Xu Hướng 10/2023 # Chế Độ Ăn Kiêng Thấp Calo Được Chứng Minh Giúp Đảo Ngược Bệnh Tiểu Đường Type 2 # Top 13 Xem Nhiều | Ltzm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Chế Độ Ăn Kiêng Thấp Calo Được Chứng Minh Giúp Đảo Ngược Bệnh Tiểu Đường Type 2 # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chế Độ Ăn Kiêng Thấp Calo Được Chứng Minh Giúp Đảo Ngược Bệnh Tiểu Đường Type 2 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chế độ ăn kiêng thấp calo được cho là sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường type 2 đảo ngược tình trạng của mình. Tuy nhiên phải đến nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học mới giải thích được điều đó một cách cặn kẽ nhất.

Sau nhiều thí nghiệm trên chuột, họ đã tìm ra 3 cơ chế chuyển hóa trong gan, mà qua đó, ăn kiêng thấp calo giúp mức đường huyết của chúng hạ xuống chỉ sau 3 ngày.

Nếu những cơ chế này được xác nhận là cũng hoạt động trên người, hàng triệu bệnh nhân tiểu đường type 2 sẽ có thêm hi vọng mới, nhằm chữa trị căn bệnh của mình chỉ bằng chế độ ăn uống.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Y tế Howard Hughes, Mỹ. Trong đó, nhóm nghiên cứu đã cho những con chuột mắc tiểu đường type 2 ăn một chế độ thấp calo (VLCD). Kết quả là lượng đường trong máu của chúng đã giảm xuống nhanh chóng chỉ sau 3 ngày.

Hiệu ứng quan sát được này không bất ngờ và có thể dự đoán trước. Nhưng điều tuyệt vời mà các nhà khoa học đã làm được là họ đã đưa ra lời giải thích chi tiết về điều đó.

“Sử dụng chế độ ăn này để khảo sát toàn diện cơ chế chuyển hóa chất béo và carbohydrate ở gan, chúng tôi đã chỉ ra rằng hiệu quả của nó là sự kết hợp của ba cơ chế, chịu trách nhiệm cho sự đảo ngược nhanh chóng tình trạng đường huyết cao”, nhà nghiên cứu Gerald I. Shulman từ Viện Y tế Howard Hughes ở Maryland cho biết.

Ba cơ chế gan bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn kiêng là: sự chuyển đổi axit lactate và amino thành glucose, chuyển đổi glycogen dự trữ trong gan thành glucose, và sự giảm hàm lượng chất béo. Tất cả đều góp phần cải thiện đáp ứng của gan đối với insulin.

Nhìn chung, nghiên cứu mới đã chỉ ra chế độ ăn kiêng thấp calo đã nhắm vào 3 nguyên nhân gây ra mức glucose cao. Tình trạng tiểu đường ở những con chuột được cải thiện chỉ sau 3 ngày áp dụng chế độ ăn, trong khi, trọng lượng cơ thể của chúng không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình nghiên cứu.

Cũng phải nói rằng, đây không phải là lần đầu tiên chế độ ăn kiêng thấp calo được liên kết với việc đảo ngược bệnh tiểu đường type 2. Nhiều nghiên cứu đã quan sát được hiệu ứng có ích của chế độ ăn này đối với bệnh tiểu đường. Nhưng điều cần làm thêm là giải thích được các cơ chế phía sau đã gây ra tác dụng.

Một nghiên cứu năm 2023 chỉ ra chỉ cần giảm khoảng 1 gram chất béo trong tuyến tụy – thông qua chế độ ăn kiêng thấp calo hoặc qua phẫu thuật – sự đáp ứng insulin của người bệnh tiểu đường có thể được khôi phục. Tuy nhiên, nghiên cứu này có điểm yếu, đó là nó chỉ được thực hiện trên 18 người, một mẫu quá nhỏ để đưa ra kết luận cuối cùng.

Bên cạnh đó, đầu năm nay, một nghiên cứu trên chuột cũng đã phát hiện ra rằng chế độ nhịn ăn cách quãng cũng có thể khôi phục các cơ chế sinh học bị sai lạc, thứ mà đã gây ra bệnh tiểu đường type 2.

Tất cả các nghiên cứu này đều rất hứa hẹn. Nhưng chúng ta vẫn còn đang ở trong giai đoạn thu thập dữ liệu – các thí nghiệm đã hoặc đang được thực hiện trên động vật hoặc trên người nhưng quy mô mẫu còn nhỏ – nên chưa thể đưa ra kết luận khẳng định.

Bây giờ, nghiên cứu mới đã đưa ra một lời khẳng định rằng chế độ ăn kiêng thấp calo có tác dụng trên chuột theo 3 cơ chế. Nếu các thí nghiệm được chuyển dịch sang người và cho kết quả tương tự, nó sẽ là một niềm hi vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường.

Chế độ ăn kiêng thấp calo là một hình thức ăn kiêng chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Nó đòi hỏi người tham gia chỉ được ăn mức dưới 800 kcal một ngày. Trong so sánh, một người người bình thường sẽ ăn khoảng 2.000 kcal/ngày.

Bởi lượng calo được cắt giảm, chế độ ăn này dễ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngay cả khi được chứng minh là có ích với bệnh tiểu đường, những ai muốn thực hiện biện pháp này để đảo ngược tình trạng của mình cũng phải hết sức cân nhắc.

Ăn Quá Nhiều Đường Có Gây Bệnh Tiểu Đường Không?

Sử dụng đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp

Vẫn có mối liên hệ giữa việc sử dụng đường và bệnh tiểu đường ngay cả sau khi bạn kiểm soát tổng lượng calo tiêu thụ, trọng lượng cơ thể, mức tiêu thụ rượu và chế độ tập thể dục. Mặc dù những nghiên cứu về mối quan hệ giữa đường với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường này không chứng minh rằng đường gây ra bệnh tiểu đường, nhưng mối liên hệ này rất mạnh mẽ.

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp. Nó có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ do tác động của đường fructose lên gan của bạn, bao gồm thúc đẩy làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm và kháng insulin. Những tác động này có thể kích hoạt sản xuất insulin bất thường trong tuyến tụy của bạn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ăn một lượng lớn đường cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách góp phần làm tăng cân và tăng chất béo trong cơ thể – là những yếu tố nguy cơ để phát triển bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, các nghiên cứu về chế độ ăn uống tác động lên quá trình kháng leptin trên động vật cho thấy ăn nhiều đường có thể làm gián đoạn tín hiệu của leptin, một loại hormone thúc đẩy cảm giác no, dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.

Đối với những người bị tiểu đường có thể sử dụng một số loại đường thay thế

Cơ thể cần đường để tạo ra năng lượng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động. Đường hiện diện rộng rãi trong thực phẩm và do đó không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nên hạn chế bổ sung đường (đường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm, đồ uống) vào bữa phụ hoặc bữa chính. Hãy cung cấp đường cho cơ thể thông qua các loại trái cây, rau củ thay vì dùng đường bổ sung, đường trong các loại trái cây, rau củ là đường tự nhiên và không gây hại cho cơ thể.

Nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa đường đặc biệt có hại cho người bị bệnh tiểu đường như: nước ngọt có đường, kẹo và thực phẩm có cho thêm đường trong quá trình chế biến.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị các giới hạn về lượng đường bổ sung mỗi ngày:

– Đối với nam giới: không quá 9 muỗng cà phê, 36 gam hoặc 150 calo từ đường.

– Đối với phụ nữ: không quá 6 muỗng cà phê, 25 gam hoặc 100 calo từ đường.

AHA cũng khuyên bạn nên hạn chế tất cả các loại đường bổ sung. Hạn chế lượng đường ăn vào ít hơn 10 phần trăm tổng lượng calo hàng ngày là một cách khác để kiểm soát lượng đường tiêu thụ. Điều này ngăn chặn việc tiêu thụ quá nhiều đường đối với những người bị bệnh tiểu đường.

Advertisement

Ngoài ra, đối với những người bị tiểu đường có thể sử dụng một số loại đường ăn kiêng thay thế như:

Tagatose là một loại đường tự nhiên:

– Có thể là một loại đường được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tiểu đường và chống vi khuẩn tiềm ẩn.

– Có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn và phản ứng insulin.

– Cản trở sự hấp thụ carbohydrate.

Saccharin là một chất làm ngọt nhân tạo khác được sử dụng và bán rộng rãi. Nó là một chất làm ngọt không calo ngọt hơn đường ăn 200–700 lần.

Hi vọng qua bài viết này, đã trả lời giúp bạn câu hỏi sử dụng nhiều đường có gây ra bệnh tiểu đường hay không. Từ đó giúp bạn sử dụng đường một cách hiệu quả và tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Rau Gì Tốt Nhất ?

Những người bệnh tiểu đường cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống sao cho vừa đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không làm tăng lượng đường huyết. Trong đó, một chế độ ăn ưu tiên bổ sung nhiều rau xanh rất cần thiết rất có lợi cho sức khỏe, giàu chất xơ, không chứa nhiều calo và nhất là giảm được lượng tinh bột và đường ở người bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Vậy khi mắc bệnh tiểu đường nên ăn loại rau nào là tốt nhất ?

Các loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường nên ăn

– Bông cải xanh:

Bông cải xanh là loại rau rất tốt cho cơ thể nói chung có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhất là chất xơ, chất chống oxy hóa và nhiều vitamin, khoáng chất. Chất Crom có nhiều trong bông cải xanh rất quan trong và tốt cho người bệnh tiểu đường giúp kiểm soát lượng đường huyết một cách tự nhiên. Chính vì vậy, lời khuyên dành cho người bệnh tiểu đường nên thường xuyên bổ sung loại rau này trong thực đơn ăn uống với các món như xào, nấu canh,…

– Bí ngô:

Bí ngô là thực phẩm đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các chất có trong bí ngô không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, ổn định lượng đường huyết, nhất là có thể ngăn chặn và chữa trị được bệnh tiểu đường.

Người bệnh nên thường xuyên ăn canh bí ngô hoặc làm bánh, ăn luộc. Bên cạnh đó cần lưu ý không nên ăn mứt bí ngô hay chế biến bí ngô cùng với đường hay làm các món chiên xào bí ngô.

– Mướp đắng:

Tất nhiên rồi, mướp đắng rất tốt cho người bệnh tiểu đường và còn được xem là một vị thuốc tự nhiên để chữa trị căn bệnh này. Trong mướp đắng có chứa nhiều hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, ngăn ngừa các biến chứng về võng mạc và đục thủy tinh thể ở người bệnh. Bên cạnh đó, mướp đắng còn giúp loai bỏ gốc tự do, giảm cân rất tốt cho việc điều trị bệnh.

– Dưa chuột:

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên uống nước ép dưa chuột vì có chứa loại hormone cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, ngăn chặn và cải thiện bệnh tiểu đường.

– Măng tây:

Măng tây là thực phẩm cung cấp nguồn chất dinh dưỡng đáng kể cho cơ thể, quan trọng hơn là nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại rau này được đánh giá rất tốt cho đường ruột, tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư,… Các nghiên cứu còn cho biết, măng tây có khả năng ổn định và kiểm soát lượng đường trong máu, tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

– Hành tây:

Dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng, những người bệnh tiểu đường uống nước ép từ củ hành tây cho thấy giảm đáng kể lượng đường trong máu. Do đó, bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích nên thường xuyên uống nước ép hành tây, nhất là vào mỗi buổi sáng  một thià canh và uống liên tục trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.

Top 13 Thức Ăn Giàu Biotin Thêm Vào Chế Độ Ăn Kiêng Cho Móng Tóc Thêm Khỏe

Biotin, còn được gọi là vitamin B7, là một chất dinh dưỡng thiết yếu đóng một vai trò trong hầu hết các hệ thống cơ thể. Vì vậy, chế độ ăn uống của bạn có bao gồm các loại thực phẩm giàu biotin không? Nếu không, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn một chút trước khi quá muộn. Biotin cần thiết cho sức khỏe của não, mắt, da, tóc, móng tay, gan và cả hệ thần kinh. Nó rất quan trọng trong thời kỳ mang thai vì nó hỗ trợ sự phát triển của phôi thai Hôm nay bài viết này sẽ liệt kê ra 13 loại thực phẩm chứa nhiều biotin và giải thích chất dinh dưỡng này có lợi cho sức khỏe của bạn như thế nào.

Gan

85 gram (thịt bò) nấu chín chứa 30,8 microgam biotin ( 4 ).

Gan bò cũng chứa một lượng lớn protein chất lượng cao. Các chất dinh dưỡng quan trọng khác bao gồm vitamin B và folate. Protein xây dựng khối lượng cơ và cũng rất quan trọng đối với chức năng của tế bào. Các vitamin B duy trì mức năng lượng của bạn trong khi folate cải thiện sức khỏe tim mạch .

Trứng

Một quả trứng nấu chín hoàn toàn chứa 10 microgam biotin.

Chúng ta nên hiểu thêm về tầm quan trọng của trứng trong chế độ ăn. Chúng là thực phẩm toàn phần. Chúng là một loại protein hoàn chỉnh với hồ sơ axit amindồi dào. Protein hỗ trợ sự phát triển cơ bắp và giúp sản xuất năng lượng. Trứng cũng rất giàu kẽm, i-ốt, selen, và vitamin A và D – những chất dinh dưỡng có lợi cho chức năng tuyến giáp khỏe mạnh và toàn bộ hệ thống nội tiết.

Làm thế nào để bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn

Hãy chế biến bằng cách mà bạn thích, nhưng hãy cố gắng mua trứng gà nhà thay vì trứng gà công nghiệp, không chứa các hóa chất có khả năng gây hại khác. Bất cứ lúc nào bạn cần một nguồn protein, chất béo và các chất dinh dưỡng quan trọng. Để tăng cường protein và chất dinh dưỡng, bạn có thể thêm lòng đỏ trứng – nơi tập trung tất cả các chất dinh dưỡng của trứng vào món salad hữu cơ.

Cá hồi

85 gam cá hồi chứa 5 microgam biotin.

Cá hồi Alaska hoặc cá hồi đánh bắt tự nhiên là tốt nhất và ít chất gây ô nhiễm nhất. Tránh cá hồi nuôi trong trang trại, thường chứa nhiều thủy ngân và PCB. Ngoài biotin (hoặc vitamin B7), cá hồi rất giàu axit béo omega-3. Và những axit béo omega-3 (EPA và DHA) này làm nên những điều kỳ diệu tối ưu cho sức khỏe. Chúng làm giảm chứng viêm do các chất ô nhiễm hàng ngày gây ra, bảo vệ tim mạch, cải thiện sức khỏe não bộ, giữ cho tóc và da của bạn khỏe mạnh.

Làm thế nào để bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn

Thêm cá hồi băm nhỏ vào món trứng tráng bữa sáng, salad bữa trưa hoặc ăn kèm với khoai lang và các loại rau khác vào bữa tối.

Thịt lợn băm

85gam thịt lợn băm nấu chín chứa 3,8 microgam biotin.

Thịt lợn cung cấp một lượng lớn protein hoàn chỉnh. Ngoài việc xây dựng cơ bắp, protein còn hỗ trợ cấu trúc và duy trì các mô. Một chất dinh dưỡng khác đặc biệt giàu kẽm – một chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch .

Làm thế nào để bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn

Bạn có thể thêm sườn heo thái mỏng vào món salad của mình.

Khoai lang

Nửa cốc khoai lang nấu chín chứa 2,4 microgam biotin.

Làm thế nào để bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn

Bạn có thể rắc muối lên khoai lang luộc hoặc khoai lang nghiền và dùng nó như một món ăn nhẹ, hoặc bổ sung lành mạnh cho bất kỳ bữa ăn nào

Hạnh nhân Cá ngừ

85gam cá ngừ đóng hộp chứa 0,6 microgam biotin. 

Cũng giống như cá hồi, cá ngừ cũng giàu selen và axit béo omega-3, giúp giảm cholesterol và triglyceride tăng cao, đồng thời có tác dụng bảo vệ tim mạch mạnh mẽ. Chọn các giống cá ngừ nhỏ hơn, chẳng hạn như cá ngừ vằn, loại cá có hàm lượng thủy ngân và các chất gây ô nhiễm khác thấp nhất.

Làm thế nào để bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn

Đơn giản chỉ cần thêm cá ngừ vào món salad của bạn, hoặc làm bánh sandwich cá ngừ với một ít mayonnaise hữu cơ hoặc dầu ô liu nguyên chất và dưa chua.

Rau bina

Nửa chén rau bina luộc chứa 0,5 microgam biotin. 

Rau bina rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất diệp lục. Và nó đặc biệt giàu chất sắt. Các chất chống oxy hóa trong rau bina giúp giữ cho bạn khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ chống lại bệnh tật. Như với tất cả các loại rau xanh có lá, chỉ cần đảm bảo rằng phải lựa chọn được nguồn rau trồng hữu cơ (tức là không có hóa chất) để mang lại lợi ích sức khỏe tốt nhất.Và chất sắt trong rau bina, cùng với 250-1,000 mg vitamin C, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu bằng cách cải thiện sự hấp thụ sắt.

Làm thế nào để bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn

Bạn có thể thêm rau bina vào bất kỳ món salad nào hoặc món trứng tráng vào bữa sáng hoặc bữa tối.

Bông cải xanh

Nửa chén bông cải xanh tươi chứa 0,4 microgam biotin. 

Bông cải xanh thường được mệnh danh là siêu thực phẩm vì lý do đơn giản là nó chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nó rất giàu vitamin K giúp thúc đẩy sức khỏe của xương và da. Và vitamin C và chất chống oxy hóa trong cây mini này giúp ngăn ngừa các dạng ung thư khác nhau.

Làm thế nào để bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn 

Bạn có thể ăn bông cải xanh sống, nấu chín hoặc thêm nó vào món salad yêu thích để tăng cường chất dinh dưỡng.

Sữa

Một cốc sữa chứa 0,3 microgam biotin. 

Sữa là một nguồn cung cấp canxi, protein và khoáng chất tuyệt vời giúp hình thành xương và răng khỏe mạnh. Protein trong nó giúp tạo cơ và sửa chữa các mô, và kali bảo vệ tim bằng cách duy trì mức huyết áp khỏe mạnh.

Làm thế nào để bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn 

Một chút sữa ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể giúp thư giãn và thúc đẩy giấc ngủ ngon.

Sữa chua nguyên chất

Một cốc sữa chua nguyên chất chứa 0,2 microgam biotin. 

Sữa chua cũng rất giàu canxi. Và nó cũng có một lượng vitamin D tốt, điều đáng buồn là sự thiếu hụt vitamin D ngày nay rất phổ biến. Sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rụng tóc, yếu và các vấn đề khác có thể trở nên nghiêm trọng nếu bị bỏ qua.

Làm thế nào để bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn

Bạn có thể ăn sữa chua cho bữa sáng hoặc ăn nhẹ bất cứ lúc nào. Bạn cũng có thể thêm trái cây yêu thích của mình vào sữa chua và dùng nó như một món ăn nhẹ buổi tối sảng khoái.

Bột yến mạch

Một chén bột yến mạch chứa 0,2 microgam biotin.

Một bát bột yến mạch là một trong những lựa chọn bữa sáng lành mạnh nhất. Bột yến mạch về cơ bản là ngũ cốc nguyên hạt, và ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì và thậm chí là ung thư. Bột yến mạch cũng giúp giảm mức cholesterol và bảo vệ tim mạch.

Làm thế nào để bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn

Ăn một bát bột yến mạch với một ít bơ hạnh nhân và trái cây cho bữa sáng. Đó là một bữa ăn lành mạnh bất cứ lúc nào.

Chuối

Nửa cốc chuối chứa 0,2 microgam biotin. 

Chuối được biết đến với hàm lượng kali và khả năng tăng cường năng lượng khi cần thiết. Chúng cũng chứa chất xơ giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và đều đặn.

Làm thế nào để bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn

Chuối có thể là một bổ sung tuyệt vời cho bữa sáng của bạn hoặc như một món ăn nhẹ bất cứ lúc nào. Bạn cũng có thể cắt lát chúng và thêm vào sinh tố hoặc món ăn sáng của mình.

Biotin (vitamin B7) là một trong những vitamin B quan trọng nhất cần thiết cho hầu hết các chức năng của cơ thể. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tối ưu của não, mắt, gan và da. Loại vitamin này cũng giúp tăng mức cholesterol tốt, kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện quá trình trao đổi chất và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Cách tốt nhất để có đủ vitamin B7 là tiêu thụ thực phẩm giàu biotin. Nếu bạn thường xuyên gặp các triệu chứng như khô da, rụng tóc, mệt mỏi, đau cơ, buồn nôn và khô mắt thì rất có thể bạn đang bị thiếu hụt biotin. Nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

Đăng bởi: Nhân Trần

Từ khoá: Top 13 thức ăn giàu Biotin thêm vào chế độ ăn kiêng cho móng tóc thêm khỏe

Bệnh Do Thừa Sắt Ăn Gì Và Kiêng Gì ?

1. Bệnh Hemochromatosis là gì?

Hemochromatosis là một rối loạn gây ra do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt. Sắt được coi là một chất dinh dưỡng thiết yếu vì cơ thể không thể tạo ra nó mà phải được cung cấp từ thức ăn.

Ở người trưởng thành bình thường, chỉ khoảng 10% – 30% lượng sắt ăn được hấp thụ trong ruột. 

Còn ở những người bị bệnh huyết sắc tố, một loại hormone gọi là hepcidin làm tăng khả năng hấp thụ lên tới 400%, dẫn đến tình trạng thừa sắt và nhiễm độc sắt.

Lượng sắt dư thừa tích tụ trong gan. Ảnh: Internet

Thông thường, một người mắc bệnh Hemochromatosis di truyền do thừa hưởng một bản sao của gene khiếm khuyết từ cha và mẹ. Tuy nhiên, không phải ai thừa hưởng gene cũng phát bệnh. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu lý do tại sao một số người có triệu chứng thừa sắt và những người khác thì không.

Lượng sắt dư thừa được tích tụ trong các mô và các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là da, tim, gan, tuyến tụy, và khớp xương. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, sắt có thể tích tụ trong các mô cơ thể và cuối cùng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như: Viêm khớp, các bệnh về gan, tổn thương tuyến tụy, bất thường về tim, mãn kinh sớm, tổn thương tuyến thượng thận…

BSCKII. Huỳnh Tấn Vũ

Quá tải sắt thường diễn ra một cách âm thầm, không có triệu chứng điển hình nên gây khó khăn trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm. Trong một số trường hợp, quá tải sắt có thể gây đau khớp, mệt mỏi, thiếu năng lượng, đau bụng, giảm ham muốn tình dục…

2. Người bệnh thừa sắt ăn gì?

Chế độ ăn uống của người mắc bệnh Hemochromatosis cần tránh thực phẩm chứa nhiều sắt và những thực phẩm có thể làm tăng hấp thu sắt. Đồng thời cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe mà không làm cơ thể bị quá tải chất sắt.

Người bệnh Hemochromatosis cần tránh thực phẩm chứa nhiều sắt.

Những thực phẩm người bệnh Hemochromatosis nên ăn bao gồm: Sữa chua, phô mai, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt, các loại đậu, các loại ngũ cốc, bông cải xanh, rau chân vịt, quả sung, táo, quả bơ, dầu ô liu, trà đen, cà phê, ca cao…

Có những loại thực phẩm được coi là có lợi cho người bệnh Hemochromatosis vì chúng cản trở sự hấp thụ sắt trong ruột. Đó là:

– Canxi: Canxi có trong sữa, rau lá xanh, đậu nành và cá có dầu được cho là có thể làm chậm quá trình hấp thụ sắt trong ruột. Tuy nhiên, chỉ ở liều lượng cao hơn (khoảng 300 – 600 miligam) những thực phẩm này mới có tác dụng thải sắt.

– Phosvitin: Trứng chứa một loại protein gọi là phosvitin liên kết với sắt và giúp đào thải chất này ra khỏi cơ thể. Mặc dù lòng đỏ trứng rất giàu chất sắt, nhưng phosvitin giúp hạn chế lượng chất sắt mà cơ thể hấp thụ từ chúng.

Người bệnh Hemochromatosis nên ăn trứng.

– Oxalat: Những hợp chất có nguồn gốc thực vật này được tìm thấy trong rau bina, cải xoăn, củ cải đường, quả hạch, sô cô la, trà, cám lúa mì, dâu tây… được cho là làm giảm sự hấp thụ sắt không phải heme. Mặc dù rau bina rất giàu chất sắt, nhưng oxalat có thể hạn chế sự hấp thụ của chúng.

– Phytate: Phytate được tìm thấy trong quả óc chó, hạnh nhân, đậu khô, đậu lăng, ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt cũng cản trở sự hấp thụ sắt heme (sắt tự nhiên dễ hấp thụ nhất trong ruột).

– Polyphenol: Những hóa chất có nguồn gốc thực vật này được tìm thấy trong cà phê, ca cao, bạc hà và táo là một chất ức chế chính sự hấp thụ sắt heme.

– Tanin: Những hợp chất hữu cơ này được tìm thấy trong trà đen, nho, lúa mạch, nam việt quất và trái cây khô liên kết với sắt và hỗ trợ quá trình đào thải sắt ra khỏi cơ thể.

Trà đen hỗ trợ quá trình đào thải sắt.

3. Thực phẩm không nên ăn

Cần hạn chế loại thực phẩm thịt đỏ và thịt nội tạng để giảm lượng sắt heme. Ngoài ra cũng cần hạn chế ăn trái cây họ cam quýt, mỡ động vật, rượu, đường…

Trái cây họ cam quýt, rượu, đường… có thể tăng cường sự hấp thụ và thúc đẩy quá tải sắt.

– Cam quýt: Trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C. Vitamin C là một trong những chất tăng cường mạnh mẽ nhất cho sự hấp thụ sắt không phải heme. Ngoài cam quýt, người bệnh cũng nên hạn chế các nguồn giàu vitamin C khác bao gồm cà chua, ổi và ớt đỏ.

– Rượu: Sự hấp thụ sắt không phải heme tăng khoảng 10% khi rượu được thêm vào bữa ăn.

– Đường: Đường và thực phẩm chứa nhiều đường có thể tăng cường hấp thụ sắt không phải heme lên tới 300%.

– Những người bị bệnh huyết sắc tố di truyền cũng nên tránh động vật có vỏ sống vì nó chứa một loại vi khuẩn được gọi là Vibrio vulnificus có thể gây tử vong ở những người có hàm lượng sắt cao.

– Đối với beta-carotene được tìm thấy trong các loại thực phẩm có màu sắc rực rỡ như cà rốt, khoai lang, củ cải đường, ớt đỏ và vàng cũng được cho là có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ sắt. Tuy nhiên, do lợi ích dinh dưỡng của chúng lớn hơn những nguy cơ tiềm ẩn, vì vậy người bệnh Hemochromatosis không cần tránh loại thực phẩm này.

Người bệnh Hemochromatosis nên hạn chế trái cây giàu vitamin C.

4. Người bệnh nên làm gì?

Khi mắc bệnh Hemochromatosis, người bệnh cần được điều trị và tư vấn dinh dưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa. Nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo lượng sắt ở trong giới hạn bình thường. 

Cần chú ý không ăn kiêng quá mức có thể khiến lượng sắt giảm nhiều, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.

8 loại thực phẩm tốt cho người bệnh thiếu máu do thiếu sắt

SKĐS – Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu dinh dưỡng. Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt, người bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn uống như tăng cường thực phẩm giàu chất sắt và thực phẩm giàu vitamin C, axit folic để giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn.

F0 trẻ em tăng mạnh, chuyên gia báo động nguy cơ sốt cao và co giật hậu COVID-19 ở trẻ

Dấu Hiệu Bệnh Tiểu Đường Cần Nhận Biết Sớm

Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường như đi tiểu nhiều, luôn cảm thấy khát, đói dữ dội…nhiều người thường chủ quan bỏ qua và không ngờ rằng đó lại là dấu hiệu bệnh tiểu đường. Mỗi năm có hàng trăm triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khôn lường, kể cả tử vong.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Theo ước tính trong 20 năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới tăng 54%, riêng Việt Nam chỉ trong 10 năm con số này tăng đến 200%.

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, không lây lan nhưng lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đứng vị trí thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong. Bệnh tiểu đường có 2 dạng: tuýp 1 và tuýp 2.

– Bệnh tiểu đường tuýp 1 (thường được gọi là tiểu đường vị thành niên): là tiểu đường bẩm sinh, bắt đầu từ lúc mới sinh. Đối tượng của nhóm này chiếm 10% trong số tất cả bệnh nhân tiểu đường và thường không quá 30 tuổi. Bệnh do tự miễn dịch mà tuyến tụy sản xuất rất ít insulin hoặc không sản xuất insulin.

Cảnh báo dấu hiệu bệnh tiểu đường

1. Một số triệu chứng nói chung ở tiểu đường tuýp 1 và 2

– Đi tiểu nhiều hơn và luôn cảm thấy khát: Đi tiểu nhiều hơn 4 – 7 lần trong ngày được gọi là nhiều. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, thận thường hoạt động mạnh hơn để đào thải lượng đường dư thừa, vì vậy họ đi tiểu nhiều hơn những người bình thường và cũng thấy khát nước nhiều hơn.

– Miệng khô và ngứa da: Khi cơ thể đi tiểu nhiều lần, cơ thể rất dễ mất nước, vì vậy miệng khô và da ngứa là điều dễ gặp.

– Đói và mệt mỏi: Khi mắc bệnh, cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào kháng với loại insulin cơ thể sản sinh thì đường glucose không thể được hấp thụ, khiến bạn không được cung cấp đầy đủ năng lượng. Do đó bạn luôn cảm thấy đói và mệt mỏi.

– Nhìn mờ: Thủy tinh thể sưng lên khi lượng glucose máu cao dẫn đến tình trạng mắt mất khả năng tập trung khiến người bệnh có cảm giác nhìn mờ.

2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1

– Giảm cân đột ngột: Nếu không được cung cấp năng lượng từ thức ăn, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ các cơ và mỡ. Từ đó người bệnh sẽ giảm cân nhiều trong một thời gian ngắn.

– Buồn nôn và nôn: Có một chất mới phát sinh khi chất béo trong cơ thể được phân giải để tạo năng lượng. Đó là ketone tích tụ mang lại hiệu quả nghiêm trọng, khiến bệnh nhân gặp những cơn buồn nôn và nôn khó tránh.

3. Biểu hiện khác của bệnh tiểu đường tuýp 2

– Chân hoặc bàn chân bị đau, tê: Đây là hậu quả do tổn thương dây thần kinh.

– Nhiễm nấm: Nấm phát triển ở bất cứ vùng da nhiều nếp gấp ấm ấp và ẩm như kẽ ngón tay và chân; dưới vú, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.

– Lâu lành vết thương: Những vết cắt, bầm tím khó lành trong thời gian dài là một dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Khi trong máu tồn tại một lượng đường quá cao sẽ gây cản trở cho hoạt động của các tế bào bạch cầu. Đây chính là nguyên nhân khiến vết thường hở trở nên lâu lành và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Các cây thuốc nam tốt cho sức khỏe ung thư, tiểu đường và xương khớp

Chắc bạn chưa bao giờ nghĩ rằng đôi khi những chậu cây nhỏ trồng quanh nhà lại trở thành vị thuốc hữu dụng mà bạn không thể ngờ tới. Hôm nay Dinh Dưỡng Online giới thiệu các cây thuốc nam tốt cho sức khỏe của bạn Cây thuốc nam chữ…

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu

Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng và phải được duy trì suốt đời.

– Tăng cường ăn nhiều rau, củ, quả, đặc biệt là nhóm hoa quả có độ đường thấp.

– Chú trọng các loại hạt họ đậu, vừng, lạc.

– Chọn gạo lứt, gạo lật nảy mầm hoặc gạo xát rối, bánh mì đen.

– Chọn sữa đậu nành, đậu tương hoặc các loại phô mai ít béo.

– Không ăn thức ăn có năng lượng cao, kiêng cử bánh, kẹo, mứt ngọt.

– Tăng cường ăn cá, giảm bớt ăn thịt (nếu ăn thịt không chọn loại có mỡ, da).

– Không ăn nhiều muối (tối đa 5 g/người/ngày).

Bệnh tiểu đường được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Khi gặp một trong những dấu hiệu bất thường trên bạn nên đến bệnh viên thăm khám, xét nghiệm nước tiểu và đường máu để được chẩn đoán chính xác.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Ăn Kiêng Thấp Calo Được Chứng Minh Giúp Đảo Ngược Bệnh Tiểu Đường Type 2 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!