Bạn đang xem bài viết 8 Tác Dụng Của Lá Trà Xanh Với Sức Khỏe Mà Bạn Chưa Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Lá trà xanh có tác dụng phòng ngừa ung thưCác nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y sinh Los Angeles đã xác định thành phần EGCG trong trà xanh có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Cụ thể EGCG là chất chống oxy hoá mạnh, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của tế bào ung thư tuyến tụy, từ đó gây chết tế bào này.
Ngoài ra, EGCG còn là “thần dược” giúp bạn:
Ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú, ung thư cổ tử cung
Hạn chế hoạt động của tế bào ung thư đại trực tràng
Hạn chế hoocmon nam gây ung thư tuyến tiền liệt
Đặc biệt, sự kết hợp của EGG và aztreonam đã làm giảm số lượng vi khuẩn kháng thuốc, chứng tỏ EGCG trong Trà Xanh có chức năng khôi phục lại tác dụng của thuốc kháng sinh, giúp kháng sinh đi vào trong và tiêu diệt vi khuẩn dễ dàng hơn.
EGCG còn có trong một số loài thực vật khác nhưng khá ít, trà xanh là nguồn EGCG tốt nhất trên hành tinh.
2. Phòng ngừa các bệnh về tim mạchNghiên cứu dựa trên thói quen uống trà xanh của 40.530 người lớn ở Nhật Bản cho kết quả: những người uống 5 tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ giảm đi đến 26% so với người không uống.
Theo Danh Trà thì tác dụng của trà xanh tươi trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch chính là làm giảm đi hai loại mỡ xấu LDL cholesterol và triglyceride. Từ đó, giúp cơ thể tránh được các bệnh nhồi máu cơ tim, động mạch vành, đột quỵ.
Thậm chí nếu ai từng bị đau tim, trà xanh có thể giúp ngăn ngừa tế bào bị phá hủy và tăng tốc quá trình phục hồi tế bào tim mạch.
3. Lá trà xanh giúp giảm cânĐây có lẽ là lợi ích hữu hiệu nhất của trà xanh. Trà xanh có thể giúp đốt cháy mỡ và tăng cường khả năng trao đổi chất một cách tự nhiên, đốt cháy gần 70 calo mỗi ngày.
Trà xanh cũng có thể ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ. Do đó, cùng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, trà xanh có thể giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả nếu bạn kết hợp uống trà xanh mỗi ngày.
4. Tăng cường trí nhớKhông chỉ giúp thúc đẩy sức mạnh cho các bộ phận trên cơ thể, trà xanh còn giúp trí óc của bạn thông minh hơn, nhạy bén hơn. Trà xanh giúp bảo vệ bộ não của bạn với sự hỗ trợ của các hợp chất hoạt tính sinh học và catechin (có tác dụng chống lại hoạt động của các gốc tự do.
Các gốc tự do này vốn là những tác nhân gây nên các tổn thương màng tế bào của cơ thể, và nó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính, hoặc làm tăng các nguy cơ bệnh ác tính).
Không những thế, trà xanh còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson.
5. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đườngMột số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, uống trà xanh tốt cho việc cải thiện sự nhạy cảm với insulin và giảm lượng đường trong máu.
Chất polyphenols và polysaccharides có trong lá trà xanh tươi sẽ giữ cho lượng đường trong máu ở mức thấp. Ngoài ra, chúng còn giúp cơ thể cải thiện sự nhạy cảm với insulin, từ đó giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại II.
So với trà đen, hàm lượng polyphenol trong trà xanh cao hơn. Không những vậy, do trà xanh thường được chế biến từ lá trà xanh tươi nên tinh khiết hơn và có lượng caffeine thấp hơn. Vì vậy, tuy trà tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng hiệu quả đạt cao nhất chỉ có trà xanh.
Nếu khẳng định trà xanh chữa bệnh tiểu đường thì chưa có tài liệu y học nào khẳng định nhưng trà xanh giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại II là điều mà các bác sĩ thường chia sẻ với bệnh nhân
6. Duy trì huyết áp ổn địnhAngiotensin là hormone gây ra sự co mạch và tăng huyết áp ở cơ thể người. “Khắc tinh” của loại hormone này không ai khác chính là flavonoid trong trà xanh. Vì thế, đây là loại thức uống rất tốt cho người bị cao huyết áp.
Một nghiên cứu của ĐH quốc gia Cheng Kung (Đài Loan) chỉ ra: trong 1500 người tham gia nghiên cứu, 46% số người uống 120-599ml trà mỗi ngày giảm nguy cơ cao huyết áp so với những người không uống. Và đối với những người uống khoảng 600ml trà xanh mỗi ngày, nguy cơ cao huyết áp chỉ còn 35%.
7. Ngăn ngừa cảm cúm, giảm nguy cơ hen suyễnTrà xanh cùng với vitamin C giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng với bệnh cúm và cảm lạnh. Và cũng với chất chống oxy hóa catechin có trong trà xanh có thể giúp điều trị chứng bệnh này.
Áp dụng công thức 3g lá trà xanh tươi + 1g muối ăn, nấu chung với nước sôi trong 5 phút và chia thành 4-6 lần uống mỗi ngày, bạn sẽ sớm vượt qua cơn cảm cúm và khỏe mạnh trở lại.
Các theophyline trong trà xanh có tác dụng lợi tiểu và làm giãn các cơ trơn hỗ trợ phế quản. Kết quả là, đồ uống lành mạnh truyền thống này có thể làm giảm sự tác động nguy hại của bệnh hen suyễn.
8. Ngăn ngừa sâu răngTrà xanh tươi có thể phá huỷ các vi khuẩn gây mảng bám trên răng, giúp bạn ngừa sâu răng hiệu quả. Không những vậy, trà xanh còn là cứu tinh cho những ai gặp vấn đề về mùi của hơi thở.
Một minh chứng dễ nhận thấy chính là việc các hãng kem đánh răng thường thêm trà xanh vào thành phần kem của mình. Đơn giản, vì trà xanh có thể đem lại cho bạn một hơi thở thơm mát và một khoang miệng sạch khuẩn bệnh.
Lưu ý khi dùng trà xanh
Không uống trà xanh khi đói để tránh tăng axit dạ dày gây buồn nôn, táo bón;
Tránh uống trà lạnh để không gây đình trệ khí, tiết nhiều đờm;
Tránh uống trà để quá lâu/để qua đêm vì trà để lâu sẽ bị oxy hóa và nhiễm vi khuẩn có hại;
Tránh pha trà lại nhiều lần để tránh làm trà mất đi dưỡng chất;
Tránh uống trà trước bữa ăn để không làm loãng dịch vị;
Tránh uống trà ngay sau bữa ăn để không làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng và ức chế khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể;
Lý tưởng nhất là uống nước trà xanh trước và sau khi ăn 1 giờ đồng hồ;
Đăng bởi: Mạnh Thành
Từ khoá: 8 tác dụng của lá trà xanh với sức khỏe mà bạn chưa biết
14 Tác Dụng Của Quế Đối Với Sức Khỏe Và Sắc Đẹp
Quế là gì?
Quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia, tên thông thường là Quế bì, Nhục quế, Quế đơn; thuộc họ Long não (Lauraceae). Bộ phận dùng là vỏ thân, vỏ cành, tinh dầu từ cành và lá, thành phần chính: Cinnamaldehyde.
Quế có mùi thơm, vị ngọt cay thường được dùng làm gia vị truyền thống trong chế biến thực phẩm. Có thể dùng trực tiếp hoặc xay thành bột. Đa số các thành phần của quế đều mang dược tính nên được ứng dụng trong Y học để điều trị bệnh.
Theo một số nghiên cứu cho thấy quế có công dụng giảm cholesterol trong máu, sử dụng quế thường xuyên giúp giảm lượng cholesterol toàn phần và tăng cholesterol HDL.[1]
Quế tốt cho tim mạch vì cung cấp các chất chống oxy hóa, giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm cân giảm áp lực lên hệ thống tim mạch. Từ đó cho thấy quế góp phần giảm các nguy cơ yếu tố tim mạch.
Hỗ trợ tim mạch bằng quế
Nghiên cứu cho thấy Cinamomum cassia là một loại thuốc chống ung thư rất tiềm năng. Các thành phần của quế đang được nghiên cứu rộng rãi trong ung thư vú, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng.
Khảo sát năm 2010 chỉ ra rằng chiết xuất từ nước của vỏ cây Cinnamomum cassia có thể thay đổi động học phát triển của dòng tế bào ung thư cổ tử cung.[2]
Quế có tác dụng chống ung thư
Thành phần trong bột quế có vai trò gây ức chế và kiểm soát loại vi khuẩn gây ra tình trạng sâu răng và hôi miệng là vi khuẩn Listeria và vi khuẩn Salmonella. Với khả năng chống lại vi khuẩn, quế còn được sử dụng như một chất bảo quản cho thực phẩm, mỹ phẩm.
Kết hợp pha 1 thìa cà phê bột quế và 1 thìa cà phê mật ong, dùng để súc miệng vào mỗi sáng để giúp bảo vệ răng miệng sạch sẽ và hơi thở thơm tho.
Ngừa sâu răng, hôi miệng
Quế cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể (sắt, canxi, mangan). Tăng cường miễn dịch giúp chống lại bệnh lây nhiễm như cảm cúm, cảm lạnh, hỗ trợ đường hô hấp thông thoáng trong bệnh cảm.
Quế có thành phần chống oxy hóa giúp làm dịu cơn đau bụng giảm chướng bụng cho chứng đầy hơi, chứng khó tiêu. Quế hỗ trợ tiêu hóa vì làm giảm khí gas trong dạ dày.
Việc sử dụng quế trong các bữa ăn bằng cách thêm quế vào món ăn hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa vì giúp giảm bớt lượng khí gas trong dạ dày. Tác dụng của quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá và chứng đầy hơi.
Chống đầy hơi
Nấm da chân là bệnh ngoài da bàn chân bị nhiễm nấm thường xuất hiện nấm đầu tiên ở giữa các ngón chân và lan ra cả bàn chân gây ngứa rát khó chịu. Tinh dầu quế được dùng trong điều trị nấm da chân vì đặc tính làm sạch của nó. Thành phần chính của quế là Cinnamaldehyde có hoạt động mạnh trên nấm và vi khuẩn, chống nhiễm trùng hiệu quả.
Mùi thơm của quế còn giúp khử mùi hôi tại nhà với cách làm rất đơn giản. Pha quế bằng cách bỏ quế vào đun sôi với nước mùi hương quế sẽ lan tỏa trung hòa mùi hôi. Dầu quế dùng để lau sàn nhà, lau tường, bàn ghế giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc gây ra bởi nấm mốc.
Nấm da chân
Quế thúc đẩy quá trình giảm cân giúp đốt cháy lượng lượng calo dư thừa, tăng cảm giác no nhanh, giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Pha bột quế với nước để uống hàng ngày để hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Để giảm mỡ bụng hãy uống 1 ly trà quế sau mỗi bữa ăn, nên cố gắng duy trì để thấy được hiệu quả. Uống trà quế ban đêm hỗ trợ giấc ngủ ngon.
Hỗ trợ giảm cân
Quế đóng vai trò như một loại thuốc bổ giúp kích thích hoạt động não bộ, làm giảm sự căng thẳng của thần kinh, giảm suy giảm trí nhớ. Quế có hương thơm giúp tăng khả năng tập trung, tăng nhận thức, tăng sự nhạy bén và cải thiện trí nhớ.
Tăng cường hiệu quả cho não
Theo nghiên cứu vào năm 2014, quế giúp hạ đường huyết ở chuột bị tiểu đường, cho thấy hoạt chất trong quế có tiềm năng hạ glucose trong huyết tương. Ngoài ra quế còn giảm bớt một số biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Chiết xuất từ quế có khả năng tăng cường lưu trữ lipid trong tế bào mỡ giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2 do béo phì. Uống trà quế giúp giảm lượng đường đáng kể. Đồng thời cải thiện lưu thông máu trong tử cung, thúc đẩy tái tạo mô.
Quế còn giúp giảm lượng đường huyết sau bữa ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường.
Bột quế còn giúp tăng độ nhạy insulin giảm đường trong máu, giảm hiệu quả lượng đường trong máu nhờ kích thích enzyme giải độc.[2]
Kiểm soát lượng đường trong máu
Quế còn được sử dụng như thuốc chống viêm nhiễm, có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn, ký sinh trùng. Thường dùng trong bệnh nấm: nấm âm đạo, nấm vòm họng. Vì vây dùng quế giúp giảm các bệnh truyền nhiễm.
Giảm các bệnh truyền nhiễm
Trong quế có chứa chất chống viêm tốt, làm dịu cơn đau do co thắt tử cung gây ra. Nên uống trà quế trong chu kỳ kinh nguyệt giúp giữ ấm cơ thể và hạn chế các cơn đau bụng.
Dễ chịu trong kỳ nguyệt san
Thành phần cinnamaldehyde trong quế có tác dụng giảm đau do viêm khớp, phù chân. Viêm khớp dạng thấp ở người cao tuổi sau khi sử dụng quế đã giảm triệu chứng của bệnh. Báo cáo khoa học năm 2023, chiết xuất ethanol từ vỏ cây quế cho thấy cải thiện tình trạng bệnh gút và viêm.[2]
Kết quả của nghiên cứu cho thấy quế có tác dụng giảm viên ổn định, mặc dù cho tác dụng chậm nhưng bền vững. Cho tác dụng tốt nhất trong trường hợp khớp ít tổn thương.
Pha hỗn hợp uống như sau: 1 thìa cà phê bột quế và 1 thìa mật ong. Uống vào mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp hiệu quả, có khả năng đi lại bình thường sau khoảng 1 tháng sử dụng.
Giảm đau do chứng viêm khớp
Trong quế chứa các thành phần có khả năng chống oxy hóa giúp cơ thể có thể chống lại sự lão hóa của tế bào. Xoa bóp với dầu quế hỗ trợ giảm cơ sau hoạt động thể thao, giảm viêm mạnh, giảm cứng cơ, khớp. Vào buổi sáng uống dung dịch gồm 1/2 thìa cà phê bột quế
Advertisement
Chống lão hóa, thư giãn cơ bắp
Đắp mặt bằng bột quế kháng lại vi khuẩn gây mụn trứng cá, giảm tình trạng mặt bị mẩn đỏ. Dầu quế có khả năng ngăn ngừa mụn lây lan, làm sáng da, loại bỏ các loại mụn nước. Ngoài ra quế còn thúc đẩy tăng sinh collagen cho da.
Pha hỗn hợp đắp mặt gồm 1 thìa bột quế và 3 thìa mật ong. Thoa lên vùng da bị mụn và rửa sạch bằng nước ấm. Tuy nhiên, quế có khả năng làm mòn da nếu sử dụng một cách lạm dụng.
Giảm mụn trứng cá
9 công dụng của bạc hà có thể bạn chưa biết
Tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe
Có nên sử dụng cam thảo hằng ngày không
Lợi ích của tinh dầu sả
Nguồn: VHO radio, BV Nguyễn Tri Phương, Sức khỏe đời sống, WebMD, NCBI
Nguồn tham khảo
Cinamon
Cinnamomum cassia Presl: A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry, Pharmacology and Toxicology
Cinnamomum cassia Presl: A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry, Pharmacology and Toxicology
Cinnamomum cassia Presl: A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry, Pharmacology and Toxicology
Trà Xanh Là Gì?Những Lợi Ích Của Trà Xanh Đối Với Sức Khoẻ
Trà xanh giúp bạn cảm giác thư thái, giảm cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bạn có thể sử dụng trà xanh hàng ngày như một thức uống để cung cấp nước hàng ngày.
Trà xanh tên khoa học: Camellia sinensis (L.) O. Ktze
Trà xanh tên khoa học: Camellia sinensis (L.) O. Ktze, họ Chè (Theacease). Tên khác: Chè xanh
Chi Camellia.L có khoảng 45 loài, thường là các cây bụi hoặc cây gỗ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt ở châu Á.
Cây trà lúc nhỏ ưa bóng mát, sau ưa sáng, thích hợp với đất bazan, đất đỏ, có hàm lượng mùn cao, pH 5,2 -5,6. Biên độ sinh thái rộng, nhiệt độ 5-6 độ C về đông và 34 độ C về mùa hè. Cây trà phát triển mạnh vào mùa xuân – hè. Trà có khả năng tái sinh vô tính cũng như hữu tính mạnh.
Bộ phận dùng: lá hoặc búp chè, dạng tươi hoặc chế biến thành chè xanh, chè đen.
Thành phần hóa học: Polyphenol 22,2 %, Protein 17,2%, Cafein 4,3%, Glucide 0,5%, Đường khử 3,5%, Pectin 6,5%, Tro 5-6%, Chất xơ 2,7%
Tính vị, công năng: Vị đắng, chát, hơi ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, thư thái, ….
Trà xanh được coi là một trong những thức uống lành mạnh. Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể bao gồm:
Chứa các hoạt chất lành mạnhTrà xanh không chỉ là một loại nước giải khát giúp cung cấp nước mà nó còn có nhiều lợi ích cho cơ thể.
Trà xanh rất giàu polyphenol, là hợp chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe: giảm viêm và giúp chống lại bệnh ung thư. Trà xanh có chứa catechin gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Catechin là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và cung cấp các lợi ích khác. Những chất này có thể làm giảm sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ các tế bào và phân tử không bị tổn thương. Các gốc tự do này đóng một vai trò trong quá trình lão hóa và nhiều bệnh khác.
EGCG là một trong những hợp chất mạnh nhất trong trà xanh. Nghiên cứu về tác dụng của EGCG đối với bệnh tim mạch và chuyển hóa đã cho thấy khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh về tim mạch và chuyển hóa, nó được coi là hợp chất chính mang lại các tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ở trà xanh [1].
Cải thiện chức năng bộ nãoTrà xanh không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn có thể giúp tăng cường chức năng não
Trà xanh chứa ít caffeine hơn cà phê nhưng đủ để tạo ra hiệu quả. Nó cũng chứa axit amin L-theanine, có thể hoạt động đồng thời với caffeine để cải thiện chức năng não.
Nghiên cứu về tác động của caffeine đối với tâm trạng, chức năng nhận thức, hiệu suất làm việc của bộ não đã chỉ ra rằng caffeine có thể cải thiện chức năng não, bao gồm cải thiện tâm trạng, giúp tỉnh táo, phản ứng nhanh và trí nhớ tốt hơn [2].
Ngoài ra, trong trà xanh còn chứa axit amin L-theanine, chất này có thể vượt qua hàng rào máu não. L-theanine làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, có tác dụng chống lo âu.
Nghiên cứu về sự kết hợp giữ L-Theanine và Caffeine có ảnh hưởng đến nhận thức của con người cho thấy rằng caffeine và L-theanine có thể có tác dụng đồng thời. Điều này có nghĩa là sự kết hợp của cả hai có thể có tác dụng đặc biệt mạnh mẽ trong việc cải thiện chức năng não [3].
Nhiều người cho biết họ có năng lượng ổn định hơn và làm việc hiệu quả hơn nhiều khi họ uống trà xanh, so với cà phê.
Tăng đốt cháy chất béoTrà xanh có thể tăng cường đốt cháy chất béo và thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất
Theo nghiên cứu, trà xanh có thể tăng cường đốt cháy chất béo và thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất.
Caffeine cũng có thể cải thiện thể chất bằng cách huy động các axit béo từ mô mỡ và làm cho chúng có sẵn để sử dụng làm năng lượng. Một phân tích tổng hợp về ảnh hưởng của việc uống caffeine đối với mức độ gắng sức trong và sau tập thể dục đánh giá riêng biệt đã báo cáo rằng caffeine có thể làm tăng thể chất khoảng 11–12% [6].
Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thưNghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất trong trà xanh có thể làm giảm nguy cơ ung thư, bao gồm các nghiên cứu sau:
– Ung thư vú: một phân tích tổng hợp tiêu thụ trà xanh và nguy cơ hoặc tái phát ung thư vú cho thấy phụ nữ uống nhiều trà xanh có nguy cơ phát triển ung thư vú thấp hơn khoảng 20-30%, một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ [7].
– Ung thư tuyến tiền liệt: Một nghiên cứu về tiêu thụ trà xanh và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới Nhật Bản đã quan sát thấy rằng những người đàn ông uống trà xanh có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối thấp hơn [8].
– Bài viết về tác dụng ngăn ngừa ung thư của việc uống trà xanh đối với dân số Nhật Bản, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống trà xanh ít có nguy cơ mắc một số loại ung thư hơn, nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh điều này [10].
Ung thư là do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào. Đó là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Trà xanh là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Để phát huy được hết tác dụng của trà xanh nên tránh thêm sữa vào trà của bạn. Nó có thể làm giảm tác dụng chống oxy hóa trong một số loại trà.
Giảm hôi miệngCác catechin trong trà xanh cũng có lợi cho sức khỏe răng miệng
Các catechin trong trà xanh cũng có lợi cho sức khỏe răng miệng.
Nghiên cứu về đặc tính chống nhiễm trùng của epigallocatechin-3-gallate (EGCG), một thành phần của trà xanh, các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy catechin có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng [11].
Streptococcus mutans là một loại vi khuẩn phổ biến trong miệng. Nó gây ra sự hình thành mảng bám và là nguyên nhân hàng đầu gây ra sâu răng và sâu răng. Bài viết trà xanh: một lợi ích cho nha chu và sức khỏe nói chung trên trang NCBI chỉ ra rằng catechin trong trà xanh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn này, hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng nha chu. Ngoài ra, trà xanh rất hiệu quả trong việc giảm mùi hôi miệng tạm thời vì các hoạt động khử trùng và khử mùi của nó, các polyphenol trong trà đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi [12].
Có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2Một phân tích tổng hợp về tác dụng của trà xanh đối với việc kiểm soát glucose và độ nhạy insulin: cho thấy trà xanh có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu [13].
Theo báo cáo mối quan hệ giữa trà xanh và tổng lượng caffeine và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở người trưởng thành Nhật Bản cho thấy những người uống nhiều trà xanh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn khoảng 42% [14].
Việc sử dụng trà xanh có thể kiểm soát, làm giảm nhẹ lượng đường trong máu. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Có thể ngăn ngừa bệnh tim mạchTrà xanh có thể làm giảm cholesterol toàn phần và LDL (xấu
Các bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim và đột quỵ, là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.
Theo một bài báo phân tích tổng hợp về trà xanh và trà đen để ngăn ngừa ban đầu bệnh tim mạch cho thấy trà xanh có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ chính gây ra những bệnh này, bao gồm cải thiện mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL (xấu) [16].
Trà xanh cũng làm tăng khả năng chống oxy hóa của máu. Với những tác động có lợi đối với các yếu tố nguy cơ, có thể không ngạc nhiên khi những người uống trà xanh có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn tới 31%.
Giúp giảm cânTrà xanh có thể thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất trong thời gian ngắn, điều đó giúp bạn giảm cân
Trà xanh có thể thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất trong thời gian ngắn, điều đó có ý nghĩa là trà cũng có thể giúp bạn giảm cân.
Một thử nghiệm về hiệu quả của trà xanh trong việc giảm cân ở người Thái béo phì cho thấy rằng trà xanh có thể giúp giảm mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng [17].
giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch [18].
Tăng tuổi thọNhững người sử dụng trà xanh có tuổi thọ cao hơn những người không sử dụng nó
Do một số hợp chất trong trà xanh có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư và bệnh tim, điều đó có ý nghĩa rằng nó có thể giúp bạn sống lâu hơn.
Theo nghiên cứu của Ohsaki: tiêu thụ trà xanh và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, ung thư và tất cả các nguyên nhân ở Nhật Bản, ở 40.530 người Nhật trưởng thành trong vòng 11 năm. Những người uống nhiều trà xanh nhất ít có nguy cơ tử vong hơn trong thời gian nghiên cứu [20]:
– Tử vong do mọi nguyên nhân: thấp hơn 23% ở nữ, 12% ở nam
– Tử vong do bệnh tim: thấp hơn 31% ở phụ nữ, 22% ở nam giới
– Tử vong do đột quỵ: thấp hơn 42% ở phụ nữ, thấp hơn 35% ở nam giới
Nguồn tham khảo
Molecular understanding of Epigallocatechin gallate (EGCG) in cardiovascular and metabolic diseases
The impact of caffeine on mood, cognitive function, performance and hydration: a review of benefits and risks
L-Theanine and Caffeine in Combination Affect Human Cognition as Evidenced by Oscillatory alpha-Band Activity and Attention Task Performance
Efficacy of a green tea extract rich in catechin polyphenols and caffeine in increasing 24-h energy expenditure and fat oxidation in humans
Green tea extract ingestion, fat oxidation, and glucose tolerance in healthy humans
Effects of caffeine ingestion on rating of perceived exertion during and after exercise: a meta-analysis
Green tea consumption and breast cancer risk or recurrence: a meta-analysis
Green Tea Consumption and Prostate Cancer Risk in Japanese Men: A Prospective Study
An inverse association between tea consumption and colorectal cancer risk
Cancer-Preventive Effects of Drinking Green Tea among a Japanese Population
Anti-infective properties of epigallocatechin-3-gallate (EGCG), a component of green tea
Green tea: A boon for periodontal and general health
Effect of green tea on glucose control and insulin sensitivity: a meta-analysis of 17 randomized controlled trials
The relationship between green tea and total caffeine intake and risk for self-reported type 2 diabetes among Japanese adults
Coffee, Decaffeinated Coffee, and Tea Consumption in Relation to Incident Type 2 Diabetes Mellitus
Effectiveness of green tea on weight reduction in obese Thais: A randomized, controlled trial
A Green Tea Extract High in Catechins Reduces Body Fat and Cardiovascular Risks in Humans
Green Tea Improves Metabolic Biomarkers, not Weight or Body Composition: A Pilot Study in Overweight Breast Cancer Survivors
Green tea consumption and mortality due to cardiovascular disease, cancer, and all causes in Japan: the Ohsaki study
Green Tea Consumption and Mortality among Japanese Elderly People: The Prospective Shizuoka Elderly Cohort
Gan Ngỗng Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe?
Có một lý giải đến từ người Ai Cập cổ đại là: Chính từ tập tính sống di cư mà loài ngỗng trời đã có thói quen dự trữ 1 lượng lớn lương thực ở ngay chính trong cổ của mình trong suốt quá trình di cư để đảm bảo sự sống. Cũng chính bởi đặc tính đó ngỗng đã tích được 1 lượng lớn chất béo và chất béo này được chuyển hóa dần xuống gan. Do đó, gan của loài ngỗng này đặc biệt rất to, béo và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người.
Theo nghiên cứu đến từ các nhà dinh dưỡng thì có 3 tác dụng của gan ngỗng chính đối với sức khỏe con người đó là: sáng mắt, bổ máu và có thể giúp chống lại ung thư.
Gan ngỗng có tác dụng gì? Gan ngỗng giúp sáng mắtSo với trứng, sữa và cá thì lượng vitamin A có trong gan ngỗng được đánh giá là cao hơn. Chính vì thế gan ngỗng béo có tác dụng rất tốt đối với các bệnh lý về mắt như khô mắt, mỏi mắt.
Gan ngỗng giúp sáng mắt
Gan ngỗng giúp bổ máuTrong gan ngỗng có chứa rất nhiều các khoáng chất, chất dinh dưỡng, và các loại vitamin thiết yếu trong quá trình tạo máu như sắt, magie, vitamin B15, vitamin D, đồng … nên hiển nhiên gan ngỗng trở thành món ăn rất tốt cho máu.
Gan ngỗng giúp bổ máu
Bên cạnh đó, gan ngỗng béo những chất béo trong gan lại chứa nhiều axit béo không bão hòa nên có thể giúp giảm được tỉ lệ cholesteron xấu trong máu. Nên dù là gan ngỗng béo nhưng chất béo trong gan là vô hại.
Gan ngỗng giúp chống lại ung thưGan ngỗng có tác dụng gì trong chống ung thư? Gan ngỗng giúp chống lại ung thư hiệu quả – đây có lẽ là tác dụng của gan ngỗng khiến bạn bất ngờ. Theo hiệp hội Ung Thư của Mỹ thì đồng có tính chống oxi hóa cao và có thể chống lại bệnh ung thư hiệu quả. Và chất đồng có trong gan ngỗng lại chính là kẻ thù của những tế bào ung thư.
Gan ngỗng giúp chống lại ung thư
Hơn nữa, ngoài giúp sáng mắt, bổ máu, chống lại ung thư thì gan ngỗng béo còn có thêm 1 số tác dụng tuyệt vời khác như giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, chống lão hóa, đẩy lùi bệnh lãng trí. Đối với phụ nữ đang mang thai thì gan ngỗng còn giúp thúc đẩy tâm trạng và năng lượng tích cực
Gan ngỗng có tốt cho sức khỏe không?Ăn gan ngỗng có tốt không? Ăn gan ngỗng rất tốt cho sức khỏe, gan ngỗng giúp sáng mắt, bổ máu và chống lại ung thư nhưng bạn cần thận trọng khi ăn và cần lưu ý những điều sau:
Đối với phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn gan ngỗng quá nhiều điều này sẽ không tốt cho cả mẹ và bé.
Gan ngỗng được phục vụ thường được làm lạnh và hầu như không được nướng chín kỹ. Chính điều này dẫn đến những lo ngại về ngộ độc thực phẩm vì chất béo, chiếm phần lớn gan ngỗng, không có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn như các mô khác. Chính vì thế để đảm bảo an toàn bạn hãy chắc chắn rằng món gan ngỗng của mình được chế biến, và bảo quản đúng cách để đảm bảo được những tác dụng của gan ngỗng tốt nhất.
Tác Dụng Của Rau Cải Ngọt Đối Với Sức Khỏe, Tốt Đến Không Ngờ
Tác dụng của rau cải ngọt đối với sức khỏe
1. Cải thiện tình trạng táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa
2. Giúp xương chắc khỏe
Trong rau cải ngọt có chứa nhiều canxi và vitamin K – đây là hai chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của xương. Vitamin K giúp làm tăng lượng protein cần thiết để giúp xương luôn chắc khỏe, giảm nguy cơ bị loãng xương. Nó còn có tác động tích cực tới sự cân bằng canxi trong cơ thể. Còn canxi, chắc chắn chúng ta đều vai trò của nó đối với xương, nhờ có canxi, hệ xương của chúng ta luôn được chắc khỏe. Nhờ có hai dưỡng chất này, mà rau cải ngọt được ưa chuộng để giúp xương chắc khỏe, đồng thời nó còn là lựa chọn lý tưởng cho những người bị loãng xương.
3. Tăng cường sức đề kháng
Do thuộc vào họ nhà cải nên cải ngọt có chứa tới hơn 10 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, trong đó, hàm lượng canxi, vitamin A và vitamin K rất dồi dào, với một lượng đáng kể vitamin B9 và vitamin E. Chính vì thế, rau cải ngọt còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
4. Ngăn ngừa và điều trị bệnh gout
Bệnh gout ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay và mang đến nhiều bất lợi cho cuộc sống hàng ngày cũng như sức khỏe. Đây là một dạng viêm khớp đặc trưng, thường do cơ thể hấp thụ quá nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt, nội tạng động vật, hải sản khiến cho hàm lượng axit uric trong máu tăng mạnh. Đối với những người bị bệnh gout, bác sĩ luôn khuyến cáo nên ăn theo chế độ giảm thịt và tăng các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh. Trong khi đó, rau cải ngọt lại là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, có chứa vitamin phong phú và dồi dào, nên giúp đào thải axit uric ra bên ngoài, bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Do đó, nó được coi là một lựa chọn tốt cho người bị bệnh gout.
5. Phòng chống ung thư
Khi nhắc đến lợi ích của rau cải ngọt với sức khỏe, chúng ta không thể bỏ qua tác dụng của nó trong việc ngăn ngừa ung thư. Như đề cập ở trên, trong rau cải ngọt có chứa lượng vitamin K dồi dào, nó không chỉ có tác dụng với hệ xương khớp, mà còn giúp cơ thể giảm nguy cơ bị mắc một số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư mũi, ung thư khoang miệng, hay ung thư kết tràng.
6. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Việc sử dụng rau cải ngọt trong bữa ăn hàng ngày còn mang lại lợi ích cho hệ tim mạch của chúng ta. Các vitamin có trong rau cải như vitamin K, vitamin C, vitamin E có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch một cách hiệu quả. Thêm vào đó, beta-carotene trong loại rau này còn giúp làm giảm tỉ lệ tử vong của các trường hợp mắc bệnh về tim.
7. Ngăn ngừa mụn nhọt
Vitamin A có trong rau cải ngọt còn có tác dụng giúp da mặt giảm tiết chất nhờn, trong khi chất nhờn này là nguyên nhân chủ yếu khiến da bị nổi mụn. Nó còn giúp cho các tế bào da khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được các tác nhân gây hại từ bên ngoài cơ thể. Từ đó, da mặt luôn mịn màng, và không bị nổi mụn. Trong số các tác dụng của rau cải ngọt thì đây là một tác dụng mà có khá ít người biết đến.
Với những tác dụng của rau cải ngọt chắc các bạn đã biết rau cải ngọt có tác dụng gì hay ăn cải ngọt có tác dụng gì rồi phải không. Rau cải ngọt tuy là một loại rau thông dụng nhưng cũng rất bổ dưỡng giúp ngăn ngừa mụn nhọt, cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng chống ung thư, hỗ trợ điều trị Gout, tăng sức đề kháng, giúp xương chắc khỏe và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Sữa Ong Chúa Đối Với Sức Khoẻ Mà Bạn Nên Biết
Sữa ong chúa là một chất lỏng hơi sền sệt tương tự như bơ. Đây là sản phẩm được tạo ra từ những con ong thợ đã trên 7 ngày tuổi sản xuất ra. Sau đó, được chứa trong ổ riêng để làm thức ăn cho ong chúa cùng những con ấu trùng non được lựa chọn để phát triển thành ong chúa. Ngoài ra, đây là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Cũng nhờ sử dụng thức ăn này hàng ngày mà những chú ong chúa thường có tuổi thọ gấp 40 lần so với các con ong thợ cùng sống trong bầy. Sữa ong chúa được coi là “thần dược” nuôi dưỡng làn da và bồi bổ sức khỏe. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng sữa ong chúa như 1 thứ dưỡng chất có tác dụng diệu kỳ. Sữa ong chúa dùng để điều trị bệnh, để làm đẹp, trẻ hóa làn da và phóng chống ung thư. Và để hiểu rõ hơn về sữa ong chúa, thì bài viết hôm nay chúng mình xin giới thiệu đến bạn các công dụng tuyệt vời của Sữa ong chúa đối với sức khoẻ mà bạn nên biết.
Làm giảm bớt triệu chứng mãn kinhSữa ong chúa có thể giúp giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Một nghiên cứu năm 2011 đã kết hợp 4 thành phần tự nhiên, bao gồm cả sữa ong chúa để xem xét hiệu quả của chúng đối với các triệu chứng mãn kinh. Các nhà nghiên cứu đã cho 120 phụ nữ uống một viên nang chứa bốn thành phần này hoặc một viên giả dược hai lần một ngày trong 4 tuần.
Những phụ nữ ở cả hai nhóm đều ghi nhận giảm các triệu chứng mãn kinh, nhưng những người dùng viên nang có kết quả tốt hơn so với những người ở nhóm dùng giả dược.
Đặc tính chống oxy hóa có thể hỗ trợ chức năng não khỏe mạnhLàm giảm bớt triệu chứng mãn kinh
Sữa ong chúa có thể tăng cường chức năng não. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng những con chuột được gây stress và sau đó điều trị bằng sữa ong chúa có mức độ hormone căng thẳng thấp hơn và hệ thống thần kinh trung ương mạnh hơn so với nhóm đối chứng.
Hầu hết các nghiên cứu này cho rằng tác dụng bảo vệ não và mô thần kinh là do đặc tính chống oxy hóa của sữa ong chúa. Mặc dù dữ liệu này là đáng khích lệ vẫn cần nhiều nghiên cứu trên con người.
Đặc tính chống oxy hóa có thể hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh
Có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnhĐặc tính chống oxy hóa có thể hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh
Sữa ong chúa có thể tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể giúp chống lại vi khuẩn và virus lạ. MRJPs và axit béo trong sữa ong chúa được biết là có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn, có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Tuy nhiên, hầu hết các thí nghiệm trên đều được thực hiện trên động vật và trong ống nghiệm. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người để xác nhận những tác dụng này.
Kháng viêm, làm vết thương nhanh lànhCó thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Trong thành phần loại thực phẩm này có một số hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Ngoài ra, nó giúp chống lại phản ứng viêm nhiễm trên da, đồng thời kích thích sản xuất collagen và các tế bào da mới. Từ đó, tạo điều kiện để tổn thương trên da nhanh được chữa lành mà không để lại sẹo xấu.
Dịch tiết từ loài ong có khả năng kháng khuẩn và còn hỗ trợ quá trình lành vết thương. Trong những năm gần đây, tỷ lệ suy giảm của loài ong ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ong không chỉ có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn có lợi ích đẩy nhanh quá trình lành vết thương trong điều trị chăm sóc vết thương.
Protein đặc biệt có thể làm giảm huyết ápKháng viêm, làm vết thương nhanh lành
Sữa ong chúa có thể bảo vệ tim và hệ tuần hoàn của bạn bằng cách giảm huyết áp. Một số nghiên cứu ống nghiệm chỉ ra rằng các protein đặc biệt trong sữa ong chúa làm giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch, do đó làm giảm huyết áp.
Một nghiên cứu trên động vật gần đây đã đánh giá thực phẩm chức năng có kết hợp sữa ong chúa với các chất có nguồn gốc từ ong khác và cho thấy có tác dụng giảm huyết áp đáng kể ở nhóm sử dụng sữa ong chúa. Tuy nhiên, vai trò chính xác của sữa ong chúa trong phần bổ sung này là không rõ ràng. Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu mối quan hệ sữa ong chúa với huyết áp.
Protein đặc biệt có thể làm giảm huyết áp
Giúp ngăn ngừa ung thưProtein đặc biệt có thể làm giảm huyết áp
Hoạt chất kháng sinh tự nhiên cùng với chất chống oxy hóa trong sữa ong chúa kết hợp với nhau giúp ngăn ngừa ung thư cực kỳ hữu hiệu. Ngoài ra, các hoạt chất còn giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh; bằng cách ngăn chặn hoạt động của Bisphenol A. Đây là một chất gây ung thư thường được sử dụng sản xuất đồ nhựa.
Lưu ý, đây là thông tin tham khảo; không khẳng định mật ong có khả năng giúp điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư hàng toàn. Mọi người nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra và điều trị nếu có xuất hiện điều gì bất thường.
Cải thiện chức năng sinh lýGiúp ngăn ngừa ung thư
Sữa ong chúa còn trở thành thực phẩm hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới lẫn nữ giới. Royalacin là một loại protein được tìm thấy trong loại thực phẩm này. Hoạt chất này giúp làm tăng khả năng thụ thai ở nữ giới và cải thiện sức khỏe sinh sản cho nam giới, đồng thời tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
Với đối tượng là nam giới, việc sử dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện chất lượng tinh trùng, làm tăng khả năng sống sót và hoạt động của các chú tinh binh khi vào trong môi trường âm đạo.
Cải thiện chức năng sinh lý
Làm đẹp da mặtCải thiện chức năng sinh lý
Hợp chất peptid và chất đạm trong sữa ong chúa có thể phục hồi nhanh chóng tế bào da bị tổn thương, nhờ đó giảm bớt tình trạng thâm nám và giúp làn da tươi sáng, mịn màng hơn.
Giảm nguy cơ bị bệnh tim mạchLàm đẹp da mặt
Ngoài việc làm đẹp và ngăn ngừa lão hóa, sữa ong chúa còn giúp hỗ trợ điều trị tim mạch. Với các thành phần ổn định Cholesterol giúp ngăn ngừa các triệu chứng bệnh tim mạch.
Nhờ một số loại protein, sữa ong chúa có tác dụng trong việc làm giảm nồng độ cholesterol, nhờ đó giảm thiểu tình trạng mắc bệnh tim. Cụ thể, theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy những người dùng khoảng 3gr sữa ong chúa trong suốt 2 tháng vào mỗi ngày đều giảm được cholesterol toàn phần đến 11% và cholesterol LDL xấu khoảng 4%. Hơn nữa, loại sữa này còn có khả năng tăng độ đàn hồi của mạch máu, giúp bảo vệ cơ tim và làm tăng mức độ linh hoạt co bóp của tim cũng như hỗ trợ điều trị chứng xơ cứng động mạch, đau thắt ngực, suy tim và cao huyết.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu dùng khoảng 3g sữa ong chúa đều đặn mỗi ngày, trong vòng 2 tháng, mức Cholesterol toàn cơ thể sẽ giảm 11%. Đây là liều thuốc quý để giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch cho mọi người.
Chứa nhiều loại chất dinh dưỡngGiảm nguy cơ bị bệnh tim mạch
Thành phần chủ yếu của sữa ong chúa bao gồm nước, carbs, protein và chất béo. Tuy nhiên, thành phần hóa học đầy đủ của sữa ong chúa vẫn chưa được biết rõ, nhưng những tác dục có lợi của nó đối với sức khỏe được cho là xuất phát từ các protein và axit béo đặc biệt của sữa ong chúa.
Sữa ong chúa chứa chín glycoprotein đặc biệt được gọi chung là protein sữa ong chúa (MRJP) và hai axit béo, axit trans-10-Hydroxy-2-decenoic và axit 10-Hydroxydecanoic. Ngoài ra, sữa ong chúa cũng chứa một số vitamin B và khoáng chất vi lượng. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng thay đổi đáng kể giữa các nguồn sữa ong chúa. Một số vitamin thường có trong sữa ong chúa bao gồm:
Thiamine (B1)
Riboflavin (B2)
Axit pantothenic (B5)
Pyridoxin (B6)
Niacin (B3)
Axit folic (B9)
Inositol (B8)
Biotin (B7)
Những chất dinh dưỡng này có thể cung cấp một số lợi ích sức khỏe tiềm năng, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn về những hợp chất đặc biệt này.
Đăng bởi: Hoàng Nguyễn
Từ khoá: 10 Công dụng tuyệt vời của Sữa ong chúa đối với sức khoẻ mà bạn nên biết
Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Tác Dụng Của Lá Trà Xanh Với Sức Khỏe Mà Bạn Chưa Biết trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!