Bạn đang xem bài viết Ẩm Thực Chuẩn Vị Nhật Bản được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phổ Đình Biên Hòa – nhà hàng nướng, lẩu mang phong cách ẩm thực Nhật Bản. Thịt bò, heo, gà, hải sản,… những món nướng trên bếp than làm dậy mùi thơm hấp dẫn của những thớ thịt lõi vai mềm ngọt đan xen những đường gân với độ dai vừa đủ, tất cả những điều đó sẽ làm thỏa mãn vị giác của bạn.
Phổ Đình – Uraetei BBQ JapanPhổ Đình nổi tiếng với những món thịt nướng nóng hổi trên bếp than ngay tại bàn. Tại đây, bạn có thể trải nghiệm đa dạng các loại thịt với hương vị đặc trưng từ sườn, sườn bò có xương, không xương, dẻ sườn bò, liên sườn bò đến ba chỉ, và càng thêm đậm đà khi chọn ướp kèm muối hoặc sốt ướp thịt đặc trưng của Phổ Đình.
Không gianKhông gian quán được thiết kế với mong muốn mang đến một bữa ăn ấm cúng và thoải mái nhất trong sự ấm áp, sang trọng đến từng tiểu tiết nhỏ nhất chỉ cũng làm nên nét đặc trưng riêng của Phổ Đình.
Phổ Đình Biên Hòa có gì ?
Thị bò nướngThịt bò là một trong những món nướng chủ đạo của Phổ Đình. Do đó, không ngạc nhiên khi ở đây có rất nhiều hương vị món nướng được chế biến từ thịt bò. Những miếng thịt bò có đường gân xen giữa những thớ thịt mềm tạo độ béo thơm, dai nhẹ. Thịt hảo hạng săn chắc với các cơ, gân giúp phần nước thịt không bị mất đi, giữ lại trọn vị thuần túy nhất.
Tại Phổ Đình Biên Hòa, bạn có thể dễ dàng lựa chọn các loại thịt yêu thích như: bắp bò được cắt vừa đúng độ mỏng để sốt được thấm đậm đà vào thớ thịt, vừa giữ được độ giòn giòn của phần gân nữa. Lõi vai bò có phần thịt khá mềm và ngọt, Thăn ngoại bò có lượng mỡ vừa đủ, xen kẽ đều khắp các sớ thịt, giúp cho phần thịt này không bị quá béo, dễ ngấy và vẫn giữ được độ mềm, thơm ngon sau khi nướng.
Thịt heo nướngThịt heo thấm sốt với lớp mỡ giòn đặc trưng xen lẫn thớ thịt mềm được nướng xèo xèo trên bếp than hồng sẽ khiến bạn cực kỳ thỏa mãn bởi hương vị mềm mại, có chút giòn tan, béo nhẹ nhưng không ngấy. Heo Tứ Quý cũng là một trong những hương vị đặc trưng của Phổ Đình với 4 hương vị trong một món ăn:
Sốt muối tỏi: hồi tưởng về những ngày đầu xuân với hương vị của tự nhiên
Sốt mật ong: đón chào ngày hè ngọt ngào của thanh xuân cùng những cơn mưa rào
Sốt đậu tương: đắm mình vào một chiều thu se lạnh, nếm trọn hương vị đậu tương truyền thống được ủ lâu năm.
Sốt cay: hương vị dành để sưởi ấm bạn ngày trời lạnh.
Những món khácBên cạnh các món nướng chủ đạo, Phổ Đình còn có menu thực đơn cũng khá đa dạng như: lẩu bò, hải sản nướng (tôm, mực,..), cơm, salad, gỏi, bánh xèo, mì Ramen, mì Udon,… và các loại đồ uống.
Đến với bếp nhà Phổ Đình Biên Hòa, bạn có thể cảm nhận được hương thơm quyến rũ lan tỏa trong không gian cùng tiếng xèo xèo giòn giã của thớ thịt vừa đặt lên vỉ, miếng bò Wagyu được nướng hoàn hảo và tan ngay trong miệng sẽ mang bạn tới buổi hòa nhạc ẩm thực với những bản nhạc ngọt ngào, lãng mạn nhất thế gian.
Địa chỉ quán nướng Phổ Đình Biên Hòa
Địa chỉ: 171 Phan Trung, Tân Mai, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 1900.633.302
5
/
5
(
1
bình chọn
)
9 Điều Đặc Biệt Về Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản Bạn Nên Biết
1. Quy tắc “tam ngũ” – Văn hóa nổi bật ẩm thực Nhật Bản
Các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc “tam ngũ”: ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp. So với những nước khác, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết của các thành phần món ăn: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành.
Ngoài ra, người Nhật còn có quy tắc go kan (5 giác quan) và go kan mon (luật 5 quy tắc khi thưởng thức món ăn). Go kan nghĩa là món ăn cần kích thích không chỉ ở vị giác, mà còn cả ở khứu giác, thị giác, thính giác và xúc giác, vì vậy việc trình bày món ăn trên đĩa hài hòa là cực kì quan trọng.
Còn quy tắc Go kan mon bắt nguồn từ đạo Phật của Nhật: Một, cần kính trọng và biết ơn người đã nuôi trồng thực phẩm và chuẩn bị món ăn đó. Hai, cần làm những việc tốt để xứng đáng được hưởng món ăn đó. Ba, ngồi vào bàn ăn với một tâm thái bình an. Bốn, thưởng thức món ăn để nuôi dưỡng tinh thần bên cạnh việc nuôi dưỡng cơ thể. Năm, cần nỗ lực để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ.
2. Unesco công nhận về ý nghĩa văn hóa ẩm thựcTháng 12/2013, Tổ chức văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã thêm ẩm thực Nhật Bản vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể. Đây là ẩm thực của quốc gia thứ 2 vinh dự được lọt vào danh sách này, sau ẩm thực Pháp.
3. Nguyên liệu mùa nào thức ấyTrong khi chúng ta chỉ nghĩ có 4 mùa trong năm, nhưng các đầu bếp Nhật cân nhắc đến hàng chục mùa và kỹ lưỡng chọn các nguyên liệu tốt nhất có hương vị đại diện cho khoảng thời gian cụ thể đó. Khi hoàn tất, thức ăn được cẩn thận đặt vào bát, đĩa. Các món ăn khi hoàn tất thường trông giống như một tác phẩm nghệ thuật.
4. Đơn giản nhưng tinh tế – Văn hóa đặc trưng trong ẩm thực Nhật BảnCác món ăn bao gồm những phần nhỏ, hương vị thường tươi và đơn giản. Các đầu bếp Nhật lựa chọn các nguyên liệu chất lượng tốt nhất và chia nhỏ thức ăn đến mức có thể để làm nổi bật hương vị và màu sắc.
5. Những nguyên tắc và nghi thứcCó nhiều phép tắc được áp dụng trong mọi khía cạnh của đời sống tại Nhật Bản, trong đó có ẩm thực. Bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên khi thấy người Nhật cho là lịch sự khi “phát ra âm thanh xì xụp” khi ăn súp mì, tuy nhiên khi ăn súp gạo thì bạn không nên làm vậy.
Theo người Nhật, việc cắm đôi đũa thẳng đứng trong bát cơm hay đặt đôi đũa lên bát bạn đang ăn là hành động thô lỗ. Vì vậy, hãy giữ đũa đứng, hoặc nếu không dùng nữa thì bạn gấp tờ giấy bọc ngoài đôi đũa thành hình cái lều và đặt đầu của đôi đũa lên đó…
6. Chọn bát đĩa ăn uống – Văn hóa ẩm thực Nhật BảnCác đầu bếp Nhật có xu hướng sử dụng bát đĩa với nhiều màu sắc, hình dạng và hoa văn. Theo họ, việc chọn bát đĩa là rất quan trọng và theo mùa trong năm. Các nhà hàng Nhật thường sử dụng đồ gốm cổ và sơn mài. Khi phục vục mang món ăn đến cho bạn, sau câu hỏi về món ăn, họ sẽ sẵn lòng khi bạn hỏi về chiếc bát đựng thức ăn đó.
7. Đa dạng món ănBản đồ ẩm thực đa dạng của đất nước mặt trời mọc còn nhiều món thú vị như món chay truyền thống Oyakodon, bánh xèo Okonomiyaki, bánh Kabocha chiffon, món ăn đường phố Takoyaki, bánh Wagashi, cơm nắm Onigiri…. Hãy nhớ dùng súp miso vào đầu bữa ăn, không phải cuối, vì nó giúp tiêu hóa tốt.
8. Thứ tự một bữa ăn Nhật BảnThứ tự một bữa ăn Nhật Bản thường được sắp xếp theo: Món khai vị với sashimi gồm mực, tôm, sò, cá hồi, cá ngừ sống thái lát, được xếp trên khay gỗ thật đẹp mắt và nhiều màu sắc với củ cải trắng và lá tía tô; Tiếp đó là các món chiên hoặc nướng; Kế đến là sushi, món ăn trứ danh của Nhật Bản.
9. Trà là nghệ thuậtPha trà tuyền thống (chado) được xem là một trong các hình thức nghệ thuật cao nhất của Nhật Bản, bên cạnh thư pháp, âm nhạc và sân khấu thì trà xanh là phổ biến nhất trong các loại trà, và khi người Nhật chỉ nói chung chung về trà, điều đó có nghĩa là trà xanh.
Cuối cùng, bạn hãy nhớ nói “Itadakimasu” để bắt đầu một bữa ăn Nhật Bản và kết thúc bằng câu “gochiso sama deshita” cảm ơn vì bữa ăn ngon.
Đăng bởi: Ánh Ngọc
Từ khoá: 9 điều đặc biệt về văn hóa ẩm thực Nhật Bản bạn nên biết
Bản Sắc Văn Hóa Qua Ẩm Thực Lào Cai
Lào Cai còn được biết đến là “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Nơi đây không chỉ sở hữu phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn nổi tiếng với nền ẩm thực tây bắc rất cuốn hút. Đây cũng là dấu ấn đặc sắc giúp thu hút du khách tới tham quan và du dịch.
Mùa này, tiết trời Lào Cai bắt đầu se lạnh, thành phố biên cương xuất hiện những màn sương lãng đãng, đẹp một cách huyền ảo. Lên đây vào dịp chợ phiên Bắc Hà, Sapa, Mường Khương, Bát Xát,… du khách sẽ có dịp thưởng thức nhiều món ăn toát lên được những nét tinh tế trong nghệ thuật nấu nướng, chế biến ẩm thực đầy khéo léo cùng với hương vị núi rừng tây bắc,khiến ai biết tới cũng trót yêu thương và nhớ tới.
Thắng cố – Ẩm thực Lào Cai mà ai cũng biếtMón ăn hấp dẫn, thu hút đông đảo thực khách nhất phải kể đến thắng cố. Món ăn này thì vùng núi phía Bắc nào cũng có, nhưng ở Lào Cai lại mang một hương vị đặc sắc riêng mà không thể lẫn vào đâu được vì được chế biến từ “lục phủ ngũ tạng” của con ngựa. Gia vị kèm theo không thể thiếu gồm địa liền, thảo quả cùng với hạt dổi, củ sả, quế chi… được tẩm ướp với thịt rồi lúc xào rồi chế nước hầm nhừ trong chảo lớn.
Thắng cố là một món ăn đặc sản đặc trưng của ẩm thực Lào Cai
Có hương vị đặc trưng quyến rũ, chảo thắng cố sôi lục bục trên bếp lửa hồng nhìn khá bắt mắt bởi những miếng thịt, đoạn lòng trăng trắng, miếng mỡ vàng nhạt, điểm xuyết những lá hành xanh ngắt dậy hương thơm của thịt, của gia vị làm ấm thêm không gian giữa tiết trời se lạnh. Bát thắng cố trở nên lôi cuốn hơn khi được dùng thêm với thứ rượu thóc San Lùng (Bát Xát), rượu ngô Bản Phố (Bắc Hà) được chưng cất đặc biệt bởi thứ men làm từ cây hồng mi. Sau khi sử dụng thực khách sẽ đắm chìm trong tinh hoa của đất trời ban tặng.
Xôi ngũ sắcMón xôi ngũ sắc chỉ xuất hiện trong các dịp lễ hội, hoặc tết đến xuân về. Theo quan niệm của những người bản địa, ai được ăn sẽ gặp nhiều điều may mắn tốt lành. Với 5 màu chủ đạo gồm đỏ, vàng, trắng, xanh, đen (tím), tượng trưng cho ngũ hành tương ứng với kim – mộc – thủy – hỏa – thổ thể hiện sự tồn tại vĩnh hằng, làm nên sự tốt tươi của thiên – địa – nhân.
Một mâm xôi ngũ sắc với ý nghĩa ăn vào sẽ khỏe mạnh, không bệnh tật chỉ xuất hiện vào dịp lễ ,tết
Hạt xôi thơm dẻo, căng mọng được chọn lựa từ nhiều loại gạo nếp Mường Vi (Bát Xát) Thẳm Dương (Văn Bàn),… với sắc màu tự nhiên được tạo bằng từ những nước của loại lá, cây rừng, củ cách và ngâm gạo. Mâm xôi đơm đầy và được nẹp khuôn như bông hoa năm cánh khoe sắc cùng mùi thơm đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Bất cứ loại xôi nào khiến thực khách khó quên.
Nông sản nướng ven đườngĐến với Lào Cai, du khách còn được thưởng thức thoải mái các món nông sản nướng thơm nức mũi từ ngô, khoai, hạt dẻ đến cá suối, lại cả trứng gà. Khi màn đêm buông xuống trong cái lạnh len lỏi qua khắp khu phố núi. Bấy giờ, còn gì thi vị hơn lúc được ngồi bên bếp lửa rực hồng ở một quán cóc ven đường nào đó, một chiếc bàn con, dăm ba chiếc ghế nhựa để nhâm nhi vài ly rượu Thanh Kim thấy lòng ấm lại trong cái lạnh tê tái để đắm chìm trong không gian tĩnh lặng.
Trời se se lạnh được cầm bắp ngô nướng sẽ cảm thấy ấm cúng phần nào
Lợn cắp NáchLợn cắp nắp, tên gọi chung của giống lợn được người đồng bào dân tộc vùng cao trên Lào Cai được nuôi bằng hình thức thả rông. Mỗi khi đi chợ phiên, người bán có thể mang con lợn bằng cách cắp vào nách mang đi nên có tên là lợn cắp nách. Khác với thịt lợn nuôi bằng cám ở dưới đồng bằng, thịt lợn cắp nách Lào Cai có độ ngọt, thơm, thịt chắc mà không có nhiều mỡ và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Hình ảnh người dân địa phương mang bán những chú lợn với hình ảnh lạ lẫm
Một điều thú vị khác của ẩm thực Lào Cai là các món ăn chế biến từ thịt lợn cắp nách thơm ngon, giàu dinh dưỡng, đủ các món nướng, dồi, giả cầy, luộc, sườn nấu canh, các món có thể để lâu lạp xường, thịt hun khói. Rồi lợn sữa quay, vịt quay, thơm ngon. Trong thời gian chờ lợn chín, mọi người quây quần, tạo nên không khí nhộn nhịp, sôi động.
Lợn cắp nách được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng
Nem măng đắng – món ăn độc đáo của người tàyNgười dân tộc Lào Cai đã khéo léo kết hợp trong các món ăn với những nguồn gia vị thực phẩm phong phú sẵn có của núi rừng, tạo ra nhiều món khoái khẩu. Nem măng đắng của người Tày (Bảo Yên) là một trong số đó. Kỳ công và độc đáo là hai tính từ miêu tả món ăn độc đáo này, không dùng bánh đa nem thông thường cuốn mà dùng lá măng được luộc chín bóc từng lớp để cuộn với thịt gà tơ băm nhỏ trộn lá hẹ, củ kiệu, gia vị, ăn tới đâu biết tới đó.
Măng đắng là một món ăn đặc sản của người Tày
Nem măng đắng chỉ phát huy hết hương vị thơm ngon khi kết hợp với hai thứ nước chấm. Một là nước chấm gia chuyển của người Thái, hai là tương ớt Mường Khương. Nước chấm được pha kỳ công kết hợp với ớt tươi giã nhuyễn, thêm một chút mắm, chanh rừng và gia vị bí truyền của dân tộc Thái đã tạo ra nên một món nước chấm cực kỳ khoái khẩu. Sự kết hợp giữa vị chua của chanh rừng, vị đắng nhẹ của măng cùng, vị cay của ớt với vị ngọt từ thịt gà tơ tạo nên một món ăn vô cùng đặc biệt, khiến người thưởng thức chỉ ước rằng mình được định cư ở đây để được cảm nhận mãi cái dư vị của vùng quê này.
Cá suốiCá suối với kích cỡ 2-3 ngón tay. Cá có màu xanh để dễ ngụy trang khi lẫn vào những kẽ đá rong rêu ở những con suối. Cá suối khá nhiều xương nên người vùng cao chỉ chiên giòn để ăn cả xương lẫn thịt chứ không kho hấp hay nấu riêu… Những con cá rán trong chảo mỡ, ngả sắc vàng ươm, tỏa hương thơm ngây ngất. Đầu cá bùi béo, giòn tan, lớp vảy mỏng sởn lên vì mỡ nóng, bên trong là lớp thịt thơm ngon vàng giòn, có thể nhai luôn cả phần xương cá giòn tan. Chấm cá trong nước mắm nguyên chất pha chanh ớt, ăn với cơm nóng và ngọn cải ngồng luộc chín tới trong buổi tối Mường Hum lành lạnh, cảm giác không còn gì bằng.
Cá được rán giòn để ăn cả xương
Ngoài món cá chiên giòn, người dân địa phương còn mê món ruột cá (lòng cá) suối chưng. Họ xem đó là món ngon đặc sản cũng như là vị thuốc dân gian giúp phụ nữ trẻ trung, đàn ông khỏe mạnh. Người miền xuôi lên đây không nhiều người đủ can đảm dám ăn ruột cá vì sợ “chột bụng”. Có lẽ vì vậy mà người bản địa, nhất là đàn ông có thiện cảm với du khách bởi vì họ nói rằng: “Dân bản địa có khi đánh nhau chỉ vì ruột cá. Người miền xuôi không ăn món này thì thích quá!”.
Lòng cá được chưng lên ăn khá ngon miệng nhưng không phải ai cũng ăn được
Đăng bởi: Trần Lệ
Từ khoá: Bản sắc văn hóa qua ẩm thực Lào Cai
Cơm Trái Dừa Ẩm Thực Cung Đình Huế – Cách Chế Biến Món Cơm Trái Dừa Chuẩn Vị Cung Đình Huế
Là một trong những thành phố cổ kính, rêu phong, vẫn còn chất chứa cái hồn của triều đại Phong kiến Việt Nam xưa, Cố đô Huế ngày nay đã trở thành một trong những điểm du lịch có sức hấp dẫn rất riêng đến du khách bốn phương. Không chỉ nổi tiếng với những điểm tham quan đậm chất lịch sử, văn hoá như các khu lăng tẩm, chùa chiềng, cung đình Huế xưa, nơi này còn khiến du khách bất ngờ với những món ăn tuy lạ mà rất ngon miệng. Trong số đó phải kể đến món cơm trái dừa
Trong ẩm thực Huế, cơm trái dừa là một biến tấu tinh tế của người dân cố đô. Cơm được chọn từ loại gạo ngon nấu với nước cốt dừa,để cơm có đươc hương vị bùi bùi, béo ngậy rất hấp dẫn. Sau khi cơm chín sẽ được xới cho tơi lên và trộn đều với lạp xưởng, tôm khô, đậu hà lan, chả Huế, thịt heo…, tất cả các nguyên liệu thêm vào đều được cắt thành hạt lựu vừa ăn.
Cơm thường được phục vụ trong một nửa trái dừa xiêm. Múc một phần cơm vừa đủ cho vào nửa trái dừa đã được nạo hết phần nạc dừa, nếm nếm cho vừa ăn sau đó đem hấp cách thuỷ.
Cơm trái dừa khi được dọn ra luôn nghi ngút khói, nóng hổi và có mùi thơm vô cùng quyến rũ, phần cơm với nhiều màu sắc phong phú từ các nguyên liệu được trộn lẫn mang lại vẻ hấp dẫn khó cưỡng, khiến thực khách luôn háo hức muốn thưởng thức ngay.
Khi ăn món cơm này người ăn phải dùng nĩa và xúc trực tiếp cơm từ trái dừa thay vì múc ra chén. Trái dừa xiêm tròn nhỏ xinh xắn, trắng ngà, mùi thơm của dừa hoà quyện cùng làn khói bốc lên, hạt cơm bóng mượt và béo ngậy, thoảng chút vị ngọt thanh tất cả làm cho các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.
Thành phố Huế ngoài các món ăn dân dã như cơm hến, bánh canh cá, bánh khoái…thì món cơm trái dừa lại có phần công phu, tinh tế vào “sang trọng” hơn. Thưởng thức cơm trái dừa để cảm nhận một phần bản sắc văn hoá và chút màu sắc của cung đình xưa. Món ăn này sẽ góp phần mang lại một trải nghiệm mới dành cho bạn khi có dịp tham quan Huế.
Cách chế biến món cơm trái dừa Xứ Huế: 1.Nguyên liệu làm Cơm trái dừa:– 100g gạo
– 1 trái dừa,
– Lạp xưởng : 1 cây
– Tôm khô hoặc tươi : 100 gr
-Hạt sen huế tươi : 100 gr
– Chả quế Huế : 100 gr
-Thịt heo ba chỉ : 100 gr
-Đậu Hà lan : 50 gr
– Gia vị: muối , hạt nêm , tiêu , dầu ăn.
2.Các bước thực hiện: Bước 1: Sơ chế trái dừa, nấu cơmDừa vạt đầu, lấy nước,Gạo vo sạch, cho nước dừa vào nấu chín.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệuThịt heo luộc chín thái hạt lựu, Tôm hấp chín lột vỏ cắt hạt lựu, Lạp xưởng chiên qua với dầu ăn cho thơm cắt hạt lựu, Chả quế cắt hạt lựu, đậu Hà lan và hạt Sen hấp chín.
Bước 3:Hấp cách thủy trái dừaCho cơm và các nguyên liệu trộn đều với nhau thêm mọt ít gia vị rồi cho vào trái dừa. Sau đó cho vào nồi hấp thêm khoảng 7-10 phút nữa cho ngấm, tắt bếp
Đăng bởi: Hải Hồ
Từ khoá: Cơm trái dừa ẩm thực Cung Đình Huế – Cách chế biến món Cơm trái Dừa chuẩn vị Cung Đình Huế
5 Hương Vị Đặc Trưng Vùng Miền Trong Ẩm Thực Trung Quốc
1. Vị Cay – Trung tâm Trung Quốc, đặc biệt là Tứ Xuyên và Hồ Nam 2. Vị mặn – Khu vực ven biển và miền Bắc Trung Quốc
Ẩm thực cay điểm nổi bật ở vùng Tứ Xuyên và Hồ Nam.Địa chỉ: Vị cay phổ biến ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc bao gồm Tứ Xuyên, Hồ Nam, Vân Nam và tỉnh Quảng Tây. Điều này được cho là do khí hậu ở những khu vực này có độ ẩm cao, khó làm khô mồ hôi toát ra. Vì vậy, ớt cay thường có mặt trong các món ăn ở đây được cho là để làm khô và nóng cơ thể, tăng sức khoẻ và sự thoải mái. Hai nơi có ẩm thực cay nổi tiếng là ẩm thực Tứ Xuyên và các món ăn Hồ Nam. Món ăn Tứ Xuyên có vị cay tê do sử dụng hạt tiêu trong khi các món Hồ Nam gồm nhiều gia vị cay, thậm chí còn cay hơn vùng Tứ Xuyên.
Vị mặn có vai trò quan trọng trong ẩm thực, có tác dụng phòng ngừa bệnh, có lợi cho sức khoẻ. Vị mặn giúp giải toả trì trệ của cơ thể. Tuy nhiên, món ăn không nên mặn quá bởi ăn quá nhiều muối có hại cho sức khoẻ.
Địa chỉ: Hầu hết muối sử dụng cho món ăn ở Trung Quốc là muối biển ở các khu vực ven biển vì vậy người dân ở các khu vực này có xu hướng cho nhiều muối hơn mỗi khi nấu ăn vì nó có giá rẻ hơn. Người dân ở miền Bắc Trung Quốc thưởng thích món ăn mặn, đặc biệt là rau muối. Do miền Bắc có khí hậu khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh, không có rau tươi sẵn vào mùa đông. Vì vậy, ở miền Bắc cách để bảo quản rau lâu nhất là món rau muối để có rau ăn trong mùa đông. Ngày nay, mặc dù vào mùa đông vẫn có nhiều loại rau tươi vận chuyển đến bán ở miền Bắc nhưng rau muối vẫn được người dân ở đây ưa chuộng, ăn vào bữa sáng với cháo.
3. Vị ngọt – miền Đông Trung Quốc 4. Vị chua – khu vực miền Nam Trung QuốcVị chua, hương vị đặc trưng của ẩm thực khu vực miền Nam Trung Quốc.Địa chỉ: Vị chua là hương vị phổ biến trong ẩm thực miền Nam Trung Quốc, đặc biệt ở các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam. Vùng dân tộc ít người ở đây nghèo nàn, vì vậy họ muốn giữ thức ăn lâu hơn bằng cách cho nhiều vị chua. Món ăn nổi bật là canh cá chua ở Quý Châu. Những người ở tỉnh Sơn Tây rất ưa chuộng giấm trong mỗi bữa ăn. Hầu như ăn món gì họ cũng cho thêm giấm vì vậy mà thiếu giấm đối với họ là bữa ăn chưa trọn vẹn, chưa đủ độ ngon hấp dẫn. Vùng Sơn Tây là địa phương có truyền thống làm giấm nổi tiếng ở Trung Quốc.
Các món ăn chữa bệnh được cho là giúp củng cố dạ dày, thúc đẩy sự tiết nước bọt. Vị Đắng sử dụng trong ẩm thực Trung Quốc, nhưng được dùng hoà trộn với các hương vị khác. Vị Đắng nhẹ làm cho món ăn tươi ngon hơn. Nói chung, món ăn có vị đắng thường dùng để chữa bệnh.
Cũng giống như các quốc gia khác, ẩm thực ở Trung Quốc cũng có cách nấu, hương vị khác nhau giữa các vùng. Thông thường, mỗi vùng có 1 hoặc hai trong số 5 hương vị nổi trội hơn. Sở thích hương vị của người dân mỗi vùng miền quyết định do vị trí địa lý, khí hậu, nghề nghiệp, văn hoá và lịch sử. Tìm hiểu thêm những món ăn ngon tại mục Tổng quan du lịch Trung Quốc để biết nhiều món ăn hơn khi có dịp du lịch nước này. nguồn: chinahighlights Du lịch Việt Nam
Vị đắng có trong các món ăn chữa bệnh của Trung Quốc.Cũng giống như các quốc gia khác, ẩm thực ở Trung Quốc cũng có cách nấu, hương vị khác nhau giữa các vùng. Thông thường, mỗi vùng có 1 hoặc hai trong số 5 hương vị nổi trội hơn. Sở thích hương vị của người dân mỗi vùng miền quyết định do vị trí địa lý, khí hậu, nghề nghiệp, văn hoá và lịch sử. Tìm hiểu thêm những món ăn ngon tại mục Tổng quan du lịch Trung Quốc để biết nhiều món ăn hơn khi có dịp du lịch nước này. nguồn: chinahighlights Du lịch Việt Nam
Đăng bởi: Nguyễn Thị Thanh Dịu
Từ khoá: 5 hương vị đặc trưng vùng miền trong ẩm thực Trung Quốc
Làng Cổ Oshino Hakkai Nhật Bản Có Gì Thú Vị!
Cách thủ đô Tokyo khoảng 100km, Oshino Hakkai nằm ở khoảng giữa hồ Kawaguchiko và Yamanakako, nơi đây được hình thành trên khu vực hồ thứ 6 trong hệ thống những hồ nước quanh núi Phú Sĩ đã bị khô hạn hàng trăm năm trước.
Ngày nay, Oshino Hakkai đã trở thành một điểm tham quan không thể bỏ qua khi đi tour du lịch Nhật Bản . Khung cảnh ở đây đẹp như tranh vẽ, hồ nước trong xanh màu ngọc bích , phía xa xa những bóng cây xòe rộng tán soi mình dưới hồ nước trong xanh tĩnh lặng, một vẻ đẹp khiến du khách ngơ ngẩn khi tới tham quan nơi đây.
Du khách đi tour Nhật Bản 5 ngày 4 đêm hay 6 ngày thường hay tới thăm quan ngôi làng cổ Oshino, cũng như bao khu làng khác ở Nhật Bản, khi bạn tới đây thăm quan đều có những thủ tục riêng biệt. Ngay tại lối vào bạn sẽ nhìn thấy bể nước nhỏ, trước khi bắt đầu thăm quan ngôi làng bạn phải dùng gáo hứng dòng nước mát lạnh từ trong ống tre chảy ra để rửa tay sạch sẽ, đây được coi là thủ tục trước khi bạn vào thăm ngôi làng này. Đây cũng là thủ tục mà người Nhật thường làm khi đi vào viếng chùa, đền.
Nguồn nước này được chảy từ trên sườn núi Phú Sĩ, qua nhiều lớp dung nham và tuôn ra dòng nước tinh khiết, mát lạnh, người dân nơi đây rất hào hứng được uống dòng nước được coi như là linh khí bắt nguồn từ núi Phú Sĩ.
Ngôi làng cổ Oshino Hakkai được bao quanh bởi những ao hồ màu xanh ngọc bích đầy rêu phong, phía trên là những hàng cây đang soi bóng xuống mặt hồ trong xanh, con đường nhỏ với những hàng thông xanh 2 bên đường, những cây hoa trồng ven đường tạo lên phong cảnh tuyệt đẹp như tranh vẽ. Những ngôi nhà ở đây được người dân lợp bằng những loại cỏ cây đặc biệt, khi tới đây khách đi tour du lịch Nhât Bản sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình, mát mẻ, không khí trong lành.
Đến Oshino Hakkai du khách không chỉ ngắm cảnh đẹp, không khí mát mẻ trong lành mà còn được thưởng thức các món ăn mang phong cách đặc trưng của vùng miền, các loại đậu xanh, đỏ vàng, các loại nấm từ tươi tới khô… Bước vào làng, mỗi người đều được mời nếm thử chén nước nấm hương nóng hổi rất tốt cho sức khỏe. Món đậu hũ mát lạnh do được ngâm trong bể chứa nước chảy từ núi Phú Sĩ được rất nhiều du khách ưa thích.
Oshino Hakkai là điểm đến thú vị đối với những ai thích khám phá cuộc sống làng quê của người Nhật. Không chỉ có khách du lịch nước ngoài đi tour Nhật Bản thích thú với cảnh quan bình dị của ngôi làng này mà ngay cả những người cao tuổi ở Nhật Bản cũng thường hay lui tới đây. Tới đây, họ như được trở về cuộc sống xưa cũ của những năm tháng quá khứ một lần nữa.
Đăng bởi: Đoàn Ngọc Toàn
Từ khoá: Làng cổ Oshino Hakkai Nhật Bản có gì thú vị!
Cập nhật thông tin chi tiết về Ẩm Thực Chuẩn Vị Nhật Bản trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!