Xu Hướng 10/2023 # Chất Dinh Dưỡng Trong Hạt Điều Có Vai Trò Gì? # Top 16 Xem Nhiều | Ltzm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Chất Dinh Dưỡng Trong Hạt Điều Có Vai Trò Gì? # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chất Dinh Dưỡng Trong Hạt Điều Có Vai Trò Gì? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có rất nhiều chất dinh dưỡng trong hạt điều được mọi người tin dùng trong đời sống hàng ngày. Hạt điều là loại hạt rất gần gũi và quen thuộc với chúng ta, loại hạt này có khắp mọi thời điểm trong năm nên sẽ không quá khó khăn để chúng ta sử dụng chúng. Vậy hạt điều có vai trò gì với sức khỏe con người? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Bảo vệ tim luôn khỏe mạnh

Chất béo trong hạt điều là loại chất béo không bão hòa, do đó sẽ ít gây áp lực cho chúng ta trong việc sử dụng chúng. So với chất béo có trong mỡ động vật, thì loại chất béo này được ưa chuộng hơn cả vì có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, ít gây hại cho chức năng gan, cơ thể bài tiết chất độc một cách dễ dàng. Thành phần axit béo oleic trong hạt điều tượng tự như trong hạt đậu phộng giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cùng hàng loạt chất chống oxy hóa giúp đẩy lùi mọi tác nhân gây hại cho cơ thể con người. Chất khoáng trong hạt điều như magie giúp điều chỉnh mức đường trong máu luôn ổn định, ngừa các cơn đau tim một cách hiệu quả.

Giảm cân

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm thực phẩm hỗ trợ giảm cân an toàn thì nguồn dinh dưỡng trong hạt điều sẽ là sự chọn lựa lý tưởng dành cho bạn. Khi bạn đói, thường chúng ta sẽ có xu hướng muốn ăn thật nhiều để bù đắp nguồn năng lượng thiếu hụt cho cơ thể. Vì vậy, chúng ta có thể dùng ngay hạt điều, sau đó uống một cốc nước ấm trước bữa ăn chính sẽ giúp duy trì cảm giác no lâu, chắc bụng, giúp kiềm hãm các cơn thèm ăn. Lượng chất béo trong điều thấp hơn đáng kể so với chất béo trong các loại thực phẩm khác. Đó là lý do vì sao hạt điều luôn được mọi người ưa chuộng như một bí quyết giảm cân an toàn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên sử dụng hạt điều sẽ có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh sỏi mật cực kỳ hiệu quả. Chính vì vậy, chúng ta cần sử dụng hạt điều thường xuyên hơn, nhưng phải phân bố lượng sử dụng hàng ngày hợp lý để tránh gây nóng trong người, khó khăn cho hệ tiêu hóa và bài tiết.

Ngừa các bệnh ung thư

Thành phần chất proanthocyanidins có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư cho cơ thể, nhất là bệnh ung thư ruột già. Bên cạnh đó, chất đồng trong hạt điều còn giúp loại bỏ sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.

Ngừa bệnh tiểu đường

Chất dinh dưỡng trong hạt điều có khả năng thúc đẩy các tế bào trong cơ thể hấp thụ lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho cơ thể. Các bạn cũng cần nên lưu ý khi chọn mua hạt điều, chúng ta nên ưu tiên đến những cơ sở kinh doanh uy tín nhằm giảm các rủi ro mua phải hạt điều kém chất lượng, những loại hạt điều khi sơ chế không đảm bảo vệ sinh đều dễ gây nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.

Có ích cho hệ thần kinh

Cơ thể khi thiếu hụt chất khoáng magie sẽ dễ khiến các tế bào thần kinh chịu những ảnh hưởng xấu. Vì vậy, nguồn dinh dưỡng trong hạt điều sẽ là bí quyết giúp bạn tránh gây mọi tác động đến hệ thần kinh, làm dịu hệ thần kinh, giảm mọi áp lực, căng thẳng trong việc làm, việc học hàng ngày. Đồng thời, khi cơ thể thiếu hụt magie còn gây ra hàng loạt các ảnh hưởng khác như khiến cơ thể chúng ta luôn mệt mỏi, chịu nhiều áp lực, đau đầu, tăng huyết áp. Hạt điều được bày bán rộng rãi, là món ăn nhẹ chứa đầy giá trị dinh dưỡng nên chúng ta càng cần phải ưu tiên sử dụng loại hạt này bên cạnh hạt đậu phộng, hạt hướng dương, quả óc chó…

Sử dụng hạt điều thường xuyên còn hỗ trợ ngừa bệnh sâu răng một cách hiệu quả nhờ vào axit anacardic chứa trong hạt điều. Vì vậy, để phát huy hiệu quả ngừa sâu răng nói riêng cũng như các bệnh răng miệng khác nói chung, ngoài việc chải răng thật sạch hàng ngày thì việc sử dụng dùng hạt điều sẽ là một bí quyết cực kỳ lý tưởng giúp bạn chủ động ngừa bệnh sâu răng.

Đối tượng nào không nên ăn hạt điều?

Hạt điều mang đến nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe của chúng ta. Bên cạnh các bữa ăn chính thì việc sử dùng hạt điều trong các bữa ăn phụ sẽ giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt nhất, ngừa mọi nguy cơ mắc nhiều bệnh tật cho cơ thể. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý là đối với những người bị suy thận, chúng ta không nên sử dụng hạt điều. Nguyên nhân là do thành phần kali dồi dao trong hạt điều chính là yếu tố làm bệnh thận diễn biến nặng nề hơn. Ngoài ra, những người đang bị khàn tiếng, chúng ta cũng nên tránh dùng hạt điều vì chúng có khả năng gây kích thích niêm mạc họng, gây nguy cơ mất tiếng, bệnh lâu hồi phục.

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn biết thêm nhiều nguồn dinh dưỡng trong hạt điều.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Hạt Đác: Đặc Sản Thơm Ngon Và Nhiều Dinh Dưỡng

Hạt đác còn có tên gọi khác là hột đác, hạt đát hay hạt đác. Loại hạt này xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền nam trung bộ nước ta, và tập trung nhiều nhất ở tỉnh Khánh Hòa. Với vị béo bùi, lạ miệng nhưng đầy bổ dưỡng, Hột đát là một trong những đặc sản ở thành phố Nha Trang. Loại hạt này góp phần làm phong phú thêm thế giới ẩm thực của thành phố biển. 

Tên khoa học là: arenga pinnata

Hạt đác hay còn gọi là hạt đoác. Được thu hoạch từ cây đác hay còn được gọi là cây búng báng (cây báng). Nó có màu trắng tự nhiên, sáng bóng, da trơn láng. Vị ngọt nhạt mát có chút béo bùi, ăn giòn sần sật.

Tên gọi khác: báng, Búng báng, Ðoác, Quang lang, Đao rừng.

Tên khoa học: Arenga pinnata (Wurmb) Merr.

Thuộc họ Cau.

Mô tả cây báng

Cây cao khoảng 7-15m, đường kính khoảng 40-50cm. Thân có nhiều bẹ, gốc cuống lá tàn lụi đầy đông đặc. Lá mọc vòng quanh thân và tập trung nhiều ở phía ngọn, toả rộng ra xung quanh; lá bang hình kép lông chim, dài khoảng 3-5m có nhiều lá chét xếp ở hai bên cuống lá; mỗi lá chét dài khoảng 0,8-1,2m, rộng khoảng 4-5,5cm, mặt trên lá màu lục, mặt dưới lá trắng như phấn, gốc lá chét ôm lấy cuống lá rộng kéo dài thành đài.

Cụm hoa hình bông mo lớn, dài khoảng 0,9-1,2m, chia nhiều nhánh nhỏ cong xuống. Hoa đực có hình nón chứa 70-80 nhị; hoa cái có 3 lá đài tồn tại ở quả. Quả bang hình cầu dài khoảng 3,5-5cm, có màu vàng nâu nhạt, bên trong có 3 hạt, 3 cạnh, màu nâu, quả tiết nước gây ngứa do có nhiều tinh thể oxalat calcium hình kim. Ra hoa vào mùa hè.

Bộ phận dùng

Quả, thân và rễ – Fructus, Caulis et Radix Arengae.

Phân bố

Nơi sống và thu hái: Báng phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc. Các nước Ðông Dương, Mianma, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Thường mọc nhiều ở chân núi ẩm.

Ở Việt Nam , cây mọc trong thung lũng núi đá vôi các tỉnh miền trung du. Trong rừng thứ sinh ít cây gỗ lớn ở hầu khắp các vùng đồi núi.

Khi trái đác chín, sẽ chặt từng buồng quả đem về. đem đốt cháy vỏ để nhựa quả khô lại, rồi đập tách lấy hạt màu trắng, sáng bóng chính là hạt đát

Theo y học cổ truyền

Trong hạt đác có chứa các chất có giá trị dinh dưỡng cao như: phospho, sắt, kali, natri, acid lauric, canxi, chloride.

1. Giúp ngăn chặn bệnh loãng xương

Hạt đác bổ sung chất xơ, canxi, carbohydrates. Nhờ đó chống loãng xương và ngừa các bệnh về xương rất tốt.

2. Hỗ trợ quá trình giảm cân

Các chất dinh dưỡng trong hạt giúp cơ thể có khả năng tăng cường sự trao đổi chất. Giúp cho cơ thể giải khát, tăng cường lợi ích cho người bệnh trong quá trình giảm cân.

3. Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp

Trong hạt chứa chất galaktomannan. Nhờ các chất này nên có thể dùng hạt đát để chữa bệnh đau xương khớp hiệu quả.

4. Điều hòa huyết áp

Các thành phần như kali và axit lauric có nồng độ cao nên sẽ rất tốt đối với người bị cao huyết áp.

5. Bổ sung năng lượng

Hạt đát cung các chất dinh dưỡng cao nên việc giúp bổ sung năng lượng hoạt động cho cơ thể rất nhanh và hiệu quả. Các mô và tế bào trong cơ thể bị tổn thương sẽ nhanh phục hồi và tái tạo.

Theo y học hiện đại

Hạt đác đã được sử dụng trong y học dân gian cổ truyền nhờ tác dụng giảm đau và chống viêm. Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất chiết xuất từ quả  có tác dụng ức chế phản ứng đau do axit axetic gây ra. Ức chế sự sưng nề do xylene. Đồng thời ức chế rõ rệt việc sản xuất IL-1β, TNF-α, PGE2 và IL-6 là các yếu tố gây viêm.

Chiết xuất từ quả cây báng có thể làm giảm mức đường huyết. Tác dụng chống đái tháo đường của quả cây báng đã được nghiên cứu thông qua một thí nghiệm. Qua thí nghiệm kết luận Chiết xuất từ quả báng có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chống đái tháo đường tự nhiên mà không có tác dụng phụ.

Hạt đác tươi ngâm nước, rửa sạch loại bỏ phần nhớt. Luộc qua với nước rồi để ráo. 1 kg đác tươi được ướp với khoảng 300 gam đường. Sau 30 – 45 phút thì rim với lửa nhỏ đến khi cạn nước, hạt đác săn lại.

Người ta thường rim hạt đát  cùng với một số nguyên liệu khác như: dứa (thơm), quả dâu tằm, quả dâu tây, chanh dây, lá dứa, nếp cẩm… Khi rim cùng các nguyên liệu này, giúp hạt đác thơm ngon và màu sắc hấp dẫn hơn. Sau khi rim có thể để tủ lạnh ăn dần hoặc dùng với các loại thực phẩm khác như sữa chua, đá lạnh…

Còn có thể dùng hạt đát nấu chè rất tốt cho sức khỏe, kết hợp với đậu xanh ăn giúp  làm mát cơ thể, giải độc.

Hiện nay hạt đác còn được dùng để chế biến các sản phẩm như hạt đác sấy dẻo, rim gừng sấy, hoặc rim cùng với nhiều loại trái cây sấy khác để dùng dần…

Hạt đác khô đa số được sử dụng để dùng trong chế biến thuốc chữa và điều trị bệnh.

Hạt đác chưa chế biến kịp nên cho vào ngay ngăn mát của tủ lạnh. Tránh để ở nhiệt độ thường quá lâu bởi nó có thể khiến hạt bị hư nhanh hơn.

Robocash Là Gì? Có Lừa Đảo Không? Vay Tiền Robocash Ra Sao?

Hình thức vay tiền online cấp tốc 24/24 trong thời gian gần đây đang là xu hướng bởi những ưu điểm nổi bật như giải ngân nhanh trong ngày, không chứng minh thu nhập, chỉ cần CMND.

Đi đầu trong xu thế này đó là Robocash – một trong những ứng dụng vay tiền online uy tín nhất hiện nay. Vậy Robocash là gì? Có lừa đảo không? Vay tiền Robocash như thế nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết này.

Robocash là giải pháp vay tiền online trên website được nhiều khách hàng tin tưởng trong thời gian gần đây. Robocash áp dụng công nghệ Fintech, cho vay theo mô hình P2P Lending nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn 24/24.

Thông tin gói vay như sau:

Hình thức vay

Vay online trên website/app

Thủ tục

CMND/CCCD

Tuổi

22 – 60

Khoản vay

1.000.000 – 10.000.000

Thời hạn vay

91 ngày – 180 ngày

Lãi suất

18,3%/năm

Phí dịch vụ

Thời gian giải ngân

15 phút sau khi hồ sơ được xét duyệt

Ưu điểm nổi bật nhất của Robocash đó là chương trình lãi suất 0% 7 ngày đầu dành cho khách hàng mới.

Bên cạnh đó, Robocash còn một số ưu điểm nổi bật như sau:

Tỉ lệ duyệt vay hạn mức cao lên đến 95%

Duyệt vay hoàn toàn tự động, giải ngân nhanh sau 15′

Bên cạnh ưu điểm, thì Robocash vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như:

Số tiền cho vay không cao, nên k phù hợp với khách hàng muốn vay nhiều.

Chắc chắn 1 điều là lãi suất vay tiền tại Robocash sẽ cao hơn ngân hàng nhé.

Nếu khách hàng trả chậm thì phí phạt sẽ cao.

Để đăng ký vay online tại Robocash, khách hàng cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản dưới đây:

Công dân Việt Nam có CMND/CCCD hoặc hộ chiếu hợp lệ

Tuổi từ 22 – 60.

Có công việc thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng

Các bước vay tiền Robocash như sau:

Bước 1

: Khách hàng đăng nhập vào website chúng tôi Sau đó chọn số tiền cần vay, ấn “đăng ký vay” để bắt đầu.

Bước 2

: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân bao gồm: họ tên, số điện thoại, mật khẩu. Tiếp theo sau đó ấn “tôi đồng ý với điều khoản sử dụng website, chính sách bảo mật”, ấn “tiếp tục” để đi đến bước tiếp theo.

Bước 3

: Nhập mã xác nhận được gửi tới số điện thoại đăng ký của bạn, ấn “xác nhận”

Bước 4

: Nhập thông tin các nhân: Số CMND/Hộ chiếu, địa chỉ cư trú, nhãn hiệu điện thoại đang sử dụng, thời gian cư trú,… , theo hướng dẫn trên màn hình, ấn “tiếp tục” để vay tiền Robocash 

Bước 5

: Nhập thông tin nghề nghiệp: Nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng, thông tin người thân, ấn xác nhận

Bước 6

: Màn hình hiển thị thông báo tài khoản vay của bạn đã được phê duyệt. Các bạn kiểm tra lại số tiền vay, thời hạn vay, chi phí khoản vay, ngày thanh toán khoản vay rồi ấn “nhận tiền”

Bước 7

: Nhập thông tin số tài khoản, tên ngân hàng,…, ấn “xác nhận”.

Sau khi khách hàng ấn “xác nhận” đăng ký khoản vay online từ Robocash. Điện thoại của các bạn sẽ nhận được một mật mã bí mật qua tin nhắn.

Tiếp đó, khoản vay sẽ được thông qua và số tiền giải ngân sẽ chuyển trực tiếp vào số tài khoản ngân hàng mà các bạn đã đăng ký.

Robocash luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng có thể thanh toán khoản vay. Dưới đây là một số phương án đóng tiền Robocash nhanh nhất.

Khách hàng chỉ cần đăng nhập vào tài khoản trên trang Robocash, đến mục thanh toán và chọn phương thức thanh toán là “Tài khoản ngân hàng”.

Tiếp theo đăng nhập vào Mobile Banking hoặc Internet Banking để chuyển khoản vào số tài khoản đó với nội dung như sau: SỐ CMND + HỌ VÀ TÊN + SỐ HỢP ĐỒNG + SỐ TIỀN THANH TOÁN

Thông tin tài khoản ngân hàng.

Vietcombank

Tên tài khoản : CÔNG TY TNHH CHUỒN CHUỒN

Số tài khoản: 0721000629771

Ngân hàng nhận : TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh: Kỳ Đồng.

Techcombank

Tên tài khoản : CÔNG TY TNHH CHUỒN CHUỒN

Số tài khoản : 19132744764011

Ngân hàng nhận: TMCP Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Sài Gòn

Phương án này khá mất thời gian tuy nhiên nếu bạn không thể chuyển khoản thì có thể sử dụng cách này.

Hãy đến chi nhánh bất kỳ của ngân hàng nào bạn muốn. Lập lệnh thanh toán đến công ty Robocash nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ cho bạn.

Khách hàng chỉ cần CMND/CCCD là đã có thể vay tiền Robocash.

Hạn mức vay Robocash là 3 triệu đối với khách hàng mới và tối đa 10 triệu đối với khách hàng cũ.

Hoàn toàn được. Chỉ cần đóng trước 30% số tiền gốc để được gia hạn khoản vay lên đến 30 ngày.

Robocash sau nhiều năm hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình, là một trong những app vay tiền online uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Hy vọng qua bài viết này chúng tôi đã mang lại cho bạn một giải pháp tài chính hiệu quả. Thông tin chi tiết có thể liên hệ dưới đây để được hỗ trợ.

Hotline: 0337651676

Địa chỉ: Lô C, Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: [email protected]

Rate this post

Dinh Dưỡng Cho Trẻ 3 Tuổi: Những Điều Phụ Huynh Nên Biết

Theo các chuyên gia về Nhi khoa, trẻ ở thời điểm 3 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của bộ não. Nếu như lúc 1 tuổi, bộ não của trẻ chỉ phát triển đến 70 % so với người trưởng thành. Đến 3 tuổi, não của trẻ có thể phát triển đến con số bằng 80% so với người trưởng thành.

Bên cạnh đó, thể chất của trẻ cũng có tốc độ tăng trưởng rất lớn. Bé đi học lớp mầm non sẽ hoạt động bên ngoài nhiều hơn, cần nhiều năng lượng hơn. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi hợp lý sẽ giúp bé phát triển toàn diện. Không chỉ về thể chất mà còn cả về trí tuệ.

Nắm được đặc điểm sinh lý của trẻ 3 tuổi, quý phụ huynh sẽ biết cách cân nhắc chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi. Trẻ 3 tuổi có một hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng chưa thực sự hoàn thiện như người trưởng thành. Vì vậy, bố mẹ nên ưu tiên chọn những loại thức ăn mềm và dễ tiêu.

Về sự phát triển chiều cao và trí tuệ: Trẻ 3 tuổi cao trung bình 95,1 đến 96,1 cm. Cân nặng trung bình trong khoảng từ 13,9 đến 14,3 Kg. Trí tuệ của trẻ phát triển nhanh chóng để hỗ trợ cho quá trình học hỏi của trẻ. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất sẽ giúp trẻ phát triển hoàn thiện hơn.

Về tâm lý: Trẻ bắt đầu hình thành nên cái tôi của chính mình. Bé đã quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh. Đồng thời, trẻ lên 3 còn biết thể hiện cảm xúc của bản thân. Có thể xuất hiện tình trạng “khủng hoảng tuổi lên 3”. Chính vì đặc điểm ấy, bố mẹ không nên gây áp lực đối với việc ăn uống của trẻ.

Nhu cầu cơ bản đối với chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi bao gồm:

150 đến 200 gram cơm tẻ. Nếu mẹ cho bé ăn bún, mì, nui, phở,… thì giảm cơm đi một phần.

150 đến 200 gram chất đạm. Những thực phẩm giàu đạm điển hình như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, sữa giàu đạm, các cây họ đậu,…

3 thìa cà phê dầu thực vật mỗi ngày, chia đều cho 3 bữa ăn chính.

150 đến 200 gram chất xơ như rau xanh, củ cà rốt, củ dền,…

400 đến 500 ml sữa tách béo hoặc ít béo.

700 đến 800 ml nước chín trong 1 ngày.

Ở giai đoạn trẻ được 3 tuổi, bé đã có thể ăn theo những bữa ăn như người lớn. Đồng thời có thể đưa ra những yêu cầu về các món ăn. Mặt khác, mẹ nên chuẩn bị kỹ thức ăn cho bé, chẳng hạn như:

Ninh nhừ hoặc băm nhỏ thịt.

Đối với món cá, mẹ cần lấy sạch xương trước khi cho trẻ ăn.

Rau nên được cắt nhỏ và luộc hoặc nấu cho mềm hơn, dễ tiêu hơn.

Củ nên gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ và nấu cho mềm.

Sữa nên pha bằng nước sôi 100 độ C, khuấy tan hoàn toàn, để hơi ấm và cho trẻ uống.

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi gợi ý cho các mẹ đó là:

Bữa ăn sáng

Mẹ linh hoạt chọn các món ăn sau:

Sữa tươi ít béo hoặc tách béo.

Bánh ngọt, bánh mặn.

Trứng gà luộc.

Cháo dinh dưỡng thịt bằm, đậu đỏ, rau xanh,…

Bữa ăn trưa

Bố mẹ có thể cho trẻ ăn cơm cùng với thịt, cua, tôm, cá, trứng. Thêm vào đó là 1 thìa cà phê dầu thực vật hoặc bơ. Bổ sung chất xơ như rau củ quả. Ăn tráng miệng bằng trái cây (cam, quýt, táo) hoặc sữa chua.

Bữa ăn tối

Mẹ có thể cho bé ăn cơm tẻ, mì sợi, nui, phở, hủ tiếu, súp thịt,… Ngoài ra, các bác sĩ khuyên mẹ nên cho trẻ uống 1 cốc sữa ngọt trước khi đi ngủ. Mục đích là để phòng hạ đường huyết lúc ngủ.

Các bữa phụ

Mẹ có thể linh hoạt cho trẻ ăn thay đổi các thực đơn sau:

Rau câu.

Nước ép trái cây.

Chè.

Bánh ngọt.

Bánh flan.

Sinh tố trái cây.

Trẻ hoạt động ở độ tuổi này cần từ 1200 đến 1600 calo mỗi ngày. Chính vì vậy, mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ trong 1 ngày. Cho bé uống thêm sữa và uống đủ nước trong ngày. Mục đích là để giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ được tối ưu nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi không khác nhiều so với trẻ 2 tuổi. Bố mẹ chỉ cần lưu ý tăng một ít các nhóm thực phẩm. Đồng thời tăng lượng dịch tổng cộng trong ngày mà trẻ cần uống. Hy vọng rằng em bé của các bạn sẽ khỏe mạnh và thông minh, phát triển toàn diện.

Phố Cổ Hội An Có Gì Hấp Dẫn? Linh Hồn Của Đà Nẵng

1. Giới thiệu phố cổ Hội An

Một số công trình kiến ​​trúc di sản đáng chú ý bao gồm các ngôi đền Trung Quốc, một cây cầu do Nhật Bản thiết kế, các ngôi chùa, các cửa hàng bằng gỗ, các ngôi nhà thuộc địa của Pháp và các con kênh cũ.

Mặc dù việc buôn bán quy mô lớn đã chuyển đi nơi khác từ lâu, phố cổ Hội An đã thành công trong việc bảo tồn và khôi phục nguồn gốc quyến rũ của mình và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào tháng 12 năm 1999.

Phố cổ Hội An

1.1 Phố cổ Hội An có gì?

Hội An Riverside là nơi lý tưởng nhất để đến vào ban đêm vì khu vực này được thắp sáng bởi những chiếc đèn lồng cổ kính và cổ kính, khiến nơi đây trở thành một địa điểm tuyệt đẹp. Đối với những ai yêu biển, nắng và cát, phố cổ Hội An cung cấp hai bãi biển xinh đẹp cách trung tâm thị trấn năm km – một kỳ nghỉ trong một kỳ nghỉ.

Phố cổ Hội An còn được biết đến với ẩm thực tuyệt vời, khu mua sắm vui nhộn, thợ may lành nghề, người dân thân thiện và bầu không khí ấm cúng – tất cả những đặc điểm chính thu hút mọi người đến với thành phố đẹp như tranh vẽ này.

Hai điều tuyệt vời về Phố Cổ Hội An là nó đủ nhỏ để đi bộ xung quanh và giao thông không ở đâu đông đúc như ở các thành phố lớn hơn. Một số đường phố chỉ cho phép xe đạp và xe máy lưu thông và một số đường chỉ dành cho người đi bộ.

Những yếu tố này khiến Hội An trở nên hấp dẫn hơn đối với hầu hết du khách đến Việt Nam, đặc biệt là những người đã đi qua Thành phố Hồ Chí Minh (hay còn gọi là Sài Gòn) hoặc Hà Nội.

Điều đáng mừng là tất cả các điểm tham quan hoặc thắng cảnh chính của phố cổ Hội An đều nằm trong khoảng cách đi bộ từ nhau bao gồm cầu có mái che của Nhật Bản, hội quán của người Hoa, đền Quan Âm, bảo tàng lịch sử và văn hóa, nhà và nhà nguyện của dòng họ Trần.

1.2 Khung cảnh phố cổ Hội An

Nhiều tòa nhà ở Phố Cổ đã được xây dựng cách đây hơn một thế kỷ và mang ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc đến từ các thương nhân từ Quảng Châu, Phúc Kiến, Chiu Chow và Hải Nam.

Một số biển hiệu bằng gỗ mang tên công ty được chạm khắc và mạ vàng bằng chữ Hán, phản ánh sự hiện diện mạnh mẽ của người Hoa ở Hội An kể từ thời hưng thịnh. Truyền thống vẫn còn rất nhiều trong phố cổ Hội An.

Bảng hiệu tại phố cổ Hội An

Mặc dù nhiều cửa hàng cũ đã được chuyển đổi sang kinh doanh hiện đại hướng đến khách du lịch bao gồm vô số tiệm may, cửa hàng lưu niệm, phòng trưng bày nghệ thuật, nhà hàng và quán cà phê, tất cả đều được chuyển đổi cẩn thận để bảo tồn quá khứ.

1.3 Cuộc sống con người phố cổ Hội An

Cuộc sống về đêm ở Phố Cổ Hội An không quá náo nhiệt và mọi thứ thường yên tĩnh sau 22h. Tuy nhiên, khách du lịch có thể dễ dàng tìm thấy một hoặc hai nơi để đi chơi và thưởng thức một vài đồ uống, đồ ăn nhẹ hoặc chơi bida và phi tiêu.

Nhiều quán cà phê và quán bar cung cấp giờ khuyến mãi và một số thậm chí bắt đầu sớm nhất là 16:00 giờ.

Ý tưởng thư giãn trong một ngôi nhà hàng thế kỷ trên những chiếc ghế sofa lớn và thoải mái và một số không gian khiêu vũ ở một số địa điểm nhất định thu hút nhiều người và cuộc sống về đêm của Hội An chắc chắn rất thân thiện.

2. Những điểm du lịch tại phố cổ Hội An 2.1 Nhà cổ Tấn Ký

Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học, thuộc khu phố cổ Hội An, Tân Kỳ, mỗi ngôi nhà cổ Hội An là một nét nổi bật trong di sản kiến ​​trúc Phố cổ. Có thể dễ dàng hình dung rằng mỗi hạt nhân cơ bản của quần thể này là một “bảo tàng sống”.

Ngôi nhà mang kiến ​​trúc hình ống đặc trưng của phố cổ, nơi không có cửa sổ. Khi bước vào ngôi nhà cổ này, du khách không hề cảm thấy ngột ngạt. Trải qua hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký vẫn giữ được nguyên vẹn kết cấu, kiến ​​trúc như ngày đầu xây dựng.

Đây là một điểm dừng chân thú vị trên hành trình khám phá những nét cổ kính của phố cổ Hội An.

2.2 Nhà cổ Phùng Hưng

Tọa lạc tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khẩn, Hội An Quảng Nam, Nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ 17, Nhà cổ Phùng Hưng là di sản văn hóa của phố cổ.

Đến đây, du khách có cơ hội tuyệt vời để khám phá ngôi nhà cổ kính này và tận hưởng bầu không khí cổ kính. Cho đến nay, tòa nhà cổ kính này còn lưu giữ rất nhiều tài liệu thú vị về kiến ​​trúc, văn hóa, nghệ thuật, lối sống của giới kinh doanh phố cổ Hội An và người Chăm xưa.

Có rất nhiều mẫu mã do các nghệ nhân làng Kim Bồng chạm khắc . Ngôi nhà từng là một cửa hàng buôn bán đồ thủ công mỹ nghệ như quế, tiêu, muối, lụa, sành và thủy tinh.

2.3 Chùa Cầu

Chùa Cầu tọa lạc tại số 7 Nguyễn Huệ , thị xã Hội An, Quảng Nam, mở cửa từ 08h00 đến 17h00 hàng năm. Là biểu tượng của sự giao lưu văn hóa và kiến ​​trúc giữa ba nước Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc.

Cầu được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là Cầu Nhật Bản. Nó có cấu trúc khá độc đáo, các họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến ​​trúc Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản và phương Tây.

Vượt qua một nhánh sông Thu Bồn nhỏ bé quanh năm ôm trọn thành phố, xung quanh là thành phố lịch sử nghìn năm tuổi. Chùa Cầu được gọi là chùa nhưng không thờ Phật mà thờ Bắc thần Trấn Võ – vị thần bảo vệ đất nước, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người dân vùng đất này.

2.4 Bảo tàng lịch sử – văn hóa Hội An

Thời kỳ đầu tiên là tiền sử (thời kỳ hậu văn hóa Sa Huỳnh và Sa Huỳnh). Hiện nay, Bảo tàng cổ Hội An còn lưu giữ 102 hiện vật gốc và hình ảnh các hố khai quật. Thời kỳ thứ hai là thời kỳ Chămpa và thời kỳ cuối cùng là triều đại Đại Việt, tạo cơ hội cho khách của chúng ta trở về quá khứ.

2.5 Chùa Phúc Kiến

Chùa Phúc Kiến tọa lạc trên số 46 đường Trần Phú, phường Minh An, TP. Hội An, Quảng Nam. Được một nhóm người Phước Kiển (người Hoa) ở Hội An xây dựng lần đầu tiên vào năm 1759, nay được biết đến là nơi thờ tự và hội họp của đồng bào Phước Kiển.

Hàng năm, vào các dịp Tết Nguyên đán (15 tháng Giêng), Lục vị (16 tháng Hai), vía Bà Thiên Hậu (23 tháng Ba âm lịch), nơi đây thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Đến thăm di tích này, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình kỳ vĩ.

Ngoài ra còn có nhiều tượng, trống đồng, chuông đồng, 14 đèn lồng và các đồ vật có giá trị khác. Bên cạnh đó, thông qua cách bố trí các đồ thờ: bà mụ, nữ thần.

2.6 Hội quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông tọa lạc tại số 176 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, mở cửa từ 6h00 sáng đến 7h30 sáng và 1h chiều đến 5h30 chiều. Đó là một điểm đến có kiến ​​trúc tuyệt vời ở Hội An, Việt Nam.

Đến đây, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự hoành tráng và kiến ​​trúc của nó, tạo nên sự khác biệt so với những hội quán xung quanh.

Thời gian trôi qua nhưng bên trong vẫn còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật cổ, trong đó có bốn bức hoành phi khắc chữ Hán, một lư hương bằng đồng lớn cao 1,6m, rộng 0,6m , một đôi ghế đất nung men sứ Trung Hoa và nhiều thứ khác. những hiện vật quý ghi lại cuộc sống cộng đồng địa phương ở phố cổ Hội An.

2.7 Miếu Quan Công

Miếu Quan Công tọa lạc trên số 24 đường Trần Phú, thành phố Hội An, thị xã Quảng Nam. Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1653, ngôi đền nhỏ này được xây dựng để thờ Quan Công, một vị tướng đáng kính của Trung Quốc.

Ông được tôn thờ như một biểu tượng của lòng trung thành, chân thành, chính trực và công lý. Bên trong ngôi đền, có một bức tượng được mạ vàng một phần trên bàn thờ trung tâm ở phía sau của cung điện, được làm bằng giấy trên khung gỗ.

Khi bước chân đến ngôi đền này, du khách sẽ ngạc nhiên với kiến ​​trúc tuyệt đẹp cũng như một số bức tượng rực rỡ.

Do ngôi đền nhỏ, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để khám phá nhưng đáng để bạn dành thời gian ở ngôi đền này vì phía sau rất yên bình và phần phía trước có mái nổi bật cũng như được trang trí theo phong cách khí quyển điển hình.

2.8 Những điều nên thử khi đến phố cổ Hội An

Một chuyến tham quan cưỡi ngựa xích lô là một cách thay thế và thú vị để khám phá Di sản Thế giới được UNESCO công nhận này mặc dù có thể dễ dàng đi bộ đến Khu Phố Cổ.

Nhiều nhà hàng ở Old Town cũng mở các lớp dạy nấu ăn bằng tiếng Anh. Học sinh thường học nấu từ ba đến năm món ăn và ăn thành quả cùng nhau sau đó.

Đi xích lô tại phố cổ Hội An

3. Lễ hội tại phố cổ Hội An 3.1 Biểu diễn nghệ thuật truyền thống Hội An

Nhà biểu diễn nghệ thuật truyền thống phố cổ Hội An từ năm 1996 với rất nhiều chương trình nghệ thuật đã mang lại vẻ đẹp và niềm vui cho khán giả trong và ngoài nước.

Các hoạt động nghệ thuật truyền thống được thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp cũng như các nhạc công và biên đạo múa sáng tạo đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương.

Đội nghệ thuật truyền thống phố cổ Hội An đã dàn dựng và biểu diễn hàng trăm tiết mục mang đậm nét văn hóa đa vùng miền như hát lô tô, đờn ca tài tử Quảng Nam, đờn ca tài tử miền Trung, và đặc biệt là dân ca các nước có mối quan hệ với phố cổ Hội An xưa và nay rất nhiều của khách du lịch tại phố cổ Hội An.

Nghệ thuật truyền thống cũng là một sản phẩm văn hóa trong việc phục vụ du khách tại các khách sạn ở phố cổ Hội An bên cạnh các chương trình đêm hội huyền thoại…

3.2 Múa rối nước phố cổ Hội An

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc gắn liền với lịch sử văn minh lúa nước lâu đời của Việt Nam. Múa rối khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới…

Múa rối nước phố cổ Hội An bao gồm các tiết mục được dàn dựng bài bản, được trình diễn bởi các nghệ sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm dưới sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, gian hàng nước, con rối, hệ thống âm thanh ánh sáng,…

Những điều đó sẽ đưa khán giả vào một không gian nghệ thuật đậm đà văn hóa của Việt Nam và Quảng Nam.

3.3 Quảng trường Sông Hoài

Phần đầu quảng trường được thiết kế với tòa nhà chính gồm 250m2 – sảnh hội nghị, 18m2 – phòng họp VIP. Các phòng được trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Phòng triển lãm ở tầng trệt được thiết kế phục vụ các dịch vụ theo yêu cầu: triển lãm, tiệc cưới, hội họp…

Phần thứ hai là một khu vườn đẹp, thích hợp cho các hoạt động ẩm thực dân gian kết hợp với các bữa tiệc thân thiện. Là nơi thích hợp để tổ chức các lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ thương mại… Bên cạnh Quảng trường, dòng sông thơ mộng rộng lớn rất thích hợp để tổ chức các dịch vụ hiệu quả như du ngoạn trên sông, đua thuyền…

Hơn nữa, với bãi đậu xe và nhà vệ sinh được đầu tư hiện đại, quảng trường là điểm tiếp đón du khách đến với phố cổ Hội An.

 4. Ẩm thực phố cổ Hội An

Thật ngạc nhiên khi thấy rất nhiều món ăn địa phương giá rẻ và ẩm thực cao cấp như vậy ở một thị trấn nhỏ như phố cổ Hội An. Thực khách có thể lựa chọn các món ăn địa phương và phương Tây tại hầu hết các nhà hàng ở khu chợ.

Nhiều người trong số họ có các quầy bar ở sảnh tiếp khách lớn ở tầng trệt và khu vực ăn uống với ban công ở tầng trên. Điểm nổi bật của bữa ăn thường bao gồm các đặc sản địa phương như hồng trắng (bánh bao nhân tôm) và cao lau (một món bún thịt lợn).

Món Cao Lầu tại phố cổ Hội An

Đăng bởi: Lương Đào

Từ khoá: Phố cổ Hội An có gì hấp dẫn? Linh hồn của Đà Nẵng

Sapa Có Đặc Sản Gì? Những Món Ngon Không Thể Bỏ Lỡ Ở Sapa

Ẩm thực ở Sapa rất đa dạng và phong phú, từ các món dân tộc đến cao cấp. Dưới đây là 15 món ăn đặc sản Sapa bạn nên thưởng thức khi đến đây.

1. Bánh đặc sản Sapa

Đến Sapa, bạn sẽ được thưởng thức những loại bánh đặc sản của người dân tộc như:

Bánh ngô

Bánh ngô hay còn gọi là Páu pó cừ được làm vào tầm tháng 4 đến tháng 5 âm lịch. Bánh được làm từ ngô non, loại ngô vẫn còn sữa để mang xay ra làm bánh.

Ngô non sau khi được xay ra sẽ được mang đi nấu giống như nấu xôi, khi chín nắm thành từng miếng rồi bọc lại với lá chuối.

Bánh dày “Páu plậu”

Cũng như bánh dày của người Kinh, bánh dầy đặc sản của Sapa cũng được làm từ gạo nếp. Sau khi được ngâm nước lã khoảng 2 tiếng và để ráo, gạo nếp sẽ được mang đi nấu thành xôi, đổi nguội rồi giã cho đến khi dẻo quánh lại với nhau.

Bánh đao

Bánh đao có tên gọi khác là Páu cò, đây là một loại bánh được làm nhiều vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 10.

Bánh đao được làm từ bột nếp và đao, xay thành nước rồi mang đi lọc để thu về lớp bột trong và mịn.

Bánh chưng đen – trắng

Thực chất, bánh chưng ở Sapa cũng bao gồm các nguyên liệu như gạo nếp, nhân đậu và được gói lá ở bên ngoài.

Tuy nhiên, bánh chưng đặc sản của người dân Sapa khác chút xíu về hình dáng, thay vì hình vuông thì họ sẽ gói thuôn dài hơn một chút.

Bánh xốp

Đây là loại bánh truyền thống của người Dao, nhìn qua sẽ có hình dáng hơi giống với bánh bò. Nhưng khi ăn thì vị lại khác. Bánh xốp có màu trắng muốt, có mùi gần giống như mùi bánh mì và không có vị gì cả.

2. Hạt dẻ rừng Sapa

Hạt dẻ rừng có ở khắp các khu chợ hay phố ẩm thực ở Sapa, thường được du khách chọn mùa làm quà. Nhân hạt dẻ có màu vàng chanh, vị ngọt, bùi, thơm ngậy.

Hạt dẻ thường được luộc sau đó đem rang để chín thấu, dậy mùi thơm bùi. Người dân tộc còn nghiền hạt dẻ làm nhân bánh thay bột đậu xanh, ăn ngon mà lạ.

3. Hoa quả đặc sản Sapa

Mận Sapa

Đây là 1 trong những đặc sản mùa hè ở Sapa của người H’mông, người Hà Nhì. Sapa có rất nhiều loại mận ngon như mận Tả Lý, mận Tả Van, mận vàng, mận đỏ, mận Tam Hoa, mận Hậu.

Mận ở đây có vị ngọt nhẹ, thêm tý vị chua, vị chát, cùi mận giòn tan, hạt nhỏ và róc.

Đào rọ

Gọi là đào rọ bởi người dân tộc Mông đen ở Sapa thường đựng đào trong các rọ nhỏ đem bán.

Đào chỉ nhỏ như chén nước, vỏ có lông tơ mềm như nhung, vị quả hơi chua, thơm giòn, cùi thịt có thể trắng hoặc vàng. Đào cùi trắng sẽ ngọt hơn đào cùi vàng.

Mắc cọp Sapa

Tháng 9 là mùa thu hoạch mắc cọp ở Sapa. Mắc cọp Sapa được trồng nhiều ở những triền đồi, tự lớn lên trong môi trường lạnh nên quả nhỏ hơn so với lê nhập lậu từ Trung Quốc.

Thanh Mai Sapa

Thanh mai Sapa hay còn gọi là quả dâu rừng, được trồng nhiều trên Sapa và Lào Cai. Cây thanh mai tự mọc trên rừng và được người dân đi thu hái khi quả chín.

Tháng 3 đến tháng 5 là mùa người ta đi rừng thu hoạch thanh mai.

Táo mèo Sapa

Táo mèo Sapa được trồng chủ yếu ở khu vực vườn quốc gia Hoàng Liên và được người Mông đi rừng thu hái.

Khi mua táo mèo Sapa, các bạn nên chọn những quả màu vàng có mùi thơm nhẹ. Vì có vị rất chua và chát vậy nên loại quả này không hay để ăn sống.

Nho Sapa

Trên các bản làng ở Sapa người dân còn trồng rất nhiều nho. Nho Sapa là giống cây bản địa thấp, cằn, quả nhỏ nhưng nhiều nước có có vị ngọt đậm.

Nho Sapa hoàn toàn là được trồng tự nhiên cũng chính vì thế mà quả cũng thường nhỏ hơn ở nơi khác.

4. Đặc sản rau Sapa

Một trong những điều khiến du khách thích nhất khi đi Sapa đó chính là được thưởng thức những loại rau Sapa như:

Rau cải mầm đá Sapa

Đặc sản cải mầm đá Sapa là loại khá hiếm vì rau mọc trên đỉnh núi cao và chỉ có vào mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch. Đây là món đặc sản mùa đông ở Sapa.

Tuy có mùi vị như rau ngồng cải bình thường nhưng mầm đá ngọt và thơm hơn, bạn có thể luộc rau chấm với muối vừng hoặc trứng dầm nước mắm, ngoài có thể thử món mầm đá xào thịt trâu để nhắm rượu.

Rau chua:

Đây là món rau gém đặc trưng của người dân Sapa, khi ăn lá có vị chua chua, mát mát ăn xong có vị ngọt.

Rau chua Sapa thường được dùng ăn kèm cùng các món nhiều mỡ để giảm cảm giác ngấy khi ăn như món thịt ba chỉ luộc, thịt quay, lòng lợn….

Rau ngồng Sapa

Rau ngồng là những loại rau đã già có phần thân cây đã có hoa. Rau ngồng Sapacó nhiều loại như ngồng su hào, ngồng su su, ngồng tỏi…. Ngồng thường được xào với tỏi, thịt chứ không luộc hoặc nấu canh.

Rau cải mèo Sapa

Đây là loại rau chính trong các bữa ăn hàng ngày của người dân vùng cao Sapa. Loại rau đặc sản Sapa này thường được chế biến với nhiều món như: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu.

Rau đậu Hà Lan Sapa

Rau đậu Hà Lan khá hiếm, được trồng và mọc theo giàn, ngọn rất nhỏ nhưng mềm mang màu xanh nhạt mà non tơ ở Sapa. Loại rau đặc sản Sapa này thường dùng để nấu canh với thịt băm, xương… hoặc đơn giản chỉ là nấu suông.

Rau củ khởi Sapa

Rau có vị hơi đắng ngòn ngọt và mùi thơm đặc trưng và là món đặc sản của các nhà hàng ở Lào Cai. Rau củ khởi Sapa thường nấu với nước xương hầm hoặc thịt băm.

Đặc biệt, đây là một loại rau rất tốt cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em, là vị thuốc chữa say rượu rất hiệu nghiệm.

5. Đặc sản cá hồi Sapa

Cá hồi Sapa có thịt chắc, thớ săn, không có mỡ, màu hồng tươi, mềm và béo ngọt. Cá được chế biến thành nhiều món ăn như sashimi, chiên xù, hấp, nấu cari, lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, cá hồi nướng…

Món lẩu cá hồi của Sapa mang nét đặc trưng riêng có với nồi nước lẩu thơm ngon, thả thêm vài loại rau như măng chua, lá giang, hoa chuối,…

6. Đặc sản thắng cố Sapa

Với những người sành ẩm thực, thắng cố không phải là món ăn xa lạ, thậm chí món ăn này được chế biến lại để phục vụ cho đông đảo người dân thành phố.

Nhưng thắng cố giữ được hương vị cổ truyền nhất phải là ở các phiên chợ Bắc Hà, Sapa của người dân tộc H’mông.

Thắng cố được chế biến trên một chảo lớn, cho thịt và nội tạng ngựa ninh nhừ trên bếp than, ngoài ra còn cho thêm những hương liệu như thảo quả, quế chi, hoa hồi và nhiều gia vị truyền thống khác vào ướp.

Chính vì nguyên liệu làm ra món ăn này mà rất nhiều du khách e ngại và không quen mùi vị. Thế nhưng, nhắc đến ẩm thực Sapa thì Thắng cố vẫn là món ăn có vị trí nhất định.

7. Thịt lợn cắp nách Sapa

Thịt lợn cắp nách là đặc sản vô cùng được ưa chuộng ở Sapa, với những lứa lợn được nuôi tự nhiên, không ép cân hay ăn các loại cám công nghiệp nên thịt chắc và thơm ngon hơn.

Thịt lợn cắp nách chỉ nặng chừng 10 kg, được chế biến thành đủ các món như hấp, nướng, xào, quay. Thịt lợn chấm với muối chấm giã cùng ớt xanh, lá nhội, hạt dổi, mắc khén sẽ làm cho mọi thực khách ăn hoài không chán.

8. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp được nghĩ ra khi những người Thái đen muốn dự trữ thực phẩm trước những ngày mưa bão.

Món ăn này được chế biến bằng cách mang những khối thịt thăn, thịt bắp được thái dọc thớ, đem ướp gia vị đặc trưng rồi treo lên gác bếp hun khói.

Thịt trâu gác bếp khi thành phẩm sau 8 tháng đến một năm. Mùi thịt do bị ám khói lâu ngày nên có mùi hơi hắc, những thớ thịt khi xé ra thơm ngon, vị ngọt đậm đà, cay cay vô cùng kích thích vị giác.

9. Cuốn sủi Sapa

Cuốn sủi là món ăn độc đáo còn được biết với tên gọi là phở khan.

Thành phần làm nên món Cuốn sủi bao gồm bánh phở, củ dong, thịt bò, rau thơm, lạc rang, hạt tiêu, ớt và nước sốt đặc biệt từ các loại gia vị đặc trưng của người dân tộc.

Các nguyên liệu trên được trộn đều lên, hòa quyện hương vị và mang đến món phở khan vô cùng thích hợp để ăn sáng.

10. Thịt gừng Núng Dìn và xôi 7 màu

Thịt gừng là món ăn khá độc đáo được làm từ các loại xương sườn, xương sống và thủ lợn. Những nguyên liệu trên đem băm nhỏ, bóp muối, cho một ít rượu ngô và gừng tươi giã nhỏ vắt nước tẩm ướp.

Thịt gừng sau khi đã chế biến sơ qua được mang bỏ vào chum và đổ nước lên, đậy nắp kín và đến khi muốn ăn thì lấy ra kho lên ăn cùng cơm.

Xôi bảy màu là món ăn của người Nùng Dín (Mường Khương, Lào Cai). Món ăn này trước đây chỉ có trong những ngày lễ Tết. Những thúng xôi rất bắt mắt với nhiều màu sắc sặc sỡ nhưng hoàn toàn được làm bằng những nguyên liệu dễ kiếm từ cỏ cây, hoa lá.

11. Đặc sản gà đen Sapa

Gà đen có phần da màu đen, xương giòn, thịt săn chắc, mùi vị thơm ngon. Khi đi du lịch Sa Pa, bạn không nên bỏ quên món gà đen nướng mật ong, một đặc sản nổi tiếng của vùng đất này.

Gà đen trước khi đem nướng được phết lớp mật ong, bên trong được tẩm ướp những gia vị lá rừng đặc trưng. Gà vừa nướng vừa được phết mật ong óng vàng, chấm với muối tiêu chanh, ăn kèm lá bạc hà vô cùng thơm, ngọt ngào vị mật và cay cay của lá rừng.

12. Mọc cốm của người Tày

Từ nguyên liệu quen thuộc là cốm, người dân tộc Tày đã chế biến thành nhiều món ăn đặc sản như: Cơm cốm, mọc cốm, cốm ép…

Người Tày thường chế biến cốm theo những cách phổ biến như cơm cốm, cốm ép và mọc cốm.

Món mọc cốm được coi là cầu kỳ và hấp dẫn hơn cả. Người ta làm mọc cốm bằng cách lấy phần thịt lẫn da dày mỡ của một con vịt béo, thái từng miếng mỏng và dài, phần cổ, xương sống, cánh, xương… đem băm viên nhuyễn, dùng làm nhân, xào cho chín tới.

Tiếp đó, người ta cho cốm vào lá dong, cho nhân vào giữa khối cốm, túm lá lại, dùng lạt buộc, rồi cho vào nồi hấp cách thủy hoặc xếp vào chõ đồ để các hạt cốm ngấm gia vị, dẻo dính liền nhau, tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn.

13. Măng chua Sapa

Trong những đặc sản Sapa nổi tiếng, măng chua là một trong những món đặc sản độc đáo nhất. Đây vừa là món ngon vừa là món quà ý nghĩa cho du khách phương xa. Măng chua Sa Pa thường được làm từ măng của cây vầu.

Khi mới nhú được khoảng 20 – 30cm, măng vầu tươi sẽ được bẻ, mang về bóc vỏ và rửa sạch, xắt thành từng lát nhỏ. Sau đó, người nấu sẽ được ủ vào các chum. Cuối cùng, họ đậy kín miệng chum để tránh tác động từ không khí và nước.

Khoảng 20 ngày hoặc một tháng sau, măng sẽ đạt đến độ chua vừa đủ và chính thức đem ra sử dụng. Măng chua Sapa có vị chua mát đặc trưng nên có thể được dùng để nấu canh với cá hoặc thịt.

14. Đồ nướng Sapa

Một điểm thú vị khi đến với Sapa chính là có rất quán nướng nhỏ ngoài trời, tiết trời se se lạnh ngồi bên bếp than và thưởng thức những xiên thịt chín đều, cơm lam, trứng nướng sẽ không có gì tuyệt vời hơn.

15. Đặc sản rượu Sapa

Sapa có 2 loại rượu nổi tiếng là rượu táo mèo và rượu Sán Lùng. Rượu táo mèo được ngâm từ quả táo mèo rừng có mùi thơm hương táo rất đặc biệt, uống có vị ngọt chát. Còn rượu Sán Lùng thì được ủ bằng loại men bí truyền của người Dao Đỏ.

Bạn có thể mua được rượu táo mèo, rượu Sán Lùng nguyên chất tại chợ Sapa. Nếu có dịp ghé qua thôn Sán Lùng ở xã Bản Xèo, Bát Xát, bạn sẽ được thưởng thức và mua được chai rượu Sán Lùng chuẩn ngon hảo hạng.

Đăng bởi: Phước Vương Cơ Sở

Từ khoá: Sapa có đặc sản gì? Những món ngon không thể bỏ lỡ ở Sapa

Cập nhật thông tin chi tiết về Chất Dinh Dưỡng Trong Hạt Điều Có Vai Trò Gì? trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!