Xu Hướng 10/2023 # Bà Bầu Ăn Nho: Tốt Cho Mẹ Lẫn Con # Top 12 Xem Nhiều | Ltzm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bà Bầu Ăn Nho: Tốt Cho Mẹ Lẫn Con # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Ăn Nho: Tốt Cho Mẹ Lẫn Con được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mẹ có biết ăn nho mỗi ngày không chỉ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi cả về thị lực lẫn não bộ.

Giúp con thông minh nhờ những thực phẩm chứa DHA

DHA là acid béo giúp nuôi dưỡng não và chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển trí tuệ. Ngoài ra, chất DHA cũng có thể giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em. DHA giúp phát triển…

Bà bầu ăn nho rất tốt cho thai nhi

Quả nho: Chứa từ 10 – 33% đường (fructose & glucose); 65 – 85% là nước. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều thành phần khác như: Vitamin B1, B2, B6, B12, acid folic, magie, canxi, acid galic, sắt…

Hạt nho: Chứa dầu béo, vani, hợp chất tanin, lecithin…

Vỏ nho: Chứa hợp chất tanin và dầu cần thiết.

1. Công dụng tuyệt vời của quả nho tươi

– Đối với mẹ:

+ Giúp cơ thể giải độc: Quả nho có chứa nhiều nước và kali giúp lợi tiểu thúc đẩy nhanh quá trình giải độc cho cơ thể, ngăn ngừa sỏi thận…

+ Hạn chế táo bón: Ăn nho thường xuyên mẹ sẽ hạn chế gặp căn bệnh “khó nói” mà bất cứ mẹ bầu nào cũng gặp phải, do nho chứa khá nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

+ Giảm chuột rút: Mẹ bầu sẽ tránh được những khó chịu do bị chuột rút gây ra bởi lượng magiê khá giàu trong quả nho tươi.

+ Tăng khả năng miễn dịch: Quả nho chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, điển hình là vitamin C (100gram nho có chứa 11mg vitamin C) giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, trong nho còn chứa các chất chống oxy hóa như geraniol, nerol, flavon… có tác dụng chống nhiễm trùng.

+ Kiểm soát quá trình trao đổi chất giúp con hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn: Điều này do các vitamin B có rất nhiều trong nho “đảm nhiệm”.

+ Giúp cơ thể kiểm soát tốt lượng cholesterol trong quá trình mang thai do quả nho có chưa hợp chất resveratrol (một thành phần rất quan trọng có trong quả nho).

+ Tốt cho quá trình chuyển dạ: Vitamin E và K có trong quả nho có tác dụng giúp đông máu, rất có lợi cho quá trình chuyển dạ của mẹ bầu. Chưa kể, dùng nước ép nho trước khi chuyển dạ còn giúp mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi, căng thẳng hiệu quả.

Lá nho có thể điều trị chảy máu tử cung

+ Ngoài ra, lá nho còn được dùng để điều trị chảy máu tử cung.

– Đối với thai nhi:

+ Ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh: Trong quả nho có chứa rất nhiều acid folic giúp thai nhi hạn chế nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, giảm nguy cơ mắc các dị tật như hở hàm ếch, sứt môi.. Bên cạnh đó, hàm lượng natri và kali có trong nước nho còn giú cho hệ thần kinh của thai nhi phát triển toàn diện.

+ Tốt cho thị lực: Trong quá trình mang thai nếu mẹ tích cực ăn nho sẽ giúp con sinh ra có đôi mắt sáng vì trong nho có chứa hợp chất flavonol và nhiều vitamin A.

– Tương tự, với những mẹ bị sâu răng nên hạn chế ăn nho, hoặc sau khi ăn nên xúc miệng thật kỹ để ngừa sâu răng vì lượng đường trong nho khá cao, từ 10 – 33% đường (fructose & glucose).

2. Công dụng tuyệt vời của nho khô

Ngoài các công dụng như nho tươi kể trên, nho khô cũng đặc biệt được khuyên dùng cho mẹ bầu bởi những tác động tốt, có lợi cho sức khỏe của mẹ và thai nhi sau:

– Đối với mẹ:

+ Tốt cho răng miệng: Khi mẹ bầu bị chảy máu chân răng hay gặp các vấn đề về răng miệng hãy nghĩ ngay đến nho khô bởi nó có chứa axit oleanolic có tác dụng bảo vệ, ngừa sâu răng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp ngăn ngừa mùi hôi do các bệnh răng miệng hay do vi khuẩn gây ra ở mẹ bầu.

+ Cung cấp máu cho cơ thể: Nho khô có chứa nhiều vitamin B, sắt và một số khoáng chất giúp tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể. Những mẹ bầu ăn nho khô thường xuyên sẽ tránh được các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt và đặc biệt hạn chế tình trạng thiếu máu thường gặp ở mẹ bầu.

+ Giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng: Thức ăn khi đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ được tiêu hóa tốt và dễ dàng hơn nhờ các chất xơ, kali và magiê có trong nho khô.

+ Tăng cường sức khỏe: Loại trái cây khô có chứa nhiều đường glucose, fructose này không chỉ giúp mẹ bầu hấp thu tốt hơn các vitamin cần thiết từ thực phẩm mà nó còn tăng cường hệ thống miễn dịch vốn rất yếu ở mẹ bầu.

– Đối với thai nhi

Bà bầu ăn gì để con thông minh và phát triển trí não?

Dẫu biết rằng con có thông minh hay không một phần là do gen di truyền nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng còn có rất nhiều yếu tố khác giúp trẻ tăng chỉ số IQ. Một trong những yếu tố quan trọng đó là nguồn thực…

Bà Bầu Ăn Mận Bắc, Mận Nam Có Tốt Không?

Mận hậu hay còn gọi là mận Bắc, mận Hà Nội chín rộ vào tháng 5 – tháng 7 hàng năm.

Cải thiện sự hấp thụ chất sắt

Trong quả mận hậu chứa một hàm lượng lớn vitamin C, điều này giúp cho người ăn mận hậu có thể tổng hợp và hấp thụ được nhiều hơn các chất sắt từ các thực phẩm khác.

Đồng thời vitamin C còn góp phần ngăn cholesterol bị oxy hóa bên trong động mạch, giảm tình trạng bị xơ cứng hay xơ vừa động mạch.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Chất xơ cùng isatin và sorbitol có trong quả mận sẽ góp phần kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, ngoài ra chúng còn giúp điều trị chứng khó tiêu, táo bón và nóng trong người.

Làm đẹp da

Bên cạnh những công dụng đối với sức khỏe, quả mận hậu còn giúp làm đẹp da, làm giảm các vết mụn hay vết nám xuất hiện trong thời kì mang thai. Bạn chỉ cần đem bã mận đi ép rồi đắp lên mặt mỗi ngày, làn da của mẹ sẽ đẹp mịn màng.

Giảm các triệu chứng ốm nghén

Quả mận hậu vốn có vị chua ngọt rất kích thích vị giác, giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng ốm nghén rất tốt, vì vậy các mẹ nên dùng một vài trái mận hậu trước bữa ăn hàng ngày sẽ rất tốt.

Ngăn ngừa ung thư

Theo Sức khoẻ và Đời sống, các thành phần trong quả mận hậu có thể trung hòa được các gốc oxy hóa gây ung thư, góp phần bảo vệ cơ thể tránh được một số bệnh ung thư.

Các chất oxy hóa này còn ngăn những thiệt hại diễn ra trong tế bào thần kinh não, giúp bảo vệ trí nhớ một cách tốt hơn.

Mận miền Nam hay còn được gọi là quả roi, chín quanh năm, mẹ có thể dễ dàng tìm mua.

Ngăn ngừa sự mất nước trong cơ thể

Trong trái mận chứa 93% là nước, giúp bổ sung nước tránh các bệnh đau đầu, chóng mặt, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sinh non. Mùa hè bạn có thể ăn roi hoặc ép nước uống sẽ giúp giải nhiệt, giải độc tốt, nhất là những người bị sốt, mất nhiều nước do vận động mạnh.

Tăng cường hấp thu chất sắt

Tương tự mận hậu, mận miền Nam cũng có hàm lượng vitamin C cao, góp phần tăng cường tổng hợp và hấp thụ chất sắt cho cơ thể tốt hơn, ngoài ra còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thêm khỏe mạnh.

Tốt cho hệ tim mạch

Hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng có trong mận giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giúp ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch vành, đau tim và đột quỵ.

Tăng cường thị lực

Là nguồn cung cấp vitamin A và các chất mangan, kali, nhất là riboflavin dồi dào, nếu bạn ăn quả roi nhiều sẽ giúp bảo vệ, tăng cường hoạt động cho mắt, cho đôi mắt thêm sáng khỏe, giảm khô mắt, quáng gà, mờ mắt,…

Làm đẹp da

Quả roi chứa nhiều nước nên giúp bổ sung lượng nước, các vitamin thiết yếu cho cơ thể, chống lại sự lão hóa sớm, cải thiện làn da khô, thiếu sức sống và thúc đẩy tái tạo tế bào da một cách nhanh chóng.

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn mận Bắc và mận Nam bởi giàu dinh dưỡng và nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Quả mận chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, tăng cường chất sắt cần thiết với phụ nữ mang thai, giảm các triệu chứng khó chịu, thai nghén. Đồng thời quả roi chứa ít năng lượng, lượng nước cao sẽ tránh bị béo phì, các chất xơ sẽ giúp lượng đường hấp thu vào cơ thể từ từ, tránh tình trạng tăng insulin nguy hiểm.

Tuy nhiên bà bầu chỉ nên ăn giới hạn một lượng vừa phải. Nếu đang dùng thuốc chữa bệnh thì cần có sự tư vấn từ bác sĩ trước khi ăn mận.

Không nên ăn quá nhiều: Dù có nhiều lợi ích, nhưng trong mận có vị chua nên ăn quá nhiều có thể bị xót ruột và gây khó chịu cho dạ dày. Đặc biệt là ăn trong lúc đói. Mỗi ngày chỉ nên ăn 5-10 trái mận/ngày.

Không nên gọt vỏ: Vì trong vỏ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.

Ngâm nước muối: Khi ăn chỉ cần rửa sạch và tốt nhất nên ngâm qua nước muối loãng từ 15 – 20 phút.

Mận miền Nam: Nên chọn trái còn nguyên cuốnglá, cóvỏ ngoài căng bóng và không bị dập, nát.

Mận miền Bắc: Nên chọn quả có màu xen kẻ xanh và đỏ, còn tươi, không bị dập. Quả mận ngon thường còn cuống nguyên chùm, bóp nắn không bị mềm, lớp vỏ căng và nhẵn bóng. Quả mận tươi thường có lớp phấn trắng phủ ngoài vỏ. Không nên chọn quả có màu quá xanh, quá đỏ hay bị méo mó.

Qua thông tin từ bài viết chúng tôi tin rằng bạn đã có câu trả lời nên hay không nên cho bà bầu ăn mận. Nhưng cần lưu ý lựa chọn khi mua và ăn vừa đủ để nhận được những lợi ích tốt nhất từ loại trái cây này.

Nguồn: Sức khoẻ và Đời sống

Mẹ Cho Con Bú Bị Ít Sữa Nên Uống Gì Cho Tốt?

Ít sữa nên uống gì? Để giữ cho nguồn sữa mẹ của bạn tăng “cung”, điều quan trọng nhất ở đây là phải giữ nước và giữ cho việc sản xuất sữa không bị gián đoạn, bởi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể khiến bạn bị khát nhiều hơn bình thường. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần phải nhấm nháp nguồn nước/ chất lỏng lành mạnh nhiều lần trong ngày.

Uống nhiều nước

Theo Lợi sữa Mommy, bạn nên uống nhiều nước hơn bình thường khi bạn cho con bú. Trung bình chúng tôi khuyên bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để theo kịp các chức năng thường xuyên. Cơ thể xử lí nhiều nước hơn khi bạn cho con bú nên lí t

ửng nhất là nên uống gần 13 cốc, hoặc 3,1 lít mỗi ngày.

Uống trà thảo mộc

Trà thảo mộc có thể làm dịu cơn khát cũng như tâm trạng của bạn và chúng rất thơm ngon, dễ uống. Bạn cần lưu ý loại thảo dược nào có trong trà vì một số loại thảo dược được sử dụng làm thuốc để giảm cung khi cai sữa (bạc hà,…), và những loại khác như nhân sâm có thể gây hại cho cả mẹ và trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.

Uống nước ép trái cây

Bạn tuy không nên quá nhiệt tình với nước ép trái cây, nhưng một li mỗi ngày là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh dành cho các bà mẹ cho con bú. Chọn đồ uống 100% nước trái cây để tránh thêm xi-rô ngô hoặc đường fructose cao. Tốt hơn nữa, hãy lấy một máy ép trái cây và tạo ra các loại nước ép tốt cho sức khỏe của riêng bạn. Nếu bạn thèm nước cam hoặc nước chanh hãy dùng với một lượng nhỏ sau đó tăng dần tùy theo bất kì phản ứng nào từ phía em bé nhà bạn.

Uống nước lá đinh lăng lợi sữa

Lá đinh lăng vốn là một trong những loại nước uống cho mẹ bị ít sữa, giúp lợi sữa. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá đinh lăng tươi đun nước uống hàng ngày, bằng cách rửa sạch rồi cho vào nước lọc (đổ nước ngập lá) sau đó đun sôi kĩ và uống nước lá đinh lăng này khi chúng còn ấm và không bị quá nóng. Lưu ý thêm là các bà mẹ sau sinh đang cho con bú không nên uống lạnh, mất đi mùi vị thơm ngon của nó.

Uống nước rau má

Rau má vốn dĩ là một loại rau rất phổ biến, có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thế. Ngoài ra chúng cũng còn là loại thảo dược có tính bổ dưỡng rất cao, nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa, các tác dụng giữ ẩm. Rau má cũng có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. Bạn hoàn toàn có thể dùng loại nước uống này hàng ngày, đặc biệt hơn là rau má còn có thể chế biến các món ăn đổi vị, lợi sữa khác như nấu thịt bằm,…

Uống nước lá thì là, hạt thì là (hay còn gọi là cỏ thì là)

Uống bột lợi sữa Mommy giúp lợi sữa, thơm mát sữa, dồi dào sau 15 ngày sử dụng

Liệu trình lợi sữa Mommy Day & Night 15 ngày: Giải quyết tận gốc – triệt để – toàn diện:

Cải thiện chất lượng đặc thơm, mát sữa sau 3 – 5 ngày sử dụng.

Cải thiện bầu ngực bà mẹ có biểu hiện sữa trở lại sau quá trình mất sữa, tăng lượng sữa theo từng ngày và sữa đặt, mát sau 7 – 10 ngày sử dụng.

Kể từ 10 – 15 ngày trở đi: Sữa về nhiều, căng ngực, sữa mẹ thơm hơn, đặc hơn, vàng hơn.

Với việc sử dụng Mommy theo đúng sự hướng dẫn kết hợp với thực hiện theo bộ video hướng dẫn Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ cho hiệu quả thành công 100%. Và lượng sữa này sẽ ổn định và duy trì được lâu dài khi kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường cung cấp nước cho cơ thể, ngủ nghỉ hợp lí, tránh giảm tối đa áp lực và lao động nặng nhọc.

Ít sữa nên uống gì? Miễn là bạn có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Tránh xa các loại caffeine, trà đặc, thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích. Mẹ bị ít sữa uống 7 loại thức uống như chúng tôi đã gợi ý cũng như một số loại khác có thể giúp bạn gọi nguồn sữa về dồi dào hơn, đặc mát và thơm ngon để cho em bé một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất!

Bà Bầu Uống Gì Để Tăng Nước Ối Mẹ Đã Biết Chưa?

Nếu mẹ trải qua thai kỳ khỏe mạnh và bị giảm ối vào cuối thai kỳ, mẹ có thể không cần phải can thiệp điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi lượng ối của mẹ thường xuyên hơn để đảm bảo không có vấn đề bất thường nào xảy ra với thai nhi.

Trong khi đó, việc bà bầu thiếu nước ối ăn gì hoặc uống gì để tăng nước ối sẽ là điều đáng quan tâm. Những loại thức uống có thể giúp ích cho mẹ trong trường hợp này gồm:

Nước. Nước là chất lỏng có vai trò cực kì quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt khi bạn đang mang thai . Bạn nên duy trì uống nhiều nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể được cấp đủ lượng nước cần thiết.

Nước trái cây từ các loại trái cây như dâu, dưa hấu, cà chua, nho, dừa.

Trong trường hợp nước ối giảm do thai nhi chưa phát triển đủ, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn uống thêm thuốc hỗ trợ trưởng thành phổi thai. Bạn nên uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo em bé được hỗ trợ phát triển tốt nhất. 

Nước là thức uống đơn giản nhất có lợi cho việc tăng nước ối của mẹ bầu. Ảnh: Mustela 

Dù rằng không phải lúc nào việc uống nước cũng có tác dụng làm tăng lượng nước ối cho mẹ bầu. Nhất là trong trường hợp mẹ bị giảm ối do ảnh hưởng từ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nước là chất lỏng an toàn nhất để mẹ bổ sung trong trường hợp này. Nó ít nhất sẽ giúp lượng ối không bị giảm thêm và không gây nguy hiểm cho em bé.

4. Ngoài việc uống gì để tăng nước ối, bạn còn cần lưu ý điều gì

Ngoài việc bà bầu uống gì để tăng nước ối, khi có dấu hiệu giảm ối, bạn còn cần lưu ý một số điều sau:

Tuyệt đối tránh uống rượu. Vì rượu rất có hại cho sự phát triển của thai nhi. Nố còn khiến cơ thể bạn dễ mất nước hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng nước ối.

Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về các buổi hẹn khám thai. Vì dù có thể bạn không cần điều trị, nhưng bác sĩ cần siêu âm để theo dõi sát sao lượng nước ối của bạn. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi, còn giúp bác sĩ chẩn đoán được các vấn đề bất thường có thể xảy ra gây rủi ro cho em bé để có cách can thiệp kịp thời.

Giảm bớt các hoạt động thể chất và nghỉ ngơi nhiều hơn. Việc này sẽ giúp cơ thể bạn tránh được mệt mỏi và mất nước không cần thiết.

Chú ý đến vấn đề vệ sinh ăn uống để hạn chế thấp nhất khả năng bị ngộ độc thực phẩm , gây ảnh hưởng đến sức khỏe và mất nước.

Ngoài việc quan tâm bà bầu uống gì để tăng nước ối, mẹ cần đi khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Ảnh: BabyCenter Canada 

Bà bầu uống gì để tăng nước ối với nước sẽ là câu trả lời đơn giản nhất, trừ những trường hợp mất ối bởi các nguyên nhân nghiêm trọng cần can thiệp y tế. Nếu gặp tình trạng giảm ối hay thiếu nước ối , mẹ cần lưu ý kết hợp nghỉ ngơi, giảm các hoạt động thể chất để tránh mệt mỏi, mất sức và mất nước. Quan trọng nhất là, mẹ cần thường xuyên đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được theo dõi tình trạng ối của mình. Điều này nhằm đảm bảo cả bạn và em bé đều khỏe mạnh cũng như giảm rủi ro các nguy cơ có thể xảy ra.

Theo FirstCry Parenting & Medical News Today

Lily Nguyễn lược dịch

Những Thực Phẩm Giàu Dha Cho Bà Bầu

DHA (Axit docosahexaenoic), là một axit béo không no thuộc nhóm acid béo Omega-3 (thường gồm DHA, EPA và ALA). ALA được chuyển đổi thành axit béo omega-3 hoạt tính sinh học: EPA, EPA lại được chuyển thành DHA. Tuy nhiên, cơ thể con người không tự tổng hợp được DHA mà phải bổ sung thông qua nguồn thực phẩm giàu DHA cho bà bầu.

DHA rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ

Nghiên cứu đã xác nhận rằng việc bổ sung DHA vào chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai có tác động tích cực đến sự phát triển thị giác và nhận thức của em bé. Bởi vì, DHA là thành phần quan trọng của màng tế bào trong não và võng mạc, nơi nó tham gia vào chức năng thị giác và thần kinh cũng như chuyển hóa chất dẫn truyền thần kinh.

Ngoài ra, DHA cũng chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám (thành phần quan trọng trong não bộ). Đồng thời DHA tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác.

DHA có tác động tích cực đến quá trình mang thai

Tăng lượng EPA và DHA đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa sinh non. Ngoài ra DHA còn giúp giảm nguy cơ tiền sản giật và có thể làm tăng cân nặng của trẻ khi sinh. Thiếu hụt omega-3 lại làm tăng nguy cơ trầm cảm của người mẹ.

Omega 3 rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Bổ sung đầy đủ axit béo Omega-3 là điều cần thiết để duy trì sự sản xuất của prostaglandin. Prostaglandin giúp điều chỉnh nhiều chức năng sinh lý quan trọng bao gồm huyết áp, đông máu, dẫn truyền thần kinh, phản ứng viêm và dị ứng, chức năng của thận và đường tiêu hóa, và sản xuất các hormone khác.

Bên cạnh đó, nó có tác dụng giảm chất béo không tốt cho sức khỏe, giúp dự phòng xơ vữa động mạnh, nhồi máu cơ tim.

1. Một số loại cá và hải sản giàu DHA cho bà bầu

Mặc dù cá là một nguồn tuyệt vời của cả DHA và EPA tuy nhiên trong cá có thể chứa thủy ngân. Vì vậy vào năm 2004, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ cá và hải sản ở mức 340 g (2 khẩu phần) mỗi tuần. Mục đích là hạn chế sự tiếp xúc của thai nhi với một lượng nhỏ chất độc thần kinh.

Dựa trên việc tiêu thụ 2 khẩu phần cá mỗi tuần, lượng axit béo omega-3 trung bình mỗi ngày là 100-250 mg axit béo omega-3 và 50–100 mg DHA.

Mẹ bầu nên lựa chọn các loại cá và hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp lại giàu omega-3. Ví dụ: tôm, cá hồi, cá da trơn, sò điệp và cá mòi, cá ngừ trắng. Tránh các loại cá hàm lượng thủy ngân cao: cá kiếm, cá thu vua,…

2. Trứng giàu DHA cho bà bầu

Trứng là thực phẩm giàu DHA cho bà bầu. Bên cạnh đó, trứng còn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Trứng lại rất phổ biến ở nước ta. Vì thế bà bầu hoàn toàn có thể cung cấp DHA cho thai nhi bằng thực phẩm này. Lưu ý, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần ăn trứng đã chín hoàn toàn.

3. Các loại dầu thực vật giàu omega-3 cho bà bầu

Dầu hạt lanh, dầu hạt cải, dầu đậu nành là các thực phẩm giàu ALA (một loại axit béo omega-3). Tuy nhiên chúng lại ít chuyển hóa thành DHA khi vào cơ thể mẹ bầu. Vì thế, thông thường mẹ bầu chỉ nhận được lượng DHA không nhiều từ các loại dầu trên. Ngoài ra, dầu tảo và một số loại tảo biển cũng rất giàu DHA.

Mặc dù bạn đã nắm được những thông tin về thực phẩm giàu DHA cho bà bầu, tuy vậy phần lớn đều không đủ theo khuyến cáo. Vì vậy, bà bầu cần bổ sung thêm viên dầu cá giàu omega-3 và DHA. Một lợi điểm của viên dầu cá là chứa hàm lượng thủy ngân thấp nên hạn chế gây độc thần kinh cho thai nhi. Mẹ bầu cần chọn viên dầu cá có hàm lượng DHA từ 200mg trở lên. Tuy nhiên, bà bầu cần đọc kỹ hàm lượng thành phần của thuốc viên dầu cá và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Hiểu rõ được vai trò của DHA đối với thai kỳ, Bác sĩ YouMed hy vọng các mẹ bầu có thể chọn ra những thực phẩm giàu DHA trong khẩu phần ăn hàng ngày để giúp bé yêu phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Dưa Hấu Bổ Dưỡng Ngày Hè Cho Mẹ Bầu

Ăn trái cây thường xuyên là lời khuyên mà mọi chuyên gia dinh dưỡng dành cho bà bầu bởi những lợi ích tuyệt vời của nó và dưa hấu là một trong những lựa chọn đó trong mùa hè.

Dưa hấu được coi là trái cây mùa hè với vị ngọt mát giúp làm dịu đi cơn khát của tất cả mọi người và mẹ bầu. Loại quả này có 92% thành phần là nước với hương vị ngọt ngào có thể hấp dẫn bất cứ ai.

Dưa hấu cũng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin A, C, B6, magie và kali. Ngoài ra, loại trái cây này cũng nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Hạt của loại quả này cũng có thể ăn được

Vì sao dưa hấu được khuyên là loại quả nên ăn trong thai kỳ. Đây là những lợi ích của nó:

Giảm tình trạng ợ nóng

Dưa hấu là loại quả rất nhẹ nhàng với dạ dày. Phụ nữ mang thai rất dễ bị các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua. Dưa hấu có đặc tính làm mát sẽ giảm bớt những vấn đề này và giúp mẹ bớt những triệu chứng kể trên hiệu quả.

Vì vậy khi bị ợ nóng, đừng quên thưởng thức một vài miếng dưa hấu.

Giảm sưng phù chân tay

Sưng phù là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Dưa hấu với hàm lượng nước cao sẽ làm giảm tắc nghẽn trong tĩnh mạch và các cơ, giúp ngăn ngừa phù nề.

Làm dịu cơn ốm nghén

Dưa hấu ăn vào buổi sáng sẽ giúp mang lại một khởi đầu nhẹ nhàng trong ngày cho mẹ bầu. Nó cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng để ngăn ngừa chứng ốm nghén, buồn nôn. Với tác dụng đó, mẹ nên thưởng thức một ly nước ép dưa hấu tươi với vài giọt chanh, chút muối và đá lạnh sẽ có cảm giác ngon, bổ hơn.

Ngăn ngừa mất nước

Tất cả phụ nữ mang thai đều nên uống nhiều nước để tránh mất nước. Mất nước có thể khiến phụ nữ mang bầu dễ bị co thắt sớm và dẫn đến sinh non.

Dưa hấu chứa hơn 90% nước nên ăn dưa là cách tuyệt vời để cung cấp nước cho cơ thể.

Phòng ngừa chuột rút

Cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi trong thai kỳ. Trọng lượng là kích thích tố tăng lên làm cho cơ và xương bị đau. Mẹ ăn dưa hấu sẽ giúp cơ thể đối phó với những thay đổi trên dễ dàng hơn và đặc biệt giảm bớt những cơn do cơ hiệu quả.

Giúp da đẹp hơn

Nhiều phụ nữ buồn phiền vì da có xu hướng xấu đi khi mang bầu. Dưa hấu lại có tác dụng giúp cử động ruột trơn tru và dễ dàng tiêu hóa thức ăn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến kết cấu da. Các sắc tố trên da sẽ giảm bớt rõ rệt khi mang bầu do được làm sạch cơ thể thường xuyên. Ăn dưa hấu thường xuyên sẽ giúp da mẹ sáng hơn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Khi mang bầu, hễ miễn dịch của mẹ thường giảm đi và dễ khiến mẹ có nguy cơ mắc bệnh. Đừng lo lắng bởi khi mẹ ăn dưa hấu thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch đáng kể.

Trái cây này có chứa lycopene – chất chống oxy giúp giảm nguy cơ bị tiền sản giật và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ miễn dịch tốt nhất.

Điều trị táo bón

Không chỉ phòng ngừa ợ nóng, ợ hơi, mẹ bầu ăn dưa hấu thường xuyên còn giúp điều trị bệnh táo bón hiệu quả – căn bệnh phổ biến trong thai kỳ.

Dưa hấu nhiều chất xơ sẽ giúp kích thích sự hình thành phân và hàm lượng nước cao cũng giúp làm sạch đường ruột hiệu quả.

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, phụ nữ thường phàn nàn về chứng nhiễm trùng đường tiểu. Đây là chứng bệnh phổ biến và gây phiền nhiễu cho chị em khi họ không được sử dụng thuốc tùy tiện khi mang bầu.

Hãy thử ăn dưa hấu thường xuyên, với hàm lượng nước cao và tính kháng khuẩn, dưa hấu sẽ giúp làm sạch các vi khuẩn ứ đọng ở đường tiểu và làm giảm đau đớn khi đi tiểu.

Hỗ trợ sự hình thành xương thai nhi

Trong dưa hấu đặc biệt chứa nhiều canxi, kali và các khoáng chất… rất có lợi cho việc hình thành và phát triển xương của em bé trong bụng mẹ. Vì vậy đừng quên bổ sung loại trái cây này mỗi ngày.

Một số món ngon với dưa hấu mẹ bầu có thể thưởng thức: 

Nước dưa hầu + chanh tươi. 

Kem dưa hấu mát lạnh

Nhãn

Salad dưa hấu

Thạch dưa hấu

Lưu ý: Bất cứ loại thực phẩm nào ăn quá nhiều đều không tốt. Với dưa hấu, mẹ nên ăn với mức độ vừa phải khoảng 4-5 miếng nhỏ mỗi ngày để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. 

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Ăn Nho: Tốt Cho Mẹ Lẫn Con trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!