Bạn đang xem bài viết Cách Làm Bánh Tằm Khoai Mì Dân Dã, Dẻo Mềm Thơm Ngon Nước Cốt Dừa được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyên liệu Cách làm bánh tằm khoai mìBước 1: Sơ chế khoai mì
Khoai mì bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi bào thành những lát mỏng. Sau đó, ngâm khoai mì trong thau nước muối loãng khoảng 2 tiếng rồi rửa sạch, để ráo.
Hết 2 tiếng, bạn cho khoai mì vào máy xay xay nhuyễn.
Bước 2: Vắt khoai mì
Khi khoai mì đã nhuyễn mịn thì bạn bỏ vào một tấm vải lưới và vắt cho thật khô. Tiếp tục vắt cho đến hết.
Phần nước khoai mì thu được sau khi vắt thì bạn chờ cho nó lắng xuống. Khi nước lắng xuống, bạn đổ nước đi để lấy phần bột dưới đáy.
Bước 3: Trộn bột khoai mì
Cạo lấy phần bột dưới đáy tô rồi trộn đều với khoai mì. Cho hết 400g bột năng, 100g đường, 1 muỗng cà phê muối vào tô khoai mì rồi tiếp tục trộn đều.
Đổ nước cốt dừa vào bột khoai mì, trộn lên rồi chia bột khoai mì thành 4 tô bằng nhau.
Mẹo: Cho bột năng vào khoai mì sẽ làm bánh dẻo và ngon hơn.
Bước 4: Làm nước màu
Bánh tằm khoai mì hôm nay sẽ có 4 màu: màu trắng, màu xanh, màu tím và màu hồng.
Cắt lá dứa thành những khúc nhỏ, cho một ít nước vào rồi xay nhuyễn. Chắt bỏ bã sẽ thu được nước lá dứa màu xanh.
Làm tương tự với củ dền. Củ dền gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy xay. Thêm một ít nước rồi xay nhuyễn. Lược lấy phần nước đỏ.
Để làm nước màu tím, bạn cho 50g lá cẩm vào 300ml nước. Nấu khoảng 5 phút sẽ thu được 250ml nước lá cẩm màu tím.
Màu trắng là màu nguyên chất, bạn không cần trộn bột khoai mì với loại nước nào cả.
Bước 5: Pha nước màu với bột khoai mì
Bước 6: Hấp bánh
Bạn chuẩn bị một chiếc nồi hấp. Lót lá chuối dưới đáy (quét một lớp dầu lên lá chuối để bánh không bị dính).
Sau khi hấp xong, bạn để cho bánh thật nguội và đem đi xắt.
Bước 7: Trình bày
Bạn cho từng phần bánh lên đĩa rồi xắt thành những sợi dài nhỏ. Làm tương tự cho đến khi hết.
Bạn chuẩn bị một cái đĩa. Xếp một ít dừa nạo lên rồi đặt bánh lên phía trên. Cứ một ít bánh bạn lại rắc một ít dừa nạo lên trên sao cho dừa nạo thấm hết xung quanh bánh. Cuối cùng, rắc muối mè lên rồi thưởng thức.
Thành phẩmWow! Cuối cùng thì món bánh tằm khoai mì cũng ra lò. Mặc dù khá nhiều công đoạn nhưng thành phẩm thì vô cùng xứng đáng phải không? Bánh có 4 màu rất bắt và kích thích, nhìn chỉ muốn ăn liền thôi đó! Mỗi loại thì đều có một mùi thơm đặc trưng nhưng loại nào cũng ngon hết sảy nha! Bánh thì ngọt ngọt, thơm thơm, beo béo lại vô cùng dẻo. Ngồi coi phim mà ăn bánh tằm khoai mì và uống trà thì còn gì tuyệt bằng?
Đăng bởi: Quỳnh Lê
Từ khoá: Cách làm bánh tằm khoai mì dân dã, dẻo mềm thơm ngon nước cốt dừa
Cách Làm Chè Trôi Nước Cốt Dừa Thơm Ngon Ai Cũng Mê
1. Chè trôi nước cốt dừa có gì đặc biệt?
Không phải ngẫu nhiên mà chè trôi nước cốt dừa trở thành món ngon được nhiều người yêu thích. Chè có hương vị ngọt lành, thanh mát trong sự kết hợp hoàn hảo giữa phần bánh nếp nhân đậu và nước cốt dừa. Chè rất dẻo, có độ quánh khi ăn và hương thơm hấp dẫn.
Ảnh: Sưu tầm
2. Cách làm chè trôi nước cốt dừa Chuẩn bị nguyên liệu
Đậu xanh xát vỏ: 50gr
Bột nếp 30gr
Bột năng (hoặc bột sắn dây): 2 thìa canh
Nước dừa: 300ml
Nước cốt dừa: 30ml
Đường: 80gr – 100gr tùy khẩu vị
Muối: 1 nhúm nhỏ
Dừa bào sợi: 1 bát con
Chế biến món ănBước 1: Làm nhân bánh
Đậu xanh rửa sạch, ngâm trong nước ấm từ 1h – 2h cho đậu mềm, nở nấu sẽ nhanh nhừ hơn.
Vo lại đậu 1 lần nữa cho sạch sau đó vớt ra rổ, để ráo.
Làm chín đậu xanh bằng cách hấp trong nồi cơm điện hoặc đun trên lửa vừa.
Khi đậu xanh sôi, dùng đũa sạch đảo đều và nấu thêm 15 – 20 phút cho chín thì đổ ra bát.
Chia đậu thành 2 phần: 30gr làm nhân bánh, phần còn lại để nấu cùng nước dừa.
Cho phần đậu xanh làm nhân vào máy xay sinh tố, thêm khoảng 100ml nước, 2 thìa cà phê đường và 1 thìa cafe muối rồi xay nhuyễn.
Đổ hỗn hợp vừa xay ra bát, để nguội nếu còn nóng. Dùng tay sạch vo tròn đậu xanh thành từng viên nhỏ để làm nhân bánh.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Làm vỏ bánh
Cho bột nếp vào bát sạch cùng một chút muối. Đổ từ từ nước ấm vào bát, vừa đổ vừa dùng tay nhào để bột dẻo và tránh vón cục.
Dùng màng bọc thực phẩm đậy kín bát bột vừa nhào, ủ khoảng 5 phút dưới nhiệt độ phòng giúp bột nở đều.
Lấy bột ra, nhồi đều tay, liên tục đến khi bột thành khối dẻo mịn, không dính là đạt.
Chia bột đã nhồi mịn thành từng viên nhỏ, vo tròn bằng cỡ quả bóng bàn.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 3: Nặn và luộc bánh
Cán dẹt các viên bột vừa vo tròn, đặt nhân đậu xanh vào giữa rồi gói kín để phần nhân nằm gọn trong phần bột. Nên dùng tay miết phần bột cho bao bọc trọn phần nhân. Tuyệt đối không để hở bánh để tránh nhân bục ra ngoài khi nấu chè.
Cho bánh trôi vào đun sôi cùng khoảng 1 lít nước ở lửa vừa tầm 10 – 15 phút. Thi thoảng khuấy nhẹ để bánh không bị dính, cháy ở đáy nồi. Khi bánh nổi lên, vỏ bánh căng và hơi trong lại là bánh chín.
Dùng muôi lỗ vớt bánh ra, thả vào bát nước lạnh giúp bánh không bị dính vào nhau.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 4: Nấu nước đậu xanh cốt dừa
Bỏ phần đậu xanh còn lại vào nồi. Trộn đều với 70gr đường.
Hòa tan 2 thìa canh bột năng với nước lạnh rồi đổ vào nồi đậu xanh. Vừa đổ vừa dùng đũa khuấy đều để bột tan đều và không vón cục
Cho khoảng 20ml nước dừa vào, bật bếp và nấu khoảng 3 – 5 phút tới khi sôi.
Thêm dừa bào sợi vào, khuấy đều cho hòa quyện và tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thiện món ăn
Chia bánh trôi đã luộc chín vào từng bát (mỗi bát từ 3 – 5 viên).
Chan nước đậu xanh cốt dừa cho ngập mặt bánh, rưới thêm chút nước cốt dừa để hoàn thành món ăn.
Thành phẩm sau khi chế biếnVậy là chúng mình đã hoàn thành món chè trôi nước cốt dừa thơm ngon rồi! Bánh trôi ăn mềm, mịn với phần nhân đậu xanh bùi bùi, ngọt thơm. Nước chè thanh nhẹ, thơm béo. Thưởng thức một thìa chè trôi nước đậu xanh, bạn sẽ cảm nhận rõ vị hòa quyện hoàn hảo giữa các nguyên liệu, đưa tâm hồn trở về trạng thái thư giãn, nhẹ nhàng đến lạ.
Ảnh: Sưu tầm
Chè ăn ngay khi còn nóng hoặc khi để nguội đều phù hợp. Không chỉ ăn vào dịp Tết, bạn có thể nấu chè làm món tráng miệng hoặc bữa phụ cho cả gia đình mình.
3. Lưu ý khi làm chè trôi nước cốt dừaĐể có món chè trôi nước cốt dừa ngon và giữ trọn hương vị, bạn đừng quên bỏ túi một vài lưu ý nho nhỏ sau:
Khi đun chín đậu xanh, lưu ý, đổ nước đun xâm xấp mặt đậu. Đổ quá ít có thể khiến đậu bị sát vào nồi gây cháy; đổ quá nhiều sẽ dễ bị trào ra ngoài khi nước sôi.
Hãy căn cứ vào sở thích của thành viên trong nhà để điều chỉnh lượng đường nấu chè cho phù hợp.
Trong lúc nặn bánh, nếu phần vỏ còn thừa khi phần nhân đã hết, bạn có thể nặn thành bánh chay để tiết kiệm nguyên liệu.
Chè không dùng hết thì để nguội rồi đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh trong 2 – 3 ngày. Trước khi ăn lại thì cho vào lò vi sóng quay khoảng 3 phút ở nhiệt vừa phải.
Để món chè thêm bắt mắt, bạn có thể tạo màu cho bánh trôi bằng cách xay nhuyễn bí đỏ, lá dứa, cà rốt, ruột gấc,… và nhào cùng bột.
Đăng bởi: Dũng Hoàng
Từ khoá: Cách làm chè trôi nước cốt dừa thơm ngon ai cũng mê
Cách Làm Bánh Nếp Đường Phèn Mềm Dẻo Thơm Ngon Ngay Tại Nhà
Ở Việt Nam hay bất kỳ tại vùng miền nào khi có dịp lễ, Tết người ta thường sum vầy họp mặt gia đình. Trong lúc gia đình đông đủ, những bà nội trợ thường hay trổ tài làm những món ăn ngon để chiêu đãi cả nhà.
Và làm bánh cũng là một trong những nét đẹp truyền thống của gia đình Việt.
Bánh nếp đường phèn được làm từ bột nếp mềm, dai dai phủ đầy lớp nước sốt từ đường phèn ngọt nhẹ cùng với chút gừng ấm nóng, mè rang…
Làm bánh như một lời chúc năm mới vẹn toàn, mọi sự đều may mắn, vui vẻ…
CГЎch lГ m bГЎnh nбєїp Д‘Ж°б»ќng phГЁn ngay tбєЎi nhГ
Nguyên liệu cách làm bánh nếp đường phèn
Bột nếp: 100 gam
Nước ấm: 85 ml
Đường phèn: 150 gam
Gừng: 1/2 củ
Đậu phộng rang: 20 gam
Mè đen: 5 gam
Mè trắng: 5 gam
Cách làm bánh nếp đường phèn đơn giản ngay tại nhà Bước 1: Nhào bộtBạn cho 100gam bột nếp, 85ml nước ấm vào tô to, trộn đều hỗn hợp và dùng tay nhào thật kĩ đến khi thành khối bột dẻo mịn, mượt.
Nhào bột nếp thật mềm và dẻo
Bước 2: Tạo viên bộtTiếp đó dùng khăn ấm để đậy bột lại, cho bột nghỉ trong khoảng 15 phút. Khi bột đã nghỉ đủ thời gian thì bạn lấy bột ra, chia thành từng phần nhỏ bằng nhau và vo tròn thành từng viên.
Chia bột thành các phần bằng nhau
Bước 3: Luộc bánhChuẩn bị một chiếc nồi có sẵn nước sạch. Đun nước cho sôi rồi thả lần lượt các viên bánh nếp vào nồi. Luộc cho bánh chín mềm, khi bánh nổi trên mặt nước và chuyển sang màu trong thì vớt bánh ra đĩa.
Luộc bánh nếp đường phèn
Bước 4: Hoàn thành và thưởng thứcSau khi bánh nếp đã được các bạn cho bánh nếp ra dĩa sâu lòng. Rắc mè đen và trắng lên trên bánh cùng với đậu phộng rang đã giã nhỏ trước. Khi ăn bạn rưới nước đường phèn lên trên là dùng ngon nhất.
Những lưu ý để có mẻ bánh ngon và chuẩn vị nhấtKhi nhào bột các bạn cần chú ý tỉ lệ bánh với nước sao cho bánh được mềm và dẻo nhất.
Nặn viên bánh thì các bạn chú ý kích cỡ bánh bằng nhau. Không được viên to quá hay viên nhỏ quá như vậy bánh sẽ chín không đều.
Và thưởng thức nhớ phải thưởng thức khi bánh còn nóng. Như vậy bánh mới thơm ngon và chuẩn vị nhất.
Bánh nếp đường phèn đã được hoàn thành
Cách làm bánh nếp đường phèn đã hoàn thành. Thật đơn giản và dễ thực hiện phải không nào? Các bạn không mất quá nhiều thời gian và chỉ trong một thời gian ngắn là cả nhà có ngay món Bánh nếp đường phèn tráng miệng ngày đầu năm hoặc những kỳ nghỉ khi bạn rảnh dỗi rồi đó. Các bà nội trợ hãy nhanh tay lưu ngay công thức làm bánh và thực hiện ngay thôi nào!
Đăng bởi: Sương Sương
Từ khoá: Cách làm bánh nếp đường phèn mềm dẻo thơm ngon ngay tại nhà
Bánh Mì Tươi Là Gì Và Cách Làm Bánh Mì Tươi Thơm Ngon
Bánh mì là món ăn quen thuộc với người Việt và đã trở thành một trong những món ăn đường phố nổi tiếng. Thế nhưng, đó không phải là loại bánh mì duy nhất ở nước ta. Bởi vì, còn một loại bánh mì cũng được khá nhiều người ưa chuộng, loại bánh mì này được gọi là bánh mì tươi. Vậy bánh mì tươi là gì, cách làm bánh mì tươi như thế nào?
Bánh mì tươi là món ăn phổ biến của người Việt (Ảnh: Internet)
Bánh mì tươi là gì?
Bánh mì tươi là loại bánh thuộc dòng bánh mì và được chế biến từ nguyên liệu bột mì hay bột ngũ cốc rồi ủ cho lên men và nướng chín. Mặc dù nhìn chung, bánh mì tươi có cách làm khá giống với bánh mì nhưng hương vị bánh mì tươi hoàn toàn khác. Nếu bánh mì chỉ ngon khi mới ra lò thì bánh mì tươi có thể bảo quản từ 5 đến 7 ngày. Bánh mì tươi mềm, tơi, xốp, có hương vị khá giống bánh bông lan nhưng chưa đạt đến độ mềm như bánh bông lan. Đó cũng chính là đặc điểm của bánh mì tươi. Đặc điểm này được hình thành do trong quá trình chế biến, loại bột mì dùng để làm bánh mì tươi có pha thêm thành phần bột bánh bông lan. Bên cạnh đó, bánh mì tươi có nhiều hương vị khác nhau. Có thể là bánh mì tươi ngọt hay bánh mì tươi mặn tùy thuộc vào sở thích của người chế biến. Bánh mì tươi ngọt có thể cho thêm các loại mứt như mứt dứa, mứt dâu, mứt cam,…các loại hoa quả khô mà được sử dụng nhiều nhất là nho khô. Bánh mì tươi mặn có chứa nhân bên trong. Nhân bánh mì này có thể là xúc xích, phô mai, chà bông,…khá hấp dẫn.
Cách làm bánh mì tươi ngọt đơn giản
Cách làm bánh mì tươi khá đơn giản (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm bánh mì tươi
235 gr bột bánh mì
100 gr bột
6 gr men instant yeast
50 gr sữa tươi
150 ml whipping cream
Đường, muối, sữa bột, 1 quả trứng gà
Một phần tangzhong
Cách làm bánh mì tươi
Bước 1:
Làm ấm sữa ở nhiệt độ khoảng 38 độ C. Cho men vào và dùng muỗng gỗ quậy đều để men nở (khoảng 10 – 15 phút).
Trộn hỗn hợp whipping cream, muối, đường, trứng, tangzhong. Khuấy cho tan đều, sau đó thêm vào phần sữa có men đã chuẩn bị (Tangzhong được làm bằng cách hòa bột mì vào nước và đặt lên bếp khuấy trên lửa nhỏ đển khi bột sánh đặc lại).
Bước 2:
Trộn đều bột, bột bánh mì và đánh máy với tốc độ nhỏ nhất. Trong khi đó, chế từ từ hỗn hợp ở bước 1 vào, quậy đến khi thành 1 khối thì bắt đầu nhồi.
Khi nhồi thì bạn cho thêm dầu ăn vào hỗn hợp và có thể tăng từ từ bột áo. Nhồi bột cho đến khi đúng độ thì dừng. Mẹo để thử xem bột đã được chưa là nhúng ngón tay vào nước rồi nhấn vào khối bột. Nếu bột đàn hồi trở lại vị trí ban đầu là được.
Bước 3:
Cho bột đã nhồi vào tô, quét dầu để áo bột trải 1 lớp dầu mỏng. Sau đó, ủ đến khi bột nở gấp đôi.
Bước 4:
Làm nóng lò nướng trong 10 phút rồi cho bột vào nướng 35 phút ở 350 độ F.
☆
☆
☆
☆
☆
Điểm: 3.84 (12 bình chọn)
{{#error}}
{{error}}
{{^error}}
Cảm ơn đã bình chọn!
{{/error}}
Lỗi! Xin vui lòng thử lại sau!
Cách Làm Bánh Flan Dừa Thơm Mọng, Ngon Tuyệt Đỉnh
1. Giới thiệu bánh flan
Bánh flan có tên tiếng Pháp là caramel. Ngoài ra nhiều người còn gọi nó với một cái tên “thuần Việt ” là bánh lăng. Loại bánh này có nguồn gốc từ nền ẩm thực Châu Âu và hiện nay đã xuất hiện phổ biến trên toàn thế giới. Hiện nay nó đã xuất hiện ở Việt Nam và trở thành một món ăn tráng miệng hay ăn xế được các bạn nhỏ yêu thích.
Ảnh: Sưu tầm
2. Công thức làm bánh flan dừaKhẩu phần ăn Thời gian sơ chế Thời gian nấu Tổng thời gian
2 – 4 người 15 phút 45 phút 1 giờ
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Trứng gà: 5 quả
Sữa đặc có đường: 1/2 hộp
Sữa tươi không đường: 400ml
Nước cốt dừa: 200ml
Chanh: 1/2 quả
Gia vi: Đường, ống vani
Ảnh: Sưu tầm
Cách làm bánh flan dừaBước 2: Làm caramen
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Làm bánh flan nước cốt dừa
Cho 3 quả trứng gà vào tô, 2 quả còn lại thì tách ra chỉ lấy lòng đỏ. Sau đó, bạn đánh nhẹ tay và đều để không bị tạo ra nhiều bọt. Tiếp theo cho sữa đặc, sữa tươi không đường, nước cốt dừa vào khuấy đều. Đến cuối cùng thì cho vani vào cho thơm. Được một hỗn hợp thì bạn dùng rây để lọc phần hỗn hợp đó ra để có một hỗn hợp mềm mịn và không có cặn.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 3: Hấp cách thủy bánh flan dừa
Ảnh: Sưu tầm
Thành phẩm đạt đượcẢnh: Sưu tầm
3. Công thức làm bánh flan với trái dừaKhẩu phần ăn Thời gian sơ chế Thời gian nấu Tổng thời gian
2 – 4 người 20 phút 45 phút 1 giờ 5 phút
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Dừa xiêm đã tách vỏ: 2 quả
Trứng gà: 5 quả
Lá dứa: 1 bó
Bột rau câu: 1 gói
Sữa tươi: 400ml
Ảnh: Sưu tầm
Cách làm bánh flan thạch dừa lá dứaBước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Làm rau câu thạch lá dứa
Bạn lấy nước cốt lá dứa pha cùng với bột rau câu, khuấy đều rồi cho lên bếp và đun sôi. Đun sôi khoảng 2 phút rồi tắt bếp, bạn đổ vào khuôn, đợi nguội rồi bỏ ngăn mát tủ lạnh.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Làm bánh flan
Tương tự với cách làm của bánh flan bạn cho 3 quả trứng cùng 2 lòng đỏ trứng gà, cho tiếp sữa đặc, sữa tươi không đường vào và khuấy đều nhưng nhẹ để không có bọt. Bạn có thể cho thêm nước cốt dừa hoặc vani cho bánh flan thêm ngon và béo ngậy. Sau khi đã trộn được hỗn hợp thì bạn rây qua để được một hỗn hợp mịn.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 3: Tạo khuôn bánh flan dừa
Ảnh: Sưu tầm
Thành phẩm đạt đượcẢnh: Sưu tầm
4. Mẹo làm flan dừa ngon
Sau khi đã hoàn thành 2 công thức làm bánh flan dừa thì sau đây là một trong số những mẹo mà bạn cần lưu ý khi chế biến:
Lúc đánh hỗn hợp trứng – sữa thì bạn nên đánh nhẹ nhàng để không có bọt nổi lên hạn chế bánh flan bị rỗ.
Ngoài ra khi hấp cách thuỷ bánh flan bạn cũng nên không để nước sôi quá và đậy nắp nồi không kín dẫn đến nước nhỏ vào bánh khiến bánh bị rỗ.
Dùng nước cốt chanh nấu cùng đường caramen để khi bị khét đường cũng sẽ không bị đắng. Đặc biệt lúc nấu caramen bạn nên khuấy đều tay.
Đăng bởi: Vũ Tuấn
Từ khoá: Cách làm bánh Flan dừa thơm mọng, ngon tuyệt đỉnh
Cách Làm Bánh Thuẫn Bột Mì Mềm Xốp Cực Ngon
1. Giới thiệu bánh thuẫn bột mì
Bánh thuẫn không chỉ là món bánh đặc sản mang đượm hồn quê miền Trung mà còn là món quà ý nghĩa cầu chúc cho năm mới nhiều may mắn. Món bánh giòn rụm thơm lựng này được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản đó là trứng, bột mì, đường, bột bình tinh (hay còn gọi là bột huỳnh tinh, bột củ dong) và nước cốt gừng.
Cách làm bánh thuẫn bột mì không khó. Sau khi pha bột xong, người ta thêm nước gừng và tạo hình bánh rồi đem đi nướng chín. Khâu tốn công nhất là đánh bột. Phải đánh cho tới khi nổi bọt lên thì mới bắt đầu đổ khuôn như vậy bánh mới ngon và giòn xốp. Tưởng là khó nhưng thời gian chế biến chỉ mất khoảng 20-30 phút. Một mẻ bánh có thể làm ra 5-10 chiếc và có thể bảo quản được lâu.
Ảnh: sưu tầm
2. Cách làm bánh thuẫn bột mì từ A-ZKhẩu phần Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Tổng thời gian
8 bánh 20 phút 20 phút 40 phút
Chuẩn bị nguyên liệu
Bột mì số 8: 150g
Bột bình tinh: 150g
Trứng gà: 4 quả
Vani: 1 ống dạng bột (hoặc 2ml vani dạng lỏng)
Đường trắng: 50g
Bột nở: 1 muỗng
Gừng: 1 củ nhỏ
Ảnh: sưu tầm – bột bình tinh
Cách làm bánh thuẫn bột mìBước 1:
Rây qua bột mì, bột bình tinh để lấy phần bột mịn rồi cho vào âu.
Cho bột nở vào bột rồi âu trộn đều. Thêm nước lọc, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp bột lỏng, hơi sệt
Bước 2:
Đập trứng vào một âu khác, dùng máy đánh trứng đánh ở tốc độ vừa. Khi thấy trứng bông lên thì cho đường vào đánh tiếp một lúc để đường tan và hòa đều vào trứng.
Bước 3:
Cho phần bột dạng sệt vào âu trứng, khuấy đều một lúc để hai hỗn hợp hòa quyện với nhau
Thêm vani, nước cốt gừng và trộn đều lần nữa để tạo thành khối bột đặc, không bị lợn cợn
Bước 4:
Dùng bếp củi nướng bánh là ngon nhất. Nếu không có, bạn có thể dùng các thiết bị nướng bánh hiện đại như lò nướng, nồi chiên không dầu.
Ảnh: sưu tầm
Với bếp củi:
Nhóm lửa bếp củi, khi thấy than hồng thì quét một lớp dầu ăn mỏng vào khuôn bánh và đặt lên bếp
Múc một muôi bột vừa đủ cho vào khuôn, rạch một đường chữ thập trên mặt bánh để bánh nở thành hình bông hoa đẹp mắt
Quạt lửa đều tay cho bánh chín vàng, nở bung
Bạn kiểm tra bánh đã chín hay chưa bằng cách dùng que tăm gỗ xiên vào bánh. Nếu tăm ướt thì bánh chưa chín, tăm khô là bánh đã chín.
Bạn lấy bánh ra khỏi khuôn, để nguội và thưởng thức.
Ảnh: sưu tầm
Với lò nướng, nồi chiên không dầu
Bạn làm nóng lò ở 150-160 độ khoảng 3 phút
Dùng khuôn bánh nhỏ, quét dầu ăn vào lòng khuôn
Đổ bột bánh vào khuôn, khía chữ thập trên mặt bánh
Cho bánh vào lò nướng, đặt nhiệt độ 180-200, nướng trong 5-10 phút
3. Thành phẩm bánh thuẫnẢnh: sưu tầm
4. Mẹo trong cách làm bánh thuẫn bột mì
Bạn có thể thay bột mì số 8 thành bột năng
Khi trộn bột bạn nên thực hiện theo 1 chiều để tránh làm bánh bị chai, không được xốp
Lửa nướng bánh nên đều, không để quá lớn hay quá nhỏ
Bạn nên dùng vani để giảm mùi tanh của trứng. Dùng vani dạng lỏng sẽ đỡ đắng hơn vani dạng bột
Đăng bởi: Béo Béo
Từ khoá: Cách làm bánh thuẫn bột mì mềm xốp cực ngon
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Bánh Tằm Khoai Mì Dân Dã, Dẻo Mềm Thơm Ngon Nước Cốt Dừa trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!