Bạn đang xem bài viết Bé Biếng Ăn: Mẹ Nên Làm Gì? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bé biếng ăn nên làm gì chính là câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ thường quan tâm khi con em mình ăn uống kém. Khi bé biếng ăn, nếu chúng ta không quan tâm đúng cách sẽ rất dễ khiến trẻ bị sụt cân, trí não kém phát triển, suy nhược cơ thể… Vậy nên làm gì khi trẻ biếng ăn? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bổ sung thực phẩm giúp trẻ dễ tiêu hóa
Khi trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu, dễ bị kích ứng nếu thực phẩm đó không hợp vệ sinh, thô cứng, quá chua hoặc quá mặn. Do đó, khi trẻ biếng ăn, cha mẹ cần phải phải bổ sung những loại thực phẩm có chứa những lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ nhằm giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm đó. Các bậc phụ huynh có thể hỏi thăm ý kiến bác sĩ về tình hình sức khỏe của con em mình và lựa chọn thực đơn bữa ăn sao cho phù hợp.
Tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ
Trong các loại thực phẩm dành cho trẻ biếng ăn, cha mẹ cần ưu tiên bổ sung cho trẻ các loại khoáng chất và vitamin như chất kẽm, vitamin B, lysine… Ưu điểm của các loại vitamin và chất khoáng này là giúp kích thích sự thèm ăn cho trẻ, giúp trẻ tiêu hóa thực phẩm tốt hơn, nhờ đó sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thụ các dưỡng chất một cách dễ dàng. Vì vậy, để giải đáp thắc mắc bé biếng ăn nên làm gì thì điều quan trọng nhất đó là chúng ta cần tạo cho trẻ cảm giác ngon miệng khi ăn. Bởi vì chỉ khi ngon miệng mới giúp trẻ ăn nhiều, hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm tốt. Còn khi trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, nhạt miệng sẽ khiến trẻ biếng ăn, nếu chúng ta cứ cố thúc ép trẻ ăn đôi lúc sẽ gây phản tác dụng, trẻ có thể bị nôn trớ thực phẩm hết sức nguy hiểm.
Chúng ta cần quan tâm đến mùi hương của món ăn phải dễ chịu, cách trình bày món ăn sáng tạo theo những hình thù hoa văn vui tươi, ngộ nghĩnh, đa màu sắc nhằm kích thích trẻ thèm ăn hơn.
Muốn tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ, chúng ta cần tập trung chất lượng bữa ăn vào các thời điểm trẻ đang thực sự đói. Nguyên nhân là do khi đói, các dịch dạ dày tiêu hóa sẽ tiết ra nhiều hơn, kích thích trẻ thèm ăn hơn, ăn ngon miệng và hấp thụ tốt.
Các bạn có thể cho trẻ dùng các loại trái cây, nước ép trái cây, sữa chua trước khi ăn nhằm kích thích vị giác của trẻ, nhưng nhớ là chỉ cho trẻ dùng một lượng ít để tránh gây no bụng cho trẻ.
Lưu ý: Nếu trẻ cảm thấy no bụng, trẻ không muốn ăn nữa thì chúng ta không nên lớn tiếng hay ép buộc trẻ phải ăn hết lượng thực phẩm còn lại. Vì dạ dày trẻ có giới hạn, chúng ta càng ép buộc trẻ ăn sẽ càng làm trẻ cảm thấy chán ngán với loại thực phẩm đó. Do đó, các bạn cần phải luân phiên thay đổi thực đơn bữa ăn hàng ngày sao cho phong phú, tránh lặp lại mãi một món ăn, như vậy sẽ rất dễ làm trẻ biếng ăn.
Giúp trẻ ăn uống khoa học
Các mẹ không chỉ quan tâm bé biếng ăn nên làm gì mà họ còn quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ phải sắp xếp làm sao cho thật khoa học. Bởi vì chỉ khi trẻ ăn uống theo giờ giấc nhất định sẽ giúp trẻ tránh cảm giác biếng ăn khi đến bữa ăn chính. Nếu trước giờ ăn chính (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối) mà cha mẹ cho con ăn vặt sẽ rất dễ làm no bụng trẻ, trẻ sẽ mất cảm giác thèm ăn khi vào thời điểm ăn chính. Do đó, khi xây dựng thực đơn, cha mẹ cần phải phân bố rõ ràng bữa chính, bữa phụ và tuân theo đó để áp dụng. Thực đơn này sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, phát triển cân nặng, chiều cao, trí tuệ của trẻ.
Khi đang cho trẻ ăn, chúng ta cần hạn chế cho trẻ xem tivi hay nói chuyện vì sẽ dễ làm trẻ mất tập trung, ăn không ngon miệng, hiệu quả tiêu hóa thực phẩm kém.
Tạo bầu không khí vui vẻ khi cho trẻ ăn
Chúng ta cần tạo không khí thoải mái nhất cho trẻ khi ăn, tránh tạo áp lực, căng thẳng khi bước vào giờ ăn của trẻ. Hãy điều chỉnh thời gian ăn uống của trẻ sao cho gần tương tự với thời gian ăn uống của các thành viên trong gia đình nhằm giúp cho trẻ tận hưởng được bầu không khí ấm áp, vui tươi từ mọi người.
Ngoài ra, hàng ngày chúng ta cần cho trẻ vận động tay chân nhằm giúp trẻ có cảm giác đói, khi trẻ đói trẻ sẽ thèm ăn hơn, có xu hướng muốn ăn nhiều hơn.
Hi vọng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc bé biếng ăn nên làm gì và có định hướng về phương pháp chăm sóc sức khỏe, xây dụng thực đơn ăn uống khi trẻ biếng ăn.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Bé Đi Ngoài Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?
Khi bé đi ngoài nhiều chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Trong thời gian này, lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé cần được kiểm soát nghiêm ngặt bởi nếu ăn phải thực phẩm không phù hợp chỉ càng làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bài viết sau đây xin được giải đáp thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ: Bé đi ngoài nên ăn gì và kiêng gì tốt cho đường ruột?
Bé đi ngoài nên ăn gì?
Đối với trẻ sơ sinh, khi bé đi ngoài nhiều quá hoặc tiêu chảy thì mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp bé tăng sức đề kháng. Trong thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ có nhiều kháng thể, lợi khuẩn, bạch cầu. Nếu trẻ có bú sữa công thức ở ngoài, mẹ cần tiệt trùng các dụng cụ như bình sữa, núm vú, thìa hoặc ly.
Nếu bé trong độ tuổi ăn dặm 6 tháng trở lên, bé đi ngoài nên ăn gì? Các mẹ hãy ưu tiên những món dễ tiêu như cháo, súp. Lưu ý, không kiêng khem quá khắt khe kẻo trẻ lại suy dinh dưỡng, yếu sức đề kháng. Hãy cho bé ăn đủ các loại thực phẩm như thịt, cá, rau, quả, sữa chua. Tuy nhiên mẹ cần chia nhiều bữa ăn cho bé.
Đối với các trẻ trên 3 tuổi, mẹ cần nấu thức ăn kỹ hơn. Mẹ nên lựa chọn nguyên liệu và thực phẩm hợp vệ sinh an toàn. Hơn nữa các món cần nấu loãng hơn bình thường. Đến ngày thứ 5, nếu thấy bé đã đỡ hơn có thể cho bé ăn bình thường trở lại.
Tâm lý chung của nhiều phụ huynh thường kiêng khem khắt khe vì nghĩ bụng dạ con còn yếu. Tuy nhiên đây lại là quan điểm sai lầm mà nhiều người mắc phải. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các bé càng suy dinh dưỡng và yếu sức đề kháng. Vì vậy trừ phi có chỉ định của bác sĩ, nếu không các mẹ không nên bắt trẻ nhỏ ăn kiêng.
Tuy nhiên vẫn nên hạn chế đồ ăn nhanh, các món chiên xào tránh khó tiêu. Đồng thời bé không nên ăn loại thức ăn ngọt có nhiều đường. Vì chúng có thể khiến dạ dày khó tiêu hơn hoặc tình hình tiêu chảy trở nên nặng hơn.
Một số người vì có tâm lý kiêng khem quá nhiều thức ăn cho con khiến bé ngày càng suy dinh dưỡng và yếu sức đề kháng. Nhìn chung vấn đề bé đi ngoài nên ăn gì và kiêng gì thì không phải bậc cha mẹ nào hiểu rõ. Trong quá trình chăm sóc con, chúng ta hãy quan tâm thật nhiều đến chế độ dinh dưỡng cũng như sức khỏe của con để trẻ nhỏ được phát triển toàn diện nhất có thể.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Ăn Xong Nên Làm Gì Để Bụng Không To?
Làm gì sau khi ăn để bụng không to? Massage nhẹ nhàng vùng bụng
Động tác massage vùng bụng được các chuyên gia khuyên nên thực hiện. Bởi lẽ khi thực hiện massage bụng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, làm tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tích tụ mỡ thừa.
Cách thực hiện massage bụng sau khi ăn xong như sau:
Bạn xoa 2 bàn tay với nhau đến khi cảm thấy ấm lên.
Lấy rốn làm tâm, xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ 20 vòng.
Xoay ngược lại chiều kim đồng hồ 20 vòng.
Đi bộ thư giãnĐi bộ là hình thức tập luyện dễ dàng, đơn giản và có hiệu quả tích cực cho việc giảm cân, giảm béo. Việc áp dụng phương pháp đi bộ thư giãn sẽ giúp bạn tạo thói quen tốt sau khi ăn, hạn chế béo bụng.
Tuy nhiên bạn phải đi bộ có khoa học.
Sau khi ăn xong khoảng 3 – 5 phút, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng vừa giúp kích thích tiêu hoá tốt, tránh mỡ thừa vòng 2 cũng như điều hoà huyết áp, quản lý lượng đường trong máu.
Thời gian đi bộ có thể đi khoảng 10 – 15 phút sẽ thấy hiệu quả.
Tập các bài tập nhẹ nhàngSau khi ăn bạn tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh hoặc chạy bộ vì làm vậy sẽ tạo áp lực không tốt cho dạ dày.
Một số bài tập nhẹ rất tốt như: Yoga, đứng, ngồi vặn mình, cử động khớp chân chậm rãi.
Bạn có thể tham khảo bài tập tựa lưng vào tường giúp thúc đẩy tiêu hóa tốt, giảm đầy bụng, khó tiêu. Cách thực hiện như sau:
Bước 1 Bạn đứng sát tường, 2 tay dang 2 bên hoặc để thả lỏng.
Bước 2 Chân dang rộng bằng vai.
Bước 3 Từ từ hạ thấp người xuống, bụng siết lại, 2 đùi vuông góc với cẳng chân.
Bước 4 Giữ tư thế đó từ 3 – 5 phút và lặp lại 7 lần.
Uống nước chanh ấm hoặc trà gừngCả nước chanh và trà gừng đều rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể uống sau bữa ăn khoảng 30 phút sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm mỡ, tiêu mỡ hiệu quả.
Riêng trà gừng bạn nên uống sau bữa ăn sáng giúp làm ấm cơ thể, kích thích tiêu hóa, giúp máu lưu thông tốt hơn và nên không uống vào bữa tối.
Ăn sữa chuaSau khi ăn xong, bạn hãy ăn một hộp sữa chua vừa cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột vừa cải thiện hệ tiêu hóa và đốt mỡ nhanh chóng hơn.
Uống nước detox hoặc nước ép cần tâyKhá nhiều người uống nước lọc sau khi ăn. Tuy nhiên thay vào đó các chị em có thể uống các loại nước có khả năng đốt cháy mỡ thừa và thúc đẩy tiêu hóa như nước detox hoặc nước ép cần tây chẳng hạn.
Nước ép cần tây rất tốt cho da và dáng. Loại nước này giúp giảm lượng calo có trong thực phẩm đồng thời còn cung cấp vitamin tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách làm
Cần tây rửa sạch, cắt khúc. Táo, thơm cắt miếng, gừng gọt vỏ.
Cho lần lượt cần tây, táo, thơm, gừng vào máy ép trái cây, ép lấy nước, bỏ bã.
Cho nước ép ra ly. Thêm đá viên vào và thưởng thức thôi!
Các thói quen cần tránh sau khi ăn xong để tránh bụng to Tắm ngay sau khi ănRất nhiều người có thói quen tắm sau khi ăn. Đây là một thói quen xấu không chỉ gây ra tình trạng béo bụng mà còn gây hậu quả khôn lường tới sức khỏe như đột quỵ….
Tắm sau khi ăn sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm hơn. Khi bạn tắm, máu sẽ không còn tập trung vào khu vực dạ dày nữa mà sẽ dồn về phần chân, tay.
Đồng thời, việc bạn tắm ngay sau khi ăn sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm, làm phân tán chức năng và hoạt động tiêu hóa đang diễn ra. Dĩ nhiên tiêu hóa chậm sẽ làm tích lũy mỡ thừa phần bụng.
Sau khi ăn khoảng 20-30 phút thì mới có thể đi tắm để đảm bảo sức khỏe của chính mình. Và tốt nhất là nên tắm trước khi ăn.
Nằm hoặc ngồi sau khi ăn“Căng da bụng chùng da mắt”, khi ăn no mọi người thường có xu hướng muốn nằm hoặc ngồi ngay, thậm chí muốn đi ngủ. Tuy nhiên những hành động này không tốt cho sức khỏe và dạ dày.
Khi ngủ gần như cơ thể của bạn ở trạng thái nghỉ ngơi, hoạt động chậm và ít lại. Trong khi đó, bạn vừa ăn xong và dạ dày cần hoạt động để tiêu hoá thức ăn.
Khi ngủ ngay sau khi ăn ngoài việc gây áp lực cho cơ hoành vùng bụng, hệ tim mạch còn dễ tạo mỡ thừa dưới da ở vùng bụng, làm xuất hiện mỡ bụng do thức ăn tiêu chậm.
Ăn xong nằm sấp bụng có to không? Tưởng chừng như ít người để ý, nhưng nếu bạn có thói quen nằm sấp, nhất là khi ăn no, thì nên loại bỏ ngay bởi rất ảnh hưởng đến cơ thể.
Nằm sấp tạo áp lực với phần bụng, chèn ép dạ dày khi ăn no và gây tức bụng, khó chịu và khi tỉnh dậy sẽ khiến bạn mệt mỏi, thậm chí xuất hiện cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
Thay vào đó bạn nên ngồi thẳng lưng, nên có ghế tựa phía sau để định hình lưng, cột sống. Không co chân, ngồi gục xuống trên bàn. Hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.
Vận động mạnh ngay sau khi ănVận động mạnh sau khi ăn như chạy, nhảy, chơi thể thao, mang vác vật nặng đều là những hành động được các chuyên gia sức khỏe khuyên là không nên thực hiện. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hoá bên trong dạ dày của bạn.
Lý do là khi ăn no, dạ dày cần tiếp nhận máu, oxy đến để tiêu hoá. Nhưng khi vận động quá mức máu sẽ dồn về tay, chân với hoạt động mạnh đó.
Bên cạnh đó, khi vận động mạnh, lượng thức ăn trong dạ dày bị xáo trộn, gây nên những vấn đề như đau dạ dày, buồn nôn hoặc thậm chí bị tiêu chảy do trào ngược axit.
Vì vậy chỉ nên hoạt động sau thời gian nghỉ ngơi từ 45 phút – 1 tiếng.
Ăn đồ ngọt tráng miệng sau khi ănBánh kẹo và các loại đồ ngọt chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng béo phì. Bởi chúng chứa nhiều đường và hàm lượng calo lớn.
Do đó bạn nên từ bỏ thói quen tráng miệng bằng đồ ngọt nếu không muốn vòng 2 ngày càng to.
Ăn trái câyCó lẽ khá bất ngờ vì việc ăn trái cây lại nằm trong danh sách không nên ăn sau khi ăn xong. Tuy nhiên điều này đã được các chuyên gia kiểm chứng.
Trái cây vốn là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng nó lại không tốt cho tiêu hóa khi bạn vừa mới ăn xong.
Advertisement
Trái cây có thể cản trở việc tiêu hóa thức ăn, giảm tốc độ hấp thụ của cơ thể. Ăn trái cây sau bữa chính còn khiến dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
Trong cam, bưởi hoặc một số loại quả có chứa flavonoid. Chất này dễ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành acid oxalic làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
Bạn nên ăn trái cây sau 3 – 4 tiếng của bữa ăn để đảm bảo việc tiêu hóa tốt và hấp thu được lượng vitamin.
Uống nhiều nướcĐiều này cũng dễ lí giải bởi khi vừa mới ăn xong, việc tiếp nạp thêm nhiều nước sẽ làm bụng căng ra, gây khó chịu cho người uống và làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày. Tiêu hóa thức ăn chậm thì sẽ sinh ra lượng mỡ thừa cho cơ thể.
Vì vậy tốt nhất, bạn chỉ nên uống lượng nước vừa đủ để súc miệng sau khi ăn. Và tầm khoảng 1 tiếng sau hẵng uống nước.
Uống trà đặc sau khi ănUống trà đặc ngay sau khi ăn thường không tốt cho hệ tiêu hóa vì polyphenol và tannin trong trà ngăn chặn quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
Hơn nữa uống trà cũng làm cho dịch vị trong dạ dày bị loãng, rất không tốt cho hệ tiêu hóa.
Qua bài viết này có lẽ bạn đã có được cho mình câu trả lời cho câu hỏi ăn xong nên làm gì để bụng không to rồi đúng không nào. chúng tôi hi vọng bạn có thể thực hiện theo để sớm sở hữu vòng eo thon gọn và thân hình cân đối.
Nên Cho Bé Ăn Cá Đồng Hay Cá Biển?
Trẻ bắt đầu ăn dặm, nên ăn cá đồng hay cá biển? Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bổ sung nguồn dinh dưỡng từ cá là việc các bà mẹ nên làm. Nhưng nên chọn cá đồng hay cá biển? Chọn cá theo tiêu chí nào? Những tiêu chí chọn cá cho bé
Độ tươi sống của cá
Dù cá đồng hay cá biển, nếu chất lượng cá không tốt thì thành phần dinh dưỡng cũng bị hao hụt hoặc có hại cho sức khỏe.
Nguồn gốc của cá
Nên mua sản phẩm ở những nơi bán có uy tín để tránh cá bị tẩm, bơm thuốc gây ảnh hưởng cho người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Cấu tạo của cá
Vì là thức ăn cho trẻ ăn dặm, nên chọn những loại cá có thịt nhiều, ít xương, đặc biệt là xương chữ y.
Bé nên ăn cá đồng hay cá biển?Các chuyên gia dinh dưỡng kết luận rằng sự chênh lệch về hàm lượng chất dinh dưỡng của cá đồng và cá biển là hầu như rất ít.
Thành phần Protein trong cá là như nhau khoảng 15 – 22%, chất béo từ 1 – 10%, và gồm những loại Vitamin, khoáng chất khác như A, D, B2, Canxi, Magie, Kali,…
Lý do ăn cá tốt hơn ăn thịt là nhờ vào hàm lượng DHA cực kì cao giúp cấu tạo màng tế bào thần kinh và phát triển trí não của trẻ nhỏ.
Cả hai loại cá đồng và cá biển đều tốt cho sức khỏe, đặc biệt là thực phẩm dinh dưỡng trong quá trình ăn dặm của trẻ.
Cá có mùi khá tanh nên khi chế biến thành món ăn cho trẻ, mẹ bé cần phải lựa chọn thật kĩ và thay đổi nhiều loại cá khác nhau để bé tập thích nghi và quen với khẩu vị.
Nên chọn cá như thế nào trong giai đoạn ăn dặm?Vì trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu tập ăn để thích nghi dần, mẹ nên cực kì thận trọng trong việc lựa chọn cá để tránh trường hợp trẻ bị dị ứng với hải sản.
Với cá biển, nên chọn cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa,… những loại cá này chứa nhiều axit béo không no tốt cho hệ thần kinh và thị giác của trẻ nhỏ.
Cá đồng sẽ chứa không nhiều các loại chất béo này, nhưng bù lại, nó có nhiều chất đạm, dễ hấp thu, và quan trọng ít gây dị ứng so với cá biển.
Nên cho con bắt đầu ăn cá đồng trước, chọn những loại cá nhiều thịt, ít xương như cá lóc, cá trắm, cá trê, cá diêu hồng,… rồi chuyển sang cá biển.
Cứ luân phiên thay đổi các loại cá trong thực đơn, và bổ sung thực đơn 3 lần/tuần với cá sẽ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Các bà mẹ nên nhớ rằng nên kiểm tra sức khỏe để nắm rõ tình hình của trẻ, tránh những trường hợp trẻ bị dị ứng cá mà mẹ không biết gây nguy hại đến bé nhỏ.
Cháo Hàu Nấu Với Rau Gì Không Tanh, Bé Ăn Ngon
Giá trị dinh dưỡng của hàu đối với trẻ em
Việc thay đổi các món cháo cho bé rất quan trọng, điều này sẽ giúp đánh thức vị giác của bé và kích thích bé ăn ngon. Từ đó có thể giúp bé hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Có rất nhiều món cháo bổ dưỡng cho bé mà mẹ có thử, trong số không thể bỏ qua là món cháo hàu.
Mỗi con hàu sữa được nấu chín đúng cách sẽ giúp cung cấp cho trẻ 9,5g Protein. Đây là một trong những dưỡng chất thiết yếu giúp bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, Hàu sữa còn có hàm lượng chất Sắt, Kẽm cao giúp cũng cấp năng lượng hàng ngày cho bé. Giúp bé ăn ngon miệng, ăn nhều hơn, không còn biếng ăn nữa. Các loại Vitamin, Canxi, khoáng chất trong hàu cũng giúp hỗ trợ bé phát triển chiều cao, tăng sức đề kháng…
Cháo hàu nấu với rau gì nhiều dinh dưỡng nhất Cách nấu cháo hàu với cải ngọtNguyên liệu gồm có:
2 con hàu sữa Bavabi
1 cây cải ngọt
Dầu đậu phộng
Cháo
Tỏi xay nhuyễn
Các bước thực hiện:
Nấu cháo sẵn như bình thường.
Hàu sau khi rửa sạch, để ráo và thái nhỏ thì ướp ít dầu hào. Đổ dầu đậu phộng vào chảo đun nóng rồi bỏ hàu vào xào cho chín.
Tiếp theo bạn cho cải ngọt thái nhỏ vào. Thêm nước súp gà cho cải ngọt mềm rồi cho vào cháo đã nấu chín nhừ là bạn đã hoàn thành.
Cháo hàu nấu với rau thì làNguyên liệu gồm có:
2 con Hàu Bavabi
1 củ hành khô
4 cây thì là
Cháo trắng
Mắm
Các bước thực hiện:
Hàu bỏ ra để ráo nước sau đó bạn thái nhỏ Hàu cho ra đĩa.
Hành khô băm nhỏ rồi cho vào chảo phi hơi vàng với dầu ăn. Sau đó cho hàu với một thìa mắm rồi đảo đều khoảng 2-3 phút mới cho rau thì là thái nhỏ vào.
Cho hàu vào cháo rồi nêm nếm lại cho vừa ăn. Hàu tươi khá ngọt nên mẹ không cần cho thêm mì chính.
Cách nấu cháo hàu kèm rau cải cúcNguyên liệu gồm có:
2 con hàu sữa tươi Bavabi
2 con tôm khô
Gia vị: đường, hạt nêm, muối, nước mắm
Hành tím, ngò, hành, gừng
1 cây cải cúc.
1 chén cháo trắng
Các bước thực hiện:
Hàu rửa thật sạch rồi để ráo, thái từng miếng nhỏ
Phi tỏi và hành tím cho thơm rồi cho hàu vào đảo sơ. Nêm gia vị cho vừa ăn.
Tôm khô ngâm cho mềm, sau đó bạn băm nhỏ tôm khô.
Nấu cháo chín như bình thường rồi cho tôm khô vào. Nêm gia vị, nước mắm cho vừa ăn rồi cho hàu và rau cải cúc đã thái nhỏ vào đun sôi thì tắt bếp.
Địa chỉ mua ruột hàu sữa tươi tách vỏ sạch BAVABIĐể tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn cho các mẹ, Bavabi đã cho ra sản phẩm ruột hàu sữa Thái Bình Dương đã tách vỏ và làm sạch sẵn. Các mẹ khi mua về không cần kì công rửa và tách vỏ nữa. Ruột hàu sữa béo mập, nhiều sữa, tươi 100%. Nguyên liệu hàu được nuôi tại vùng quy hoạch tại Vân Đồn – Quảng Ninh, đảm bảo chất lượng từ con giống tới quá trình nuôi. Các mẹ có thể mua được các túi ruột hàu sữa về nấu cháo cho bé tại các địa chỉ:
Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood
Cửa hàng thực phẩm sạch Đồng Quê Thực phẩm sạch Da Lat Mart Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Top Green Thực phẩm sạch GNFood Thực phẩm sạch Trâu Vàng. Thực phẩm sạch Mai’s Cửa hàng Bách Hóa Mai LinhNgoài ra, chị em có thể Inbox với Ruốc Hàu – Bavabi để được hỗ trợ trực tiếp. Hoặc liên hệ với Hotline 0971.900.688 để được hỗ trợ địa điểm gần nhất.
Riêng đối với các mẹ ở xa, không mua được ruột hàu tươi, có thể sử dụng sản phẩm ruốc Hàu Bavabi để nấu cháo cho bé. Sản phẩm ruốc sợ mềm, nhỏ, bông tơi không có mì chính, chất bản quản, rất thích hợp sử dụng cho bé ăn dặm.
Tự Làm Bột Ngũ Cốc Ăn Dặm Cho Bé Hay Dùng Bột Ăn Dặm Chế Biến Sẵn?
So tính tiện lợi
Nếu đánh giá về sự tiện lợi, tất nhiên bột ăn dặm chế biến sẵn sẽ hơn hẳn bột ngũ cốc mẹ tự làm cho bé.
– Với bột ăn dặm chế biến sẵn: mẹ có nhiều lựa chọn về thương hiệu, công thức bột (như gạo sữa, yến mạch sữa, gà hầm cà rốt…). Và khi sử dụng chỉ cần pha lượng bột với lượng nước ấm phù hợp và cho bé dùng ngay.
– Với bột ngũ cốc mẹ tự làm: mẹ sẽ chủ động hơn về công thức kết hợp nguyên liệu để cho ra chén bột của bé. Nhưng ngoài khâu chọn và sơ chế nguyên liệu, mẹ còn cần bảo quản tốt để tránh ẩm mốc…
Bột ngũ cốc tự làm trước khi cho bé ăn còn cần đun nấu và kết hợp các thành phần cần thiết như đạm từ sữa hay thịt, cá, trứng, cùng rau củ hoặc trái cây… để tốt cho hệ tiêu hóa và đúng vị của bé.
Bột ăn dặm chế biến sẵn sử dụng tiện lợi hơn so với bột ngũ cốc mẹ tự làm cho bé ăn dặm
Giá trị dinh dưỡngBột ăn dặm chế biến sẵn
– Bột ăn dặm chế biến sẵn cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể bé bao gồm đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
– Đồng thời, nó được bổ sung các vi dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí não cho bé (kể cả một số chất cơ thể khó tổng hợp) bao gồm Vitamin như A, B, K,…, chất khoáng như canxi, phốt pho, magie…, các axit amin cần thiết…
Lưu ý: cần cho bé sử dụng đa dạng, tránh chỉ dùng duy nhất 1 loại bột mà bé thích nhất, vì mỗi loại thực phẩm sẽ cho bé chất dinh dưỡng cần thiết khác nhau.
Bột ăn dặm chế biến sẵn khá đảm bảo vế dinh dưỡng
Bột ngũ cốc mẹ tự làm
– Ngũ cốc với gần 300 loại khác nhau đã được xác nhận là nguồn dinh dưỡng (chất xơ, chất béo có lợi, protein, vitamin và khoáng chất) và năng lượng dồi dào cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác (lợi tiêu hóa, chống oxy hóa…). Nó rất thích hợp cho nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của các bé tuổi ăn dặm.
– Tuy nhiên, để đảm bảo cung ứng nhu cầu dinh dưỡng rất cao của các bé, ba mẹ cần lưu ý về cách chế biến để tránh làm mất đi những chất dinh dưỡng quan trọng, đồng thời kết hợp thêm nguồn protein và chất béo từ động vật để tăng cường dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Bột ngũ cốc giàu dinh dưỡng và cả các lợi ích sức khỏe khác cho bé
Tính an toàn– Bột ăn dặm chế biến sẵn chắc chắn sẽ có lượng chất bảo quản nhất định, nó ít nhiều không có lợi với bé.
– Bột ngũ cốc mẹ tự làm sẽ “tự nhiên” hơn nhiều. Nhưng mẹ lưu ý rằng, bé có thể dị ứng với 1 vài loại ngũ cốc.
Sự phù hợp với khẩu vị trẻ ăn dặm– Nhiều dẫn chứng cho thấy trẻ dùng bột ăn dặm chế biến sẵn dễ chán ăn, ăn ít hay bỏ ăn và thiếu dinh dưỡng vì các loại bột này thường kết hợp khá nhiều loại thức ăn trong cùng 1 hộp bột.
– Chúng khiến bé không cảm giác được vị ngon riêng của từng loại thức ăn, dễ ngán và gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.
Bột ăn dặm chế biến sẵn kết hợp nhiều nguyên liệu dễ gây ngán, chán ăn ở bé
– Bột ngũ cốc mẹ tự chuẩn bị với hương vị rất tự nhiên, mẹ có thể chủ động kết hợp với các loại thực phẩm khác như sữa, thịt, cá, hay cả rau củ quả để cho ra món ăn với mùi và vị thơm ngon.
– Theo dõi phản ứng của bé trong từng cách chế biến và kết hợp mà mẹ có thể điều chỉnh để có được danh sách món ăn dặm thích hợp nhất với con yêu.
Bột ngũ cốc mẹ tự làm hương vị tự nhiên, có thể sàng lọc theo sở thích và nhu cầu dinh dưỡng của bé
So về lợi ích kinh tế– Không phải mẹ nào cũng có thời gian để đầu tư cho từng bữa ăn dặm của các bé. Khi đó bột ăn dặm chế biến sẵn sẽ là lựa chọn thích hợp cho cả con và mẹ.
– Nhưng nếu dùng bột ăn dặm chế biến sẵn, mẹ có thể sẽ phải chi đến trên 2 triệu đồng/1 tháng cho khoản ăn dặm của bé. Nếu tự làm bột ngũ cốc mẹ sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí, đổi lại là thời gian phải bỏ ra.
Như vậy nếu có điều kiện về thời gian thì việc chọn tự làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm vẫn tốt hơn, tự nhiên hơn và an toàn hơn cho bé. Nhưng còn tùy vào hoàn cảnh mà mẹ có sự lựa chọn thích hợp nhất cho cả mẹ và bé.
Đăng bởi: Đồng Nguyễn
Từ khoá: Tự làm bột ngũ cốc ăn dặm cho bé hay dùng bột ăn dặm chế biến sẵn?
Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Biếng Ăn: Mẹ Nên Làm Gì? trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!