế – Cách chữa hóc xương cá

Nên chú ý làm việc này cẩn thận và hết sức nhẹ nhàng bởi nếu không bạn có thể vô tình đẩy miếng xương mắc xuống sâu hơn hoặc cắm sâu hơn vào bề mặt cuống họng. Ngoài ra cạnh sắc của kẹp y tế cũng có thể gây tổn thương cho người bị nạn nếu người thực hiện thiếu cẩn trọng. Do vậy, bạn cũng như người giúp đỡ phải hết sức cẩn trọng nếu dùng biện pháp này.

Mẹo 3: Vitamin C

Trong trường hợp xương là xương nhỏ, bạn có thể ngậm một vài viên vitamin C hoặc một ít vỏ cam nếu có sẵn. Vitamin C khi vào cuống họng và tiếp xúc với mảnh xương sẽ có tác dụng làm mảnh xương mềm hơn và trôi xuống phía dưới được dễ dàng hơn.

Dùng vỏ cam hoặc vài viên VitaminC để trị học xương cá – Cách chữa hóc xương cá

Nên sớm gặp bác sĩ để có phương án xử lý phù hợp – Cách chữa hóc xương cá

Ngoài ra khi chọn cá, bạn cũng nên chú ý chọn những con cá lớn để hạn chế xương dăm. Nên lọc cá thật kỹ trước khi chế biến hoặc khi ăn, đặc biệt là ở các gia đình có trẻ nhỏ.

Đăng bởi: Lê Thị Vân

Từ khoá: 3 cách chữa hóc xương cá cần “bỏ túi”

Bệnh Loãng Xương Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh loãng xương là gì?

Theo chúng tôi Đinh Phạm Thị Thúy Vân công tác tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chúng tôi cho biết, loãng xương hay giòn xương là tình trạng mật độ xương bị giảm dần theo thời gian khiến việc gãy xương có thể xảy ra bất kỳ lúc nào dù chỉ là chấn thương nhẹ.

Ngoài ra, người bị loãng xương có thể gặp tình trạng lún xẹp đốt sống khiến cho cột sống bị thoái hóa nhanh hơn và dẫn tới suy giảm khả năng vận động hoặc bị liệt vĩnh viễn.

Dấu hiệu của bệnh loãng xương

Đau nhức xương sống và cảm thấy như bị kim chích toàn thân gây nhói khó chịu.

Xuất hiện các cơn đau âm ỉ tại vùng hông, lưng, đầu gối và một số nơi chịu trọng lượng của cơ thể mỗi khi đứng lên, ngồi xuống hoặc cử động nhẹ.

Các cơn đau ở thắt lưng và hai bên mạn sườn đột ngột bùng phát khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế.

Nguyên nhân gây loãng xương

Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới loãng xương là do tuổi tác, tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc bệnh loãng xương càng lớn. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể tăng tỉ lệ mắc bệnh loãng xương như:

Không luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, lười vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh thiếu các chất thiết yếu như vitamin D, canxi, omega-3,…

Liên tục sử dụng rượu, bia, các chất kích thích có hại cho cơ thể và một số loại thuốc chứa corticosteroid, heparin trong thời gian dài.

Suy giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, nam giới có nồng độ testosterone thấp cũng là tác nhân dẫn tới loãng xương.

Do phải thường xuyên lao động nặng, khuân vác đồ vật to nặng hằng ngày hoặc đã từng bị gãy xương.

Cách điều trị loãng xương

Loãng xương là bệnh cần phải điều trị trong thời gian dài, do đó người bệnh phải tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và phải kiểm tra mật độ xương định kỳ.

Để điều trị loãng xương, bệnh nhân thường phải kết hợp giữa hai phương pháp là sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc.

Phương pháp sử dụng thuốc sẽ cần đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên môn, người bệnh cần bổ sung lượng canxi từ 1000 – 2000mg/ ngày và 800 – 100IU/ ngày đối với vitamin D. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng thêm các loại thuốc như: Alendronate, Calcitonin, Zoledronic acid, Strontium ranelate,….

Đối với phương pháp không sử dụng thuốc, người bệnh sẽ phải tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh như bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, không ăn quá độ và không sử dụng các chất kích thích.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị loãng xương cần tập luyện thể dục thường xuyên, vận động nhiều hơn. Có thể sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ như nẹp chỉnh hình để giảm sự đè nén lên cột sống, xương hông.

Cách phòng ngừa loãng xương

Để phòng ngừa loãng xương hiệu quả, bạn nên chú ý một số điều sau:

Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao với cường độ phù hợp và bổ sung những thực phẩm cũng như thuốc chứa canxi và vitamin D.

Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá nhiều nhất có thể và tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau như corticoid.

Nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra mật độ xương định kỳ để có thể phát hiện sớm và điều trị.

Chú ý cẩn thận khi đi lại hoặc vận động mạnh.

Cách chăm sóc người bệnh loãng xương

Khi chăm sóc người bệnh loãng xương, bạn có thể tham khảo các điều sau đây:

Trước khi tập luyện thể dục, thể thao, người bệnh nên khởi động trước khoảng 10 đến 20 phút bằng các động tác cử động nhẹ nhàng như đứng lên ngồi xuống, xoay các khớp tay và chân, tránh các động tác vận động mạnh. Sau khi tập xong, bạn nên để người bệnh thư giãn và hít thở đều khoảng 5 phút.

Advertisement

Nguyên tắc tiên quyết trong chế độ ăn uống của người bệnh loãng xương là bổ sung đầy đủ canxi, khoáng chất và vitamin D cũng như ưu tiên thực phẩm sạch. Đối với người lớn tuổi, bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về các loại thuốc và thực phẩm chức năng cần thiết.

Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên hạn chế nguy cơ té ngã cho người bệnh loãng xương như đảm bảo sàn nhà luôn khô ráo, ánh sáng đầy đủ, dìu người bệnh khi phải đi trên những đoạn đường trơn trượt hoặc trên cầu thang và thường xuyên dắt người bệnh đi tái khám.

Nguồn: Tâm Anh Hospital

Cách Chữa Bệnh Chán Ăn Ở Người Lớn Giúp Ăn Ngon Miệng

Cách chữa bệnh chán ăn ở người lớn tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế không phải như vậy. Bệnh chán ăn ở người lớn thường là biểu hiện của rất nhiều vấn đề trong cuộc sống như bệnh tật, tâm lý,… Nếu không tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ rất khó để bạn có thể khắc phục và thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe về lâu dài.

Bệnh chán ăn là gì?

Chán ăn hay còn gọi là biếng ăn là tình trạng cơ thể không cảm thấy thèm ăn, mất cảm giác ngon miệng. Biểu hiện có thể thấy ở những người bị bệnh biếng ăn đó là thường xuyên bỏ bữa do cơ thể thấy không muốn ăn kể cả những món ăn khoái khẩu của mình. Khi chán ăn sau một thời gian người bệnh sẽ cảm thấy:

Cơ thể mệt mỏi, uể oải vì thiếu năng lượng

Sức khỏe và trí lực giảm sút nhanh chóng.

Cảm thấy bị hụt hơi, không đủ sức để làm việc nặng.

Luôn cảm thấy buồn ngủ dù đã ngủ nhiều.

Ngoài ra, chứng bệnh không thèm ăn còn có thể đi kèm với triệu chứng buồn nôn sau khi ăn hoặc ngửi thấy mùi thức ăn, thậm chí trong một số trường hợp người bệnh còn cảm thấy khó chịu, buồn nôn ngay khi nghĩ đến các món ăn.

Nguyên nhân chán ăn ở người lớn

1. Ăn không thấy ngon do thuốc trị bệnh

Tình trạng ăn không ngon miệng có thể đến từ tác dụng phụ của những loại thuốc sử dụng điều trị bệnh. Những loại thuốc kháng sinh thường có tác dụng phụ gây nên những cơn buồn ngủ và buồn nôn làm bạn mệt mỏi, không muốn ăn uống.

Một số loại thuốc có thể là lý do gây nên tình trạng chán ăn của cơ thể gồm:

Codein

Morphin

Thuốc ngủ

Kháng sinh

Thuốc lợi tiểu

Thuốc huyết áp

Bệnh biếng ăn ở người lớn cũng có thể là điềm báo trước của một số bệnh lý mà cơ thể bạn đang mắc phải. Những chứng bệnh này nếu được chữa trị hiệu quả thì bạn sẽ dần dần cảm thấy bữa ăn ngon miệng trở lại. Một số bệnh lý gây nên biếng ăn ở người lớn:

Bệnh đường tiêu hóa: chứng rối loạn tiêu hóa thường làm cho cơ thể bạn gặp phải những cảm giác như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy… những cảm giác này sẽ khiến người bệnh ăn uống không ngon miệng và không muốn ăn.

Các bệnh mãn tính: Một số chứng bệnh mãn tính như lao phổi, nhiễm trùng da, viêm màng não, bệnh tiểu đường, suy tuyến giáp, suy thượng thận… cũng là nguyên nhân làm cơ thể của bạn thường xuyên cảm thấy nóng sốt, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn ở người lớn.

Bệnh mất ngủ ở người lớn: ở lứa tuổi này những người lớn tuổi thường rất dễ mắc bệnh mất ngủ, chứng bệnh này khiến cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi và biếng ăn.

Biếng ăn ở người lớn cũng có nguyên nhân đến từ việc cơ thể thiếu các loại vitamin thiết yếu có thể kể đến như là vitamin B12, sắt… Khi cơ thể thiếu chất thì bệnh chán ăn có thể kém theo một số triệu chứng như táo bón, uể oải…

3. Biếng ăn ở người lớn do gánh nặng tâm lý

Những áp lực trong cuộc sống gia đình cũng như công việc là tác nhân tâm lý gây nên bệnh chán ăn ở người lớn. Việc thường xuyên bị stress, lo lắng dẫn đến chứng mất ngủ, mệt mỏi, ăn không ngon, biếng ăn, sức khỏe suy giảm nhanh chóng.

Bên cạnh đó, việc nhịn ăn để giảm cân (thường ở chị em phụ nữ) sẽ dẫn đến chứng rối loạn ăn uống hay còn gọi là chán ăn tâm thần. Khi nhịn ăn trong một thời gian dài sẽ dẫn đến việc cơ thể sinh ra cơ chế tự kiềm chế cơn đói, hay thậm chí là cảm giác sợ hãi các món ăn, lo lắng khi lên cân.

Tác hại của bệnh biếng ăn ở người lớn

Ăn uống là cách để duy trì sức khỏe và đặc biệt là sức khỏe của người lớn tuổi, người đang bệnh… Chính vì vậy mà việc ăn không ngon miệng, chán ăn sẽ khiến người bệnh yếu đi nhanh chóng.

Việc ăn không ngon miệng, không muốn ăn sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể nhận phải những tác động tiêu cực và rất dễ phát triển thành đến các bệnh về tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh nội tiết, suy giảm sức khỏe của cơ bắp… Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng làm hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ mắc các bệnh vặt.

Ngoài ra, biếng ăn bệnh lý ở người lớn tuổi còn khiến cơ thể nhận phải những mối nguy hiểm trực tiếp như cơ thể suy kiệt, rụng tóc, yếu xương, mất khả năng sinh sản…

Cách chữa bệnh chán ăn ở người lớn

Vì bệnh lý biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân nên để điều trị hiệu quả chúng ta cần tìm hiểu đúng nguồn gốc gây nên bệnh.

Đối với những người đang sử dụng các loại thuốc để trị bệnh dẫn đến tình trạng ăn không ngon miệng thì có thể chờ đợi đến khỏi bệnh, ngưng dùng thuốc sau đó dần dần luyện tập để lấy lại khẩu vị và sự thèm ăn của mình.

Cách trị bệnh biếng ăn ở người lớn có lý do đến từ các bệnh mãn tính đó là tuân theo liệu trình của các bác sĩ và chuyên gia để khắc phục bệnh trước khi muốn nâng cao khả năng ăn uống của bản thân.

 Đối với những bệnh nhân lớn tuổi bị bệnh chán ăn do yếu tố tâm lý thì nên tìm hiểu nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần, khắc phục các chứng bệnh về tâm lý sẽ giúp ăn ngon, ngủ ngon.

Sau khi đã khắc phục được những nguyên nhân chán ăn ở người lớn thì việc tiếp theo mà chúng ta cần làm đó là luyện tập làm quen cũng như nâng cao dần khẩu vị trong từng bữa ăn:

Xây dựng các bữa ăn với các món chứa đủ dưỡng chất và ngon miệng.

Cố gắng ăn đủ các bữa trong ngày, không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.

Nhai kỹ khi ăn để dù có chán ăn, ăn ít thì cơ thể cũng hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn.

Nếu bạn có tâm lý sợ khi thấy nhiều thức ăn thì có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để không bị ngán.

Thay đổi thực đơn thường xuyên với nhiều món ăn yêu thích, ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nên tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ trong bữa ăn bằng cách ăn chung với bạn bè, gia đình để giúp ăn ngon và ăn nhiều hơn.

Bổ sung các khoáng chất và vitamin bằng các loại viên uống bổ sung để giúp cơ thể khỏe mạnh, đủ chất hơn.

Để nhanh chóng cải thiện bệnh chán ăn ở người lớn thì bạn cũng có thể sử dụng một số loại viên uống có tác dụng tăng cường sức khỏe, kích thích ham muốn ăn uống.

Các bạn có thể lựa chọn ngay sản phẩm viên ăn ngon ngủ ngon Happy Health để giúp kích thích khẩu vị ăn uống và ngủ ngon hơn, ổn định tinh thần cực kì hiệu quả. Sản phẩm chính hãng được sản xuất và phân phối bởi công ty dược phẩm Tâm Dược. Với thành phần gồm các nguyên liệu tự nhiên không chỉ tốt cho bệnh chán ăn mà còn an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của người sử dụng.

Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm các bạn có thể liên hệ ngay:

Hotline:

079 816 1616

Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Cách Đối Phó Bệnh Xương Khớp Ở Người Già trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!