Xu Hướng 10/2023 # Cách Làm Heo Quay Da Giòn Bằng Lò Nướng Tại Nhà Ngon Cực # Top 10 Xem Nhiều | Ltzm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Làm Heo Quay Da Giòn Bằng Lò Nướng Tại Nhà Ngon Cực # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Heo Quay Da Giòn Bằng Lò Nướng Tại Nhà Ngon Cực được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách làm heo quay da giòn bằng lò nướng tại nhà ngon cực

Heo quay là món ăn được ưa chuộng ở Việt Nam trong những dịp lễ tết nhờ hương vị thơm ngon và lớp da giòn rụm. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm heo quay tại nhà, đảm bảo thành công ngay từ lần đầu tiên thực hiện.

1Nguyên liệu và dụng cụ làm heo quay

2Cách làm heo quay bằng lò nướng giòn rụm tại nhà Bước 1 Sơ chế thịt heo

Thịt heo các bạn lóc bỏ xương và mỡ thừa sau đó đem rửa với dung dịch nước ấm pha với 4 muỗng canh giấm và 4 muỗng canh muối.

Trong quá trình rửa các bạn dùng dao cạo sạch lớp da, lưu ý nhẹ tay tránh làm rách da heo để da được nổ giòn đều hơn.

Rửa lại bằng nước sạch 2 lần và dùng khăn ăn thấm để miếng thịt được khô ráo hoàn toàn.

Dùng dao khứa trên phần thịt khoảng 1-2 cm để khi ướp thịt sẽ thấm đều gia vị hơn.

Bước 2 Ướp gia vị

Pha hỗn hợp bột khô gồm: 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột tỏi, 1/2 muỗng cà phê bột ớt, 1/2 muỗng cà phê bột gừng, 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương và 1 muỗng cà phê tiêu.

Sau đó, dùng bao tay thoa gia vị thật kỹ lên mặt dưới và các mặt bên của miếng thịt, không thoa lên phần da.

Tiếp tục pha hỗn hợp gồm: 1/2 viên chao, 1/2 muỗng canh tương ăn phở, 1/2 muỗng canh nước tương và 1 muỗng cà phê dầu hào.

Đun 1 nồi nước sôi để luộc thịt trong vòng 20 phút. Không để nước ngập lên phần da.

Dùng 1 cây nĩa hoặc 1 bó xiên thịt nướng đâm lên phần da heo, cách này giúp da heo khi nướng sẽ nổ giòn hơn.

Bước 3 Nướng thịt

Pha hỗn hợp gồm: 1 muỗng canh giấm, 1/2 muỗng cà phê bột nở (baking soda), 1/2 muỗng cà phê muối.  Trộn đều hỗn hợp và quét lên phần da heo. Lưu ý cần thấm cho da thật khô rồi mới quét lên.

Làm nóng lò với chế độ lửa trên và dưới ở 200°C trong 10 phút.

Để miếng thịt lên vỉ nướng và cho vào lò nướng ở 200°C trong 20 phút.

Mẹo: Để các loại rau củ hay trái cây bên dưới vỉ như lê, táo, su hào, cà rốt, củ cải trắng,… để sau khi nướng lò ít bị bám bẩn và rất dễ lau chùi.

Sau 20 phút, lấy khay ra và tiếp tục quét hỗn hợp giấm – bột nở – baking soda lên phần da và nướng tiếp ở 230°C trong 10 phút hoặc đến khi da nổ phồng đều rồi tắt lò.

Bước 4 Thành phẩm

Thịt heo nướng chín vô cùng hấp dẫn với màu vàng ươm, lớp da giòn và tỏa mùi thơm khó cưỡng.

3Thưởng thức

4Lưu ý khi làm thịt heo quay bằng lò nướng

Trong quá trình ướp thịt bạn tránh cho quá nhiều đường, việc này dễ làm món thịt heo quay dễ cháy hơn.

Bạn cũng có thể đặt thêm một cốc nước vào lò vi sóng khi nướng thịt sẽ khiến thịt heo quay được mềm, không bị khô.

Chiên thịt heo với lửa lớn để miếng thịt được chín vàng đều màu, thịt nạc không bị khô và không bị chảy mỡ.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Cách Làm Giò Thủ Dai Giòn, Ngon Cực Đơn Giản Tại Nhà

Giò thủ thường được các gia đình làm trong dịp lễ Tết cổ truyền như một nét văn hóa ẩm thực. Đĩa giò đầy đặn tượng trưng cho sự trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà.

Nguyên liệu

Tai heo: 500 g

Lưỡi heo: 500 g

Thịt chân giò: 300 g

Nấm mèo: 50 g

Nấm hương: 100 g

Hành tím: 2 củ

Lá chuối (hoặc khuôn inox, chai nhựa)

Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Ngâm nấm mèo trong nước nóng khoảng 10 phút để nở hoàn toàn. Sau đó, đem cắt bỏ chân, rửa sạch và thái sợi nhỏ. Cách làm tương tự đối với nấm hương.

Rửa sạch tai heo, lưỡi heo và thịt chân giò với nước muối loãng. Sau đó cho tất cả vào luộc sơ qua, bỏ thêm vào một thìa muối và một thìa giấm (không nên luộc riêng từng bộ phận mà nên luộc chung với nhau, sẽ ngon và đậm vị hơn. Nếu luộc riêng, thịt dễ bị nhạt). Khi nước sôi thì tắt bếp, vớt tất cả ra ngâm với nước lạnh để thịt không bị thâm.

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và cắt nhỏ.

Bước 2: Ướp và xào thịt

Thái nhỏ tai heo, lưỡi heo và thịt chân giò thành miếng vừa ăn rồi tiến hành tẩm ướp với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, ½ thìa đường, 1 thìa hành tím băm nhỏ và 1 thìa hạt tiêu. Trộn đều cho thịt ngấm vị. Để khoảng 30 phút là được.

Đặt chảo lên bếp, cho vào một thìa dầu ăn. Đợi cho dầu sôi thì bạn cho vào một thìa hành tím băm nhỏ vào phi thơm.

Khi hành đã dậy mùi thơm thì cho tất cả thịt heo vào xào, cho thêm một chút hạt nêm và nước mắm sao cho phù hợp với khẩu vị. Bạn cần đảo đều tay để thịt ngấm gia vị và chín đều. Sau khi thịt heo đã săn lại thì cho nấm mèo và nấm hương vào xào cùng.

Lưu ý: Đun lửa vừa cho đến khi thịt heo ra mỡ và nấm thấm gia vị thì tắt bếp. Không nên xào quá chín sẽ khiến giò bị khô, cứng.

Bước 3: Cách gói giò thủ

Ở bước này, bạn có thể lựa chọn gói giò bằng khuôn, bằng lá chuối hoặc bằng chai nhựa:

Gói giò xào bằng khuôn inox

Chuẩn bị một chiếc khuôn inox đã được rửa sạch.

Lót nilon vào đáy khuôn hình trụ. Sau đó, nhồi thật chặt tay phần nguyên liệu giò thủ vừa xào vào khuôn. Nếu có thể, đặt một vật nặng phía trên để nén chặt giò xào bên trong.

Gói giò thủ bằng chai nhựa:

Bạn rửa sạch chai nhựa, đem phơi ráo nước rồi cắt bỏ phần đầu chai. Đục vài lỗ nhỏ ở đáy chai để giò có chỗ thoát khí.

Khi thịt vẫn còn nóng, bạn bắt đầu cho vào chai và nén thật chặt để thịt lấp đầy chai, không có kẻ hở (có thể dùng chày để nén cho chặt). Sau đó dùng túi nilon hoặc lá chuối bọc phần miệng chai lại.

Gói giò thủ bằng lá chuối

Lá chuối rửa sạch, đem phơi khô.

Trước khi gói, để làm lá chuối mềm hơn và giúp việc cuốn thịt dễ dàng, bạn hơ nhanh lá chuối trên lửa nhỏ.

Trải lá chuối ra, đổ hết phần thịt đã xào lên. Gói lá chuối lại rồi dùng dây lạt hoặc dây nilon để cột chặt giò thủ để định hình cho cây giò thẳng, không bị méo.

Lưu ý: Nên gói giò khi giò còn nóng để có độ kết dính. Gói lá chuối thật chặt tay để thành phẩm sau khi hoàn thành tròn đều, đẹp mắt.

Đăng bởi: Dương Khải

Từ khoá: Cách làm giò thủ dai giòn, ngon cực đơn giản tại nhà

Cách Làm Món Gà Nướng Muối Ớt Ngon Giòn, Đậm Đà Hương Vị Tại Nhà

1. Cách chọn gà để món gà nướng muối ớt thêm thơm ngon

Món gà nướng muối ớt là món ăn kèm mang lại cảm giác lạ miệng cho bữa ăn thêm ngon. Bạn có thể thưởng thức món ăn này kèm với cơm trắng, hoặc ăn cùng với các món rau củ trộn cũng ngon miệng.

Và để làm được món gà nướng muối ớt thơm ngon, đậm vị thì khâu lựa chọn gà để làm cũng vô cùng quan trọng. Bởi nếu lựa chọn gà không kỹ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu chế biến và hương vị sau này của món ăn.

Do đó, khi lựa gà để làm gà nướng muối ớt, các bạn cần lưu ý những điều sau :

+ Hãy lựa chọn những con gà tơ để thịt được thơm và mềm. Gà quá già sẽ khiến thịt mất đi vị thơm riêng vốn có. Và thịt cũng bị dai, gây mất ngon khi thưởng thức món ăn.

+ Loại gà nên lựa chọn đó là giống gà tre hoặc gà mái tơ.

+ Không nên chọn những con gà quá to. Hãy ưu tiên lựa chọn những con gà vừa và nhỏ.

+ Nếu bạn không mua được gà nguyên con mà đã mổ sẵn thì hãy chọn những con gà có lớp da vàng cùng lớp mỡ vừa phải. Nếu lớp mỡ dày sẽ khiến món gà nướng muối ớt bị ngấy và khó ăn hơn rất nhiều.

2. HЖ°б»›ng dбє«n cГЎch lГ m gГ  nЖ°б»›ng muб»‘i б»›t tбєЎi nhГ

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Những nguyên liệu cần phải chuẩn bị để làm món gà nướng muối ớt đó là :

2.2. CГЎc bЖ°б»›c lГ m gГ  nЖ°б»›ng muб»‘i б»›t ngay tбєЎi nhГ

Bước 1 : Sơ chế gà trước khi tẩm ướp gia vị

+ Nếu mua gà nguyên con, bạn hãy làm sạch gà và sử dụng thêm muối để sát khuẩn, khử mùi hôi đặc trưng của gà.

+ Sau đó, dùng dao sắc để mổ phanh gà, đồng thời ép chặt và khía lên thân gà những đường dao dài để tiện cho gia vị tẩm ướp bước sau ngấm kỹ và đều hơn.

+ Rửa sạch củ nghệ và gọt vỏ, sau đó xay nhuyễn với 2 củ hành tím đã cắt nhỏ để lấy nước cốt.

+ Nguyên liệu khác như rau sống và ớt thì cần được rửa sạch và để cho ráo nước. Riêng ớt hiểm thì bạn nên giã nhuyễn để dễ sử dụng cho những bước sau.

Bước 2 : Tẩm ướp gia vị

Khâu tẩm ướp gia vị cho món gà nướng muối ớt vô cùng quan trọng. Do đó, bạn cần :

+ Sử dụng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm + 1 thìa muối + 2 thìa dầu ăn + 2 thìa đường + 1 thìa hạt nêm + ½ thìa tiêu + ớt giã nhuyễn để tạo thành hỗn hợp sánh đặc. Bạn hãy khuấy cho thật đều để cho các nguyên liệu được tan ra.

+ Sau đó, đem gà đã khía vào một cái chậu to và sạch. Đồng thời đổ lên thân gà hỗn hợp nước sốt vừa làm để thấm đều. Hãy sử dụng bao tay để xoa nước sốt thấm đều vào thớ da, thớ thịt của gà.

+ Sau khi đã xoa đều nước sốt, bạn hãy bỏ gà vào ngăn mát tủ lạnh để ướp lạnh trong khoang 30-45 phút.

BЖ°б»›c 3 : Tiбєїn hГ nh nЖ°б»›ng gГ

Có rất nhiều cách để bạn nướng món gà nướng muối ớt, cụ thể :

+ Cách 1 : Nướng gà nướng muối ớt trên than hoa

Đầu tiên, bạn hãy nướng than hoa để than được hồng đều. Sau đó kẹp chặt gà vào vỉ nướng sạch và đặt gà lên bếp. Hãy dùng quạt để điều chỉnh độ hồng của than, tránh cho việc nướng gà bị cháy xém hoặc chín không đều.

Trong quá trình nướng, bạn nên lật gà thường xuyên và sử dụng thêm nước cốt hành nghệ để quét lên trên bề mặt gà để lớp da được bóng mượt, vàng giòn mà không bị khô.

Khi nướng gà bằng than hoa, bạn chỉ cần nướng khoảng 2 tiếng là đã đủ để gà chín. Hoặc quan sát thấy thịt gà ngả sang màu cánh gián với mùi thơm hấp dẫn là bạn đã có thể thưởng thức.

+ CГЎch 2 : NЖ°б»›ng gГ  nЖ°б»›ng muб»‘i б»›t bбє±ng lГІ nЖ°б»›ng tбєЎi nhГ

Bạn có thể nướng gà muối ớt bằng chính lò nướng ngay tại nhà. Đầu tien, hãy bật lò nướng ở mức nhiệt độ là 350 độ. Sau đó đặt gà vào trong lò khoảng 20 phút rồi lật gà.

Hãy nhớ quét thêm lớp nước cốt hành nghệ và nướng tiếp gà khoảng 30 phút trong điều kiện nhiệt độ đạt 450 độ.

Cứ 20 phút bạn hãy lật gà và quét thêm lớp cốt hành nghệ cho tới khi chín hẳn với màu vàng ươm.

+ Cách 3 : Nướng gà nướng muối ớt bằng nồi chiên không dầu

Ngay giờ đây các bạn đã có thể làm món gà nướng muối ớt với nồi chiên không dầu ngay tại nhà. Hãy đem gà tẩm ướp đủ gia vị vào nồi chiên không dầu với nhiệt độ 200 độ. Hãy chú ý đảo gà, quét thêm lớp nước cốt hành nghệ với tần suất 15 phút/ lần. Nếu quan sát thấy gà đã ngả sang màu vàng óng thì món gà nướng muối ớt đã hoàn thành.

Bước 4 : Trang trí và thưởng thức món gà nướng muối ớt

Sau khi nướng gà xong ,các bạn hãy chặt gà ra một chiếc đĩa to vừa đủ phần gà. Sau đó trang trí thêm rau củ cắt tỉa và xếp cùng với rau sống. Sau đó hãy thưởng thức món gà nướng muối ớt cùng gia đình thân yêu.

3. Cách làm muối chấm chuẩn vị cho món gà nướng muối ớt

Để tăng thêm hương vị thơm ngon, đậm đà cho món gà nướng muối ớt thì bạn không nên bỏ qua giai đoạn làm muối chấm dành riêng cho món ăn này.

Cách làm muối chấm chuẩn vị cho món gà nướng muối ớt cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần :

Đăng bởi: Trần Mỹ Uyên

Từ khoá: Cách làm món gà nướng muối ớt ngon giòn, đậm đà hương vị tại nhà

2 Cách Làm Heo Rừng Nướng Đậm Vị, Ngon Khó Cưỡng

Nguyên liệu làm món heo rừng nướng sả ớt

1,5 kg thịt heo rừng

200g nước sốt ướp thịt nướng

Gia vị: sả, ớt, hành tím, tỏi, hạt nêm, muối hạt, mật ong, rượu vang

Dụng cụ: bao tay, vỉ nướng, dao, bếp than

Cách làm heo rừng nướng sả ớt

Bước 1 Sơ chế thịt heo rừng

Thịt heo rừng khi mua về bạn cắt ra thành miếng dài và mỏng sau đó đem thịt ngâm với nước muối hạt pha loãng trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại thật sạch với nước rồi để ráo.

Mẹo hay:  Thịt mua về bạn đem rửa sạch sau đó mang đi chần thịt heo với nước sôi cùng 10ml rượu trắng hoặc 10ml giấm chua để giúp tẩy sạch mùi hôi có trong thịt heo rừng.

Bước 2 Sơ chế các nguyên liệu khác

Bạn lột vỏ và làm sạch 5 nhánh sả, 5 trái ớt, 3 tép hành tím, 3 tép tỏi. Sau đó dùng dao băm thật nhuyễn để tiến hành làm nước sốt ướp thịt.

Bước 3 Ướp thịt

Cho tất cả sả, ớt, tỏi, hành tím đã băm nhuyễn vào cùng 1 cái tô. Sau đó bạn cho 200g nước sốt thịt nướng vào cùng 5g hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 30ml dầu ăn, 30ml mật ong, 20ml rượu vang đỏ để tăng thêm hương vị cho món ăn. Lúc này trộn đều hỗn hợp lên trong khoảng 30 giây.

Kế đến, bạn cho hỗn hợp trực tiếp lên phần thịt heo rừng sống để ướp. Dùng bao tay bóp trộn đều cho nước sốt thấm đều từng thớ thịt để khi nướng sẽ ăn rất ngon.

Ướp hỗn hợp này trong khoảng 45 đến 60 phút để thịt heo rừng thấm đẫm nước sốt.

Bước 4 Nướng thịt

Bạn chuẩn bị một bếp than rực lửa, nếu không có bạn có thể sử dụng lò nướng. Đặt lên bếp một cái vỉ nướng và cho từng miếng thịt đã được ướp lên vỉ nướng để nướng. Nướng cho đến khi hai mặt của miếng thịt vàng giòn đều là được.

Thành phẩm

Miếng thịt heo rừng được nướng bằng bếp than sẽ giữ được nguyên vẹn hương vị thơm ngon, ngọt nước của thịt thêm một chút cay của sả ớt làm món ngon này không thể cưỡng lại được.

Nguyên liệu làm món heo rừng nướng sa tế

1kg thịt heo rừng

10ml rượu trắng

20ml sữa đặc

20ml mật ong

Gia vị: Tỏi, sa tế, nước tương, tương ớt, dầu mè, dầu ăn, bột nêm, tỏi bột, muối hạt

Dụng cụ: Vỉ nướng, bếp than, bao tay,dụng cụ khò lửa

Cách làm món heo rừng nướng sa tế

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Thịt heo rừng còn sống bạn dùng dụng cụ khò lửa để thui lớp thịt ngoài, thui cho đến khi lớp thịt ngoài cháy xém đều thì bạn đem đi cạo, rửa thật sạch với nước muối hạt pha loãng và 5ml rượu trắng để khử mùi tanh. Sau cùng, bạn đem đi cắt thành những lát thịt mỏng để khi ướp gia vị được thấm đều.

Tiếp theo, bạn lấy dao băm thật nhuyễn 5 tép tỏi để làm nước sốt ướp thịt.

Bước 2 Ướp thịt

Cho phần tỏi đã băm nhuyễn, 10g sa tế, 20ml nước tương đậu nành, 5ml rượu trắng, 20ml sữa đặc, 10ml tương ớt, 5ml dầu mè, 10ml dầu ăn, 10g bột nêm, 10g tỏi bột vào cùng 1 cái tô rồi trộn đều lên.

Cho phần nước sốt vừa khuấy đều đổ trực tiếp vào thau thịt heo rừng và đeo bao tay bóp trộn đều để thịt được thấm toàn bộ nước sốt. Cho thêm khoảng 20ml mật ong vào thau thịt để tăng thêm vị ngọt cho thịt. Tiếp tục trộn đều và sau đó ướp trong khoảng 1 tiếng.

Bước 3 Nướng thịt

Bạn chuẩn bị bếp than hoặc lò nướng, rồi xếp đều thịt lên cái vỉ nướng đặt trên bếp than và bắt đầu nướng thôi!

Advertisement

Tùy vào độ dày của từng miếng thịt mà thời gian nướng sẽ khác nhau, nên bạn nhớ quan sát kỹ để trở miếng thịt kịp thời không để thịt bị cháy quá nha. Khi 2 mặt của thịt vàng đều thì thịt đã chín rồi nha. Gắp ra và cùng thưởng thức thôi!

Thành phẩm

Vậy là món thịt heo rừng nướng sa tế thơm nức mũi đã hoàn thành! Cái cay cay của sa tế, vị ngọt thanh của mật ong và sữa đặc quyện cùng với từng thớ thịt săn chắc, đúng là một món ngon không thể không ăn một lần trong đời phải không nào!

Cách Làm Nem Cua Bể Ngon Giòn Khó Cưỡng Tại Nhà

Nem cua bể là món ăn đặc sản gắn liền với vùng đất Hải Phòng. Cùng với bánh đa cua, nem của bể đại diện cho ẩm thực phong phú của thành phố cảng. Được làm từ các loại hải sản như tôm, cua kết hợp với thịt, mộc nhĩ cùng các nguyên liệu khác, nem cua bể được gói trong bánh tráng nem sau đó chiên thật giòn, làm nên hương vị khó quên cho những ai lần đầu thưởng thức.

Theo thời gian, món ăn ngon này đã được phổ biến rộng rãi ra nhiều tỉnh thành khác nhau, tạo nên những món nem cua bể được biến tấu trong nguyên liệu và gia vị, pha trộn nhiều hương vị đặc trưng văn hóa ẩm thực của từng địa phương.

Cách làm nem cua bể được bật mí với các bạn qua công thức sau đây sẽ giúp bạn có thể học cách nấu nem cua bể thơm ngon đúng vị nhất ngay tại nhà.

Nguyên liệu:

Thịt cua: 300 gr.

Thịt nạc vai heo: 300 gr.

Tôm: 300 gr.

Cà rốt: 1 củ.

Củ cải trắng: 1 củ.

Giá đỗ: 100 gr.

Tỏi: 50 gr.

Ớt: 3 quả.

Trứng vịt: 3 quả.

Đu đủ xanh: 1 trái.

Hành tím: 50 gr.

Miến dong: 100 gr.

Nấm mèo: 200 gr.

Hành hoa, ngò rí: 50 gr.

Các loại rau thơm ăn kèm: Húng quế, diếp cá, tía tô, húng trắng (mỗi loại một ít).

Bánh tráng gói nem: 2 xấp.

Gia vị: Tiêu xay, hạt nêm, nước mắm, đường,…

Cách làm:

Cua mua về rửa sạch sau đó hấp chín. Để cua nguội rồi gỡ lấy thịt cua.

Tôm lột vỏ bỏ chỉ đen rồi cắt nhỏ.

Thịt nạc vai xay nhuyễn.

Miến dong đem ngâm nước cho mềm rồi cắt nhỏ.

Cà rốt, củ cải xắt sợi. Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở rồi xắt sợi. Giá sống cắt nhỏ. Đu đủ xanh xắt sợi. Hành hoa, hành tím, tỏi, ngò rửa sạch cắt nhỏ.

Tất cả các nguyên liệu đã sơ chế ở trên cho vào tô lớn, sau đó đập 3 quả trứng vịt vào tô, thêm vào một ít tiêu xay trộn đều tất cả.

Nêm vào tô 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm trộn đều lần nữa.

Đặt một chảo dầu lên bếp rồi đun sôi sau đó thả nem vào chiên.

Chiên nem lưu ý lửa nhỏ để nem không bị cháy. Chiên nem cho tới khi vàng giòn thì vớt ra rổ có lót sẵn giấy thấm dầu.

Lấy cà rốt và đu đủ xanh đã rửa sạch cắt lát mỏng.

Để nồi lên bếp cho vào 2 thìa canh nước, 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa canh đường đun sôi. Khi tan hết đường thì tắt bếp, để nguội, đổ mắm ra chén.

Cho vào chén mắm 1 thìa cà phê nước cốt chanh, một ít ớt cắt nhỏ, tỏi băm và đu đủ, cà rốt đã cắt mỏng, khuấy đều là hoàn tất.

Dọn nem ra đĩa ăn kèm với rau thơm và nước mắm chua ngọt, bạn có thể ăn nem với bún hoặc cơm nóng đều rất ngon.

Đăng bởi: Hiếu Đỗ Thế

Từ khoá: Cách làm nem cua bể ngon giòn khó cưỡng tại nhà

Top 7 Cách Làm Bánh Trung Thu Nướng Cực Kì Thơm Ngon Có Thể Làm Ngay Tại Nhà.

Bánh trung thu nhân khoai môn

Nguyên liệu

Phần vỏ bánh

Bột mì:  400gam

Lòng đỏ trứng gà: 2 quả

Nước đường pha sẵn: 200ml

Dầu ăn: 80ml

Mạch nha: 1 muỗng cà phê.

Phần nhân bánh

Khoai môn: 500gam

Đường tinh: 220gam

Dầu ăn: 60ml

Bột bánh dẻo: 30gam

Bột mì: 15gam

Lòng đỏ trứng muối (đã ngâm qua rượi và gừng, sau đó nướng ở nhiệt độ khoảng 180 độ C trong khoảng 15 phút)

Cách làm

Nhân bánh

Bước 1: Làm sạch khoai

Sau khi mua khoai môn về, rửa sạch lột vỏ thái miếng vừa ăn rồi hấp chín hoặc luộc chín đều được. Khoai môn được rửa sạch và thái khúc

Bước 2: Xay nhuyễn khoai môn

Cho khoai môn vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và cho thêm một chút đường hoặc có thể cho đường vào lúc sên nhân khoai môn. Sau khi khoai môn được xay nhuyễn

Bước 3: Sên nhân khoai môn

Chuẩn bị chảo chống dính, đun nóng chảo đổ một chút dầu ăn sau đó đổ khoai môn vào chảo sên nhân trong khoảng thời gian là 15 phút. Tiếp đó cho một chén bột mì, dầu tiếp tục sên cho đến khi nhân khoai môn quyện thành một khối không dính chảo thì tắt bếp.

Để nhân bánh dẻo và thơm các bạn khi sên xong nhớ dùng màng bọc thực phẩm cho trong lạnh khoảng 30 phút rồi mang ra vo viên tròn lại. Nhân khoai môn khi sên xong sẽ rất dẻo và thơm

Cách làm phần vỏ bánh

Bước 1: Tạo bột

Bạn dùng một cái tô lớn cho đường, dầu ăn, mạch nha và trứng đã chuẩn bị ở bước trên. Sau đó dùng đũa khuấy đều. Dùng đũa khuấy thật đều cho bột mịn và dẻo

Bước 2: Nhào bột

Hướng dẫn chia bột 

Bước 1: Chia tỉ lệ bánh

Chia tỉ lệ 1:2 ở phần bột và nhân, nghĩa là bột sẽ là 1 và nhân sẽ là 2. Chia tỉ lệ như vậy thì bạn sẽ dễ lấy bột và nhân để cho vào khuôn. Và cách làm bánh trung thu nhân khoai môn sẽ trở lên dễ dàng hơn.

Nếu bạn làm khuôn 200gam thì bạn có thể cân bột 70gam và phần nhân sẽ là 130gam tính cả lòng đỏ trứng muối. Chia tỉ lệ hợp lí giữa phần vỏ bánh và phần nhân bánh

Bước 2: Nặn bánh

Phần nhân bạn cho lòng đỏ trứng gà vào giữa rồi nắn tròn lại, còn nếu làm nhân không thì cứ vo tròn nhân như bình thường. Khi bột cân xong thì vo tròn lại sau đó đè dẹp miếng bột, cho nhân vào giữa và vo tròn lại sao cho phần bột phủ hết phần nhân

Bước 3: Phủ bột lên bánh

Phủ một lớp bột mỏng vào khuôn đã chuẩn bị, sau đó cho bánh đã tạo ở bước (2) rồi ấn mạnh và đều (gõ đều 4 cạnh của khuôn bánh để bánh ra một cách dễ dàng). Cho bánh vào khuôn và nhấn thật chặt

Bước 4: Chuẩn bị bánh ra khay

Xếp bánh ra khay sau khi đã nặn xong, dùng bình xịt nước phun một ít nước trước khi nướng. Xếp bánh ra khay chuẩn bị nướng bánh

Bước 5: Nướng bánh

Tiếp đó bạn làm nước sốt để phết lên mặt bánh, cho trứng vào tô nước lạnh sau đó đánh tan ra, thêm dầu mè, dầu điều, nước đường, khuấy cho thật đều và lọc qua rây để bỏ bớt những lợn cợn trong nước sốt phết lên mặt bánh. Mở lò nóng trước ở nhiệt độ là 210 độ C. Cho khay bánh vào ngăn giữa của lò nướng, nướng bánh trong vòng 5 phút rồi lấy khay bánh ra dùng cọ phết trứng lên mặt bánh.

Cho khay bánh vào lò nướng tiếp trong khoảng thời gian là 7phut ở nhiệt độ 200 độ C. Qua 7 phút lấy bánh ra và tiếp tục phết trứng một lần nữa, Sau đó cho khay bánh vào nướng tiếp trong khoảng 7- 8 phút nữa là được bánh.

Bánh trung thu nhân đậu xanh

Nguyên liệu

Bột mì: 500g

Trứng gà: 2 quả

Nước đường: 300g

 Bơ đậu phộng

Nước tro tàu

Banking soda: 1/3 muỗng café

Nguyên liệu làm nhân bánh

Đậu xanh (đã lọc vỏ): 350g

 Đường: 200g

Bột bánh dẻo: 50g

Bột mì: 30g

Trứng muối

Rượu trắng

 Dầu ăn

Cách làm

Bước 1: Làm vỏ bánh trung thu

Chúng ta tiến hành làm vỏ bánh trung thu trước. Lưu ý để làm bánh trung thu cũng như vỏ bánh trung thu được ngon bột mì bạn phải đổ qua rây để bột thật mịn. Tiếp đến, Cho 200g nước đường + 100g dầu ăn + ½ thìa cafe banking soda và 200g bột vào trong bát tô to rồi trộn thật đều. Bạn bọc lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm. Sau khi lấy tô bột ra bạn cho thêm 300g bột mì vào nhồi cho thật mịn, đến khi cục bột không còn dính tay nữa.

Bước 2: Làm nhân bánh trung thu

Sau khi làm vỏ bánh trung thu xong chúng ta tiến hành làm nhân bánh trung thu. Đầu tiên cho đậu xanh ngâm với nước ấm khoảng 4 tiếng cho đậu xanh mềm.

Sau đó bạn đem đậu xanh đi nấu chín, nấu chín như cơm nhưng hơi nhão chút cho dễ xay. Khi đậu nguội đi bạn cho đậu vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn. Tiếp đến bạn cho, Cho 30g bột mì + 50g bột bánh dẻo + 50g dầu ăn vào bát, trộn đều. Cuối cùng, Bạn cho đậu xanh xay + 200g đường vào chảo, để nhỏ lửa rồi dùng muôi đảo đều tay, cứ đảo như thế cho đến khi đậu khô lại.

Cho tiếp bát bột mì và bột bánh dẻo mà đã trộn đều ở bên trên vào chảo, đảo đều đến khi bột không dính lại nữa là được.

Bước 3: Sơ chế lòng đỏ trứng muối

Bước 4: Tiến hành nặn bánh

Đầu tiên bạn chia đều bạn chia phần bột bánh và nhân bánh thành 2 phần bằng nhau, rồi vo tròn lại . Chia nhân bánh theo tỉ lệ 1:2 tức 1 phần vỏ 2 phần nhân. Phần bột bạn cán cho mỏng ra bọc phần trứng muối lại. Cán phần vỏ bánh dẹt lại rồi cho phần nhân vào giữa, làm sao cho phần vỏ bao bọc hết phần nhân.

Cuối cùng bạn cho bánh vào khuôn bánh trung thu. Lưu ý nếu không muốn bánh dính vào khuôn làm bánh trung thu bạn cho ít dầu và bột vào khuôn. Khi cho bánh vào khuôn bạn nhấn chặt tay lắc nhẹ nhàng lấy bánh ra.

Bước 5: Phết lòng đỏ trứng lên bánh và nướng

Sau khi lấy bánh ra khỏi khuôn, bạn lấy  lòng đỏ trứng gà quét lên đều bánh, sau đó cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C sau 10 phút lấy bánh r quét lòng đỏ trứng gà lên thêm 1 lần nữa sau đó cho vào nướng khoảng 5 phút là bánh chín.

Bánh trung thu nhân dừa

Nguyên liệu

Nguyên liệu cho vỏ bánh

Bột mì: 240 gram

Nước đường bánh nướng: 160 gram

Dầu ăn: 30 gram

Lòng đỏ trứng gà

Bơ đậu phộng: 2 thìa cà phê

Nguyên liệu làm nhân dừa bánh trung thu

Dừa tươi đã nạo sợi: 400 gram

Nước cốt dừa: 200 gram

Sữa đặc: 4 – 5 hộp

Bột bánh dẻo: 60 gram

Vừng trắng rang chín: 80 gram

Nước hoa bưởi: 2 thìa cà phê

½ lòng trắng trứng và 1 lòng đỏ trứng

Cách làm

Bước 1: Làm nhân bánh

Trộn sữa đặc với dừa trong khoảng 30 – 45 phút, bạn lưu ý thêm/ giảm lượng sữa tùy vào khẩu vị ăn ngọt hay nhạt của bạn. Cho chảo lên bếp nóng rồi cho nước cốt dừa vào đun với lửa vừa, khi nước sôi thì bạn cho hỗn hợp dừa đã trộn ở trên vào đảo đều trong lửa nhỏ. Khi hỗn hợp bắt đầu se lại thì bạn cho thêm bột bánh dẻo, vừng và nước hoa bưởi vào trộn đều cho các thành phần quyện vào nhau thì tắt bếp.

Bạn đợi đến khi hỗn hợp trên bớt nóng thì vo thành từng viên tròn đều nhau.

Bước 2: Làm vỏ bánh

Bạn rây phần bột mì, tạo một khoảng trống vừa đủ giữa âu bột rồi cho các nguyên liệu trong phần vỏ bánh vào. Bạn trộn nguyên liệu cho đến khi bột thật dẻo mịn thì bọc nilon và để bột nghỉ khoảng 30 – 40 phút.

Bước 3: Nướng bánh

Tỷ lệ nhân và vỏ bánh chia theo 2:1 là đạt tiêu chuẩn, phần nhân luôn phải gấp đôi phần vỏ. Tuy nhiên, nếu bạn là một người thích ăn vỏ bánh hơn thì có thể tự điều chỉnh tỷ lệ này. Sau khi chia thành các phần vỏ, bạn vo tròn rồi cán dẹt từng miếng.

Đặt viên nhân vào giữa vỏ rồi gói kín lại, miết vỏ sao cho chúng bám trọn vẹn phần nhân, lưu ý không để khoảng trống sẽ làm bánh sau khi nướng bị rời rạc.  Bạn cho bột vào khuôn bánh trung thu, ấn nhẹ để chúng in hình hoa văn, rồi đặt từng chiếc bánh vào khay đã lót giấy nến.

Trước khi nướng bánh khoảng 10 phút, bạn bắt đầu bật sẵn lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C. Bánh sau khi nướng theo thời gian quy định thì được cho ra để xịt nước, nghỉ 10 phút rồi quết hỗn hợp trứng bên bề mặt. Bạn cho bánh vào lò nướng thêm khoảng 5 phút nữa. Sau đó bạn lại cho bánh ra, quết thêm 1 lớp trứng và tiếp tục cho nướng thêm 5 phút là hoàn thành.

Bánh trung thu nhân đậu đỏ

Nguyên liệu

Phần vỏ bánh:

Bột mì: 240g 

Nước đường bánh nướng: 160g 

Dầu đậu phộng hoặc dầu ăn: 30g

Lòng đỏ trứng gà: 1 lòng đỏ

Bơ đậu phộng: 10g (2 muỗng cà phê)

Ngũ vị hương: ¼ muỗng cà phê

Phần nhân đậu đỏ bánh Trung Thu:

Đậu đỏ: 200g

Đường: 65g

Dầu ăn: 80g

Bột bắp/bột mì: 10g

Mạch nha: 35g

Phần quét bên ngoài vỏ bánh:

Lòng đỏ trứng gà: 1 lòng đỏ (tạo màu nâu vàng cho mặt bánh)

Lòng trắng trứng gà: ½ lòng trắng trứng (làm mặt bánh bóng hơn)

Sữa tươi không đường: 1 – 2 muỗng cà phê (làm mặt bánh có màu nâu và hỗn hợp quét lên mặt bánh lỏng hơn, ít làm nứt bánh)

Dầu mè: ½ – 1 muỗng cà phê (giúp bánh bóng và thơm hơn)

Mật ong hoặc nước đường bánh nướng: ½ muỗng cà phê (giúp mặt bánh nâu vàng)

Cách làm

Bước 1: Sên nhân

Rửa sạch đậu đỏ, ngâm qua đêm bằng nước nóng cho mềm. Vớt đậu đỏ ra, cho vào nồi đun liu riu với 3 – 4 chén nước đến khi nhừ. Có thể cho thêm ¼ muỗng cà phê baking soda cho đậu nhừ nhanh hơn.

Xay đậu với nước, càng cho nhiều nước, đậu sẽ càng mịn. Lọc bỏ xác đậu. Cho đậu vào chảo, cho thêm đường và 1/3 lượng dầu ăn đã chuẩn bị vào trộn với đậu rồi sên với lửa vừa. Sau 3 – 4 phút, cho tiếp 1/3 lượng dầu ăn vào rồi trộn đều. Sau 2 phút cho luôn phần dầu còn lại vào trộn rồi sên thêm khoảng 5 phút.

Đổ 2 – 3 muỗng canh nước vào bột bắp để hòa tan bột rồi cho bột vào chảo, cho thêm mạch nha, khuấy đều. Sên nhân đậu đỏ với lửa nhỏ tới khi hòa quyện thành một khối nhân dẻo mịn. Thử vo nhân khi còn nóng thành viên nhỏ, nếu viên nhân đứng thẳng không xệ xuống là đạt, khi nướng sẽ không bị chảy.

Bước 2: Trộn vỏ bột

Rây bột vào tô, dùng muỗng vét để tạo 1 khoảng trống ở giữa tô bột, cho nước đường, dầu đậu phộng, lòng đỏ trứng gà, bơ đậu phộng, ngũ vị hương vào. Dùng muỗng khuấy tròn từ trong ra ngoài cho bột quyện hoàn toàn vào các nguyên liệu khác.

Nhào bột nhẹ nhàng thành một khối bột mịn dẻo. Bọc khối bột bằng màng bọc thực phẩm hay giấy nến để bột không bị khô, rồi để 30 – 45 phút cho bột nghỉ ở nhiệt độ phòng để bột dẻo và ít dính hơn. Làm sẵn phần quét bên ngoài vỏ bánh sau khi nướng: trộn đều các nguyên liệu với nhau (lòng đỏ, lòng trắng trứng gà, sữa tươi không đường, dầu mè, mật ong hoặc nước đường bánh nướng…) rồi lọc lại bằng rây.

Bước 3: Bọc nhân

Chia bột thành các phần bằng nhau.  Vê bột thành hình tròn. Nên thoa lên tay một chút bột mì để giúp bột bớt dính hơn và cũng hạn chế tình trạng áo bột quá nhiều khiến bột bị khô. Dùng cây cán bột đã được áo 1 lớp bột mì để cán dẹt viên bột thành hình tròn, phần rìa dày hơn phần tâm. Nên cán theo cả hai chiều ngang và dọc. Đặt viên nhân đậu đỏ đã chuẩn bị sẵn vào giữa miếng bột, áp và kéo từ từ cho miếng bột bao sát lấy viên nhân, không còn chỗ hở. Nếu phần vỏ hơi mềm và phồng, tức là vẫn còn có không khí giữa nhân và vỏ, nên lấy tăm chọc cho thoát khí rồi miết vỏ liền lại.

Bước 4: Đóng khuôn

Quét một lớp dầu ăn thật mỏng lên mặt trong của khuôn. Áo một lớp bột mỏng ở đáy bánh để khi đóng bánh không bị dính lên mặt bàn hay mặt phẳng. Cho bánh vào khuôn, dàn đều bánh, ấn bánh cho chặt đầy khuôn là được.

Bước 5: Nướng bánh

Mở lò ở nhiệt độ 180 – 190 độ C để làm nóng lò trong 10 – 15 phút.  Đặt bánh lên khay nướng có lót sẵn giấy nướng rồi cho vào lò nướng ở nhiệt độ 180 – 190 độ C. Thời gian nướng tùy thuộc trọng lượng của bánh, nếu bánh khoảng 50 – 75g thì nướng trong vòng 5 – 7 phút, khoảng 100 – 125g thì nướng trong vòng 8 – 10 phút.

Lấy bánh ra khi bánh đã chuyển màu trắng đục, xịt nước đều lên mặt bánh rồi để nguội trong 5 – 10 phút. Quét hỗn hợp trứng đã chuẩn bị sẵn lên mặt và thành bánh. Nướng bánh lần 2 với nhiệt độ 190 – 200 độ C trong thời gian ngắn hơn lần đầu một chút.

Khi bánh khô, chuyển sang màu vàng thì lấy ra, lặp lại các thao tác vừa rồi. Nướng lần 3 với nhiệt độ và thời gian tương tự lần 2. Chuyển bánh qua rack bánh cho nguội hẳn là hoàn tất.

Bánh trung thu nhân mè đen

Nguyên liệu

Nguyên liệu phần vỏ bánh:

170gr bột mì đa dụng

1 lòng đỏ trứng gà

80ml nước đường

40ml dầu ăn

1/3 muỗng cà phê baking soda

Nguyên liệu phần nhân bánh:

5g bột mì đa dụng

10g bột bánh dẻo

100g mè đen

100g đậu đen

30g đường tinh luyện

40g mạch nha

30ml dầu ăn.

Cách làm

Cách sên nhân mè đen

Bước 1: Ngâm đậu đen trong nước lạnh khoảng 4 – 5 tiếng. Sau đó rửa sạch, cho vào nồi, đun mềm. 

Bước 2: Cho mè đen vào chảo, rang mè đen trên lửa nhỏ đến khi chín. 

Bước 3: Cho mè đen đã rang vào máy xay sinh tố và xay mịn. Tiếp tục cho phần đậu đen đã nấu chín vào xay nhuyễn. 

Bước 4: Cho hỗn hợp mè đen và đậu đen vào chảo, thêm dầu mè, đường và sên trên lửa vừa. 

Bước 5: Khi hỗn hợp sên hơi sánh, cho nước bột mì trộn đều và tiếp tục sên trên lửa nhỏ đến khi nhân tạo thành khối. Tiếp tục cho 6g bột bánh dẻo để nhân chắc và dẻo hơn. Sên nhân đến khi hỗn hợp tạo thành khối mịn, không dính tay. 

Bước 6: Kiểm tra thành phẩm nhân mè đen có mùi thơm, vị ngọt nhẹ, vo thành viên tròn không dính tay là đạt. 

Cách làm vỏ bánh

Bước 1: Cho vào tô các nguyên liệu: đường, dầu, baking soda, bột mì chuyên dụng, nước đường.

Bước 2: Nhồi hỗn hợp nguyên liệu đến khi bột mịn dẻo, kéo ra không rời rạc và không dính tay là bột đã đạt chuẩn.

Bước 3: Sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc bột nghỉ trong khoảng 1 tiếng. 

Bước 4: Chia bột thành từng phần nhỏ, bằng ⅔ so với phần nhân. 

Bước 5: Vo tròn phần bột, dùng dụng cụ cán bột để cán bột mỏng và cho nhân vào giữa, vo tròn lại. 

Bước 6: Phủ một lớp bột mỏng vào khuôn và cho phần bột vào, đặt nhân vào giữa. Ấn mạnh khuôn bánh để tạo hình bánh rõ nét. 

Cách nướng bánh

Bước 1: Mở lò nướng ở nhiệt độ 210 độ C và để lửa nóng trước 10 phút. 

Bước 2: Đặt bánh vào khay, cho vào lò nướng ở mức nhiệt 200 độ C trong 5 phút.

Bước 3: Sau đó, lấy bánh ra để nguội và phết trứng lên mặt bánh. 

Bước 4: Cho bánh vào nướng lần 2 với nhiệt độ 200 độ C trong 6 phút. 

Bước 5: Tiếp tục để bánh nguội, quét thêm một lớp trứng trên bề mặt và nướng lần 3 với nhiệt độ 200 độ C trong 6 phút.

Bánh trung thu nhân trà xanh

Nguyên liệu 

Phần nhân bánh:

200gr đậu xanh không vỏ

150gr đường

50ml dầu ăn

2 thìa cà phê bột trà xanh

2 thìa bột nếp

Nước đường cho vỏ bánh:

1kg đường

600ml nước

1 quả chanh

Phần vỏ bánh:

200gr nước đường bánh nướng

bột baking soda 1/4 thìa

40 ml dầu ăn

300gr bột mì

5gr mật ong

Hỗn hợp phết mặt bánh:

Lòng đỏ trứng gà,

1 chút dầu ăn

Cách làm 

Bước 1: Nấu nước đường

Cho 200gr đường cùng 60ml nước vào nồi. Tiếp đó đun lửa vừa đủ đến khi nước đường chuyển sang màu vàng đậm. Và có độ sánh mềm khuấy không quá mạnh tay. Sau đó, đổ thêm 600ml nước sôi vào nồi cùng với 1kg đường và chanh. Bạn nấu tiếp cho đến khi nước màu hơi sánh lại thì tắt bếp để nguội. Nếu nước đường bạn không sử dụng ngay thì cho vào hộp để vào từ lạnh để bảo quản. Như vậy, nước đường không bị hỏng và các con vật lui tới.

Bước 2: Làm nhân bánh

Đậu xanh đem vo sạch, ngâm nước 2 tiếng sau đó cho đậu vào nồi, thêm nước nấu tới khi đậu chín mềm. Cho đậu vào máy xay sinh tố cùng với đường và xay nhuyễn hỗn hợp. Sau đó bạn đổ đậu ra chảo chống dính, thêm dầu ăn và sên cho tới khi dẻo mịn. Tiếp theo hòa tan bột bánh dẻo, bột trà xanh với 1 chút nước rồi cho vào đảo đều. Bạn nên sên tiếp khoảng 10 phút nữa cho nhân thành 1 khối không dính chảo thì tắt bếp.

Đợi nhân nguội bớt thì đem chia đều mỗi viên 100gr, vo lại cho tròn rồi bọc kín lại để nhân không bị khô

Bước 3: Làm vỏ bánh

Bạn cho hỗn hợp nước đường, dầu ăn, bột mì, mật ong và basking soda vào tô sau đó trộn đều. Khi bạn thấy bột mịn thành khối rồi bọc kín lại và để vào tủ lạnh 30 – 45 phút.

Bước 4: Tạo hình

Vo tròn viên bột rồi đem cán mỏng, và chia vỏ bánh và nhân bánh thành 2 phần. Sau đó đặt viên nhân vào giữa vỏ bánh và gói lại cho kín, lấy 1 ít bột khô xoa đều lên viên bánh và rắc 1 ít bột khô lên khuôn để chống dính . Tiếp đó vê tròn sao cho vỏ bọc kín nhân bánh.

Bước 5: Đóng bánh

Dùng cọ quét 1 lớp dầu mỏng lên khuân để chống dính. Đặt viên bánh vào khuôn và ép chặt, để im khoảng 10 giây cho bánh định hình rồi đẩy bánh ra, xếp bánh vào khay nướng. Cho bánh vào khuân ấn chặt tay để taọ hình.

Bước 6: Nướng bánh

Cho bánh vào lò nướng đã được làm nóng sẵn ở nhiệt 180 độ, nướng khoảng 10 phút thấy bánh chuyển màu đục thì lấy ra, xịt nước hoặc ít rượu. Để bánh nguội mới dùng cọ quét hỗn hợp trứng gà lên mặt bánh rồi cho bánh vào nướng tiếp lần 2. Bạn nướng bánh 3 lần và quét mặt bánh 2 lần, hoặc thấy bánh chín vàng mặt là được.

Bánh trung thu nhân kim sa trứng muối

Nguyên liệu 

Phần kim sa (chuẩn bị trước một ngày)

5 lòng đỏ trứng muối

60g bột sữa

60g bột custard

150g sữa đặc

70g bơ nhạt nhiệt độ phòng

35g đường xay

Custard:

2 lòng đỏ trứng gà

60g bột curtard

60g bột mì (bột bắp)

40g bơ đun chảy

80g sữa đặc

220ml nước cốt dừa

20g đường xay

50g bột sữa

4 lòng đỏ trứng muối

Phần vỏ bánh Trung Thu

220g bột mì

30g bột custard

1 lòng đỏ trứng gà

150g nước đường bánh nướng

30g dầu ăn

Phần phết mặt bánh

1 lòng đỏ trứng

2 thìa cafe lòng trắng

1 thìa cafe dầu ăn

Cách làm 

Phần kim sa

Nướng hoặc hấp cách thuỷ lòng đỏ trứng muối, sau đó dùng thìa hoặc nĩa tán nhuyễn.

Cho lần lượt đường, bột custard và bột sữa vào, ngoáy lên cho đều, sau đó cho bơ vào trộn thành một hỗn hợp.

Cho sữa đặc vào cuối cùng, lúc này chúng ta được một hỗn hợp lỏng hơn kem bánh choux, lọc qua rây để được phần kim sa thật mịn đẹp.

Cho phần kim sa vào từng khuôn (mình dùng khuôn cake pop) sau đó cho vào ngăn đá ít nhất 6 tiếng trước khi làm bánh.

Phần custard

Rây bột mì, bột custard , bột sữa và đường vào âu.

Dùng phới trộn đều lên, lần lượt cho theo thứ tự bơ, sữa đặc và nước cốt dừa, khuấy đều một lần nữa rồi lượt qua rây cho mịn, mang đi hấp cách thuỷ 30p.

Chờ cho nhân nguội hẳn rồi nhồi với lòng đỏ trứng muối tán nhuyễn thật kỹ cho phần nhân thật mịn rồi để nhân nghỉ.

Phần vỏ bánh

Rây bột mì và bột custard vào âu, dùng phới trộn đều và tạo khoảng trống ở giữa, cho trứng, dầu ăn và nước đường vào, nhồi cho thành một hỗn hợp dẻo mịn vừa tay (ở giai đoạn này phải dùng tay cảm độ mịn của bột để có được vỏ bánh ngon đóng khuôn được sắc nét). Cho bột nghỉ khoảng 30 phút, lúc này chúng ta tiến hành gói nhân.

Gói nhân

Phần nhân với kim sa sẽ có tỉ lệ 7:3 để đảm bảo phần kim sa không bị chảy ra ngoài trong khi nướng, nên mọi người có thể chia theo khối lượng bánh mà mình muốn làm (tỉ lệ ở đây đã trừ vỏ). Tuy nhiên các khuôn bánh nhỏ sẽ phù hợp hơn cho loại nhân này.

Tỉ lệ của mình đối với bánh 150g: trong 100g nhân có 70g custard và 30g kim sa, chúng ta bọc tương tự như cách bọc nhân trứng muối.

Giai đoạn bọc vỏ cho nhân và đóng bánh thực hiện như với bánh nướng truyền thống.

Nướng bánh

Bật nóng lò trước 10p ở 165 độ, đóng bánh xong và cho vào lò ở nhiệt độ này trong 10p, giai đoạn này cần để nhiệt độ thấp vì phần kim sa sôi quá sẽ bục bánh ra ngoài.

Sau đó mang bánh ra chờ cho nguội, trong lúc này chúng ta trộn đều hỗn hợp phết bánh.

Chờ cho bánh nguội hẳn chúng ta bắt đầu phết trứng lên mặt và thành bánh. Dùng cọ lông nhỏ, lấy thật ít trứng sao cho khi phết lên lớp trứng thật mỏng và phủ đều bánh, tránh phết quá dày làm mất nét bánh.

Tiếp tục bật lò 180 độ và nướng 10 cho lần thứ hai. Chờ bánh nguội và quết trứng.

Nướng lần cuối cùng ở 200 độ trong 8p, lúc này vỏ bánh khi nướng xong sẽ vàng vừa phải và không quá ẩm.

Đăng bởi: Ngọc Hiển

Từ khoá: Top 7 cách làm bánh trung thu nướng cực kì thơm ngon có thể làm ngay tại nhà.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Heo Quay Da Giòn Bằng Lò Nướng Tại Nhà Ngon Cực trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!