Xu Hướng 10/2023 # Củ Dòm: Hé Lộ Công Dụng Của Loại Dược Liệu Này Đối Với Sức Khỏe # Top 11 Xem Nhiều | Ltzm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Củ Dòm: Hé Lộ Công Dụng Của Loại Dược Liệu Này Đối Với Sức Khỏe # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Củ Dòm: Hé Lộ Công Dụng Của Loại Dược Liệu Này Đối Với Sức Khỏe được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.1. Mô tả dược liệu

Củ dom là cây dạng dây leo, có chiều dài khoảng 2 – 3m. Rễ củ to, đa dạng, nhưng thường thuôn dài, có vỏ ngoài nhăn nheo, thịt cứng rắn màu vàng nâu nhạt.

Lá mọc so le, hình tam giác gần tròn, phiến mỏng nhẵn, gốc bằng hoặc hơi lõm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc có ít răng rất nhỏ ở phía đầu lá, hơi lượn sóng. Cuống lá dài, gân lá xếp dạng chân vịt, nửa cuống phía trên và gân lá mặt sau có màu tím hoặc hồng.

Hoa Củ dòm nhỏ, thường mọc thành tán đơn, khác gốc. Cánh hoa màu vàng cam.

Quả có hình trứng dẹt, hạt có 4 hàng gai cong nhọn và có lỗ ở giữa.

Chú ý cần phân biệt Củ dòm với các loại bình vôi cũng có nơi gọi là Củ gà ấp. Nhưng Bình vôi khác ở chỗ củ hình tròn và ngắn, lá mặt sau chỉ một màu xanh lục nhạt.

1.2. Bộ phận dùng

Cây củ dòm sử dụng củ dùng làm dược liệu. Rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô để dùng dần.

1.3. Phân bố và thu hái

Chi Stephania Lour. gồm các loại là dây leo, rụng lá vào mùa đông. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á. Tại Trung Quốc, dược liệu thường mọc hoang ở các vùng đồi thấp, rừng cỏ rậm rạp. Ở Việt Nam, có khoảng 10 -12 loài, trong đó chỉ có 2 – 3 loài không có rễ phình thành củ.

Cây củ dòm được xếp vào dạng tương đối hiếm, phân bố ở một số tỉnh như Ba Vì, Kỳ sơn, Trà My,…Cây thường mọc trong quần thể rừng ẩm, trên núi đất hoặc núi đá vôi.

Củ dòm thường được thu hái vào tháng 9 – 10. Khi thu hái chú ý đào kỹ rễ, tránh gây tổn thương phần rễ. Sau khi thu hái, mang về cắt bỏ phần rễ con, có khi cạo bỏ lớp vỏ ngoài, bổ dọc và phơi khô, lại cắt thành từng đoạn khoảng 5 – 10 cm, bảo quản để dùng dần

1.4. Dược liệu Phòng kỷ

Dược liệu Phòng kỷ được bào chế từ Củ dòm.

Cạo bỏ lớp vỏ ngoài cùng, rửa qua với rượu sau đó phơi khô.

Dùng củ rửa sạch, ngâm qua nước một lúc, ủ đến khi mềm thấu, thái thành lát mỏng rồi phơi khô. Ngoài ra có thể rửa sạch, thái mỏng sau đó phơi khô, bảo quản để dùng dần.

1.5. Thành phần hóa học

Trong Củ dòm có chứa nhiều chất alcaloid: Cyclanolin, L – tetrahydropalmatin, crebanin,…L.tetrahydropalmatin (gindarin) có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ sốt, giảm đau, giải co thắt cơ trơn.

Theo Đông y, cây có vị chát, đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, chỉ thống. Nhân dân địa phương thường dùng dược liệu làm thuốc chữa đau đầu, đau bụng, đau lưng, sốt rét, phù thũng, chân tay nhức mỏi.

Củ dòm còn được dùng để chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu, đau bụng kinh niên, đau dạ dày. Liều dùng thường từ  4 – 8g sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần một ngày. Dược liệu có tác dụng gây ngủ rất tốt.

Củ dòm có tác dụng gì đối với sức khỏe? Theo

nghiên cứu cho thấy có nhiều công dụng:

Tác dụng hạ huyết áp nhanh, có tác dụng làm giãn mạch vành, giảm lượng tiêu hao oxy ở tim, tăng lượng máu đến mạch vành, chống rối loạn nhịp tim.

Hỗ trợ chống dị ứng, giải nhiệt.

Tác dụng chống viêm, giảm đau.

Tác dụng ức chế trực khuẩn lị Shigella.

Tác dụng trên hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống hô hấp.

Dùng ngoài, dược liệu để tươi, giã nhỏ với ít muối và gừng, đắp tại chỗ, có tác dụng chữa nhọt độc.

3.1. Chữa viêm khớp, viêm đa khớp, khớp xương sưng đau

Tằm sa, Phòng kỷ, mỗi vị đều 10 g, Uy linh tiên 12 g, Kê huyết đằng 15 g, tất cả sắc lên uống 1 thang trong ngày.

Ý dĩ nhân, Phòng kỷ mỗi vị đều 15 g; Ngưu tất, Mộc qua, mỗi vị đều 9 g, tất cả sắc uống 1 thang trong ngày.

Phòng kỷ, Sinh khương, Bạch truật, Bạch linh, mỗi vị đều 12 g; Cam thảo 9 g, Ô đầu 6 g, Quế chi 3 g, tất cả sắc uống 1 thang trong ngày.

3.2. Chữa bí tiểu, phù thũng

Dùng Phòng kỷ, Bạch truật, mỗi vị đều 10 g, Cam thảo (nướng) 5 g, Hoàng kỳ sống 16 g, tất cả sắc uống 1 thang trong ngày.

3.3. Bài thuốc cơ bắp nhão, phù thũng, đau và tê chân tay, chóng mặt

Dùng Củ dòm, Quế chi, Hoàng lỳ, mỗi vị đều 3 g, Phục linh 4 – 6 g, Cam thảo 1.5 – 2 g sắc uống.

3.4. Chữa bệnh nhiệt tý, thấp khớp cấp

Dùng rượu Phòng kỷ 10% uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 10 – 20 ml.

Củ dòm là vị thuốc đắng, có tính hàn nên rất dễ gây tổn thương tỳ vị. Chú ý người có tỳ vị hư nên tránh sử dụng. Dược liệu Phòng kỷ (chế từ Củ dòm) có thể tổn thương thận và gan nếu không được sử dụng đúng liều lượng. Quý độc giả cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Điểm Danh 15 Công Dụng Của Chùm Ngây Đối Với Sức Khỏe

Chùm ngây là loại thảo dược có tính ứng dụng cao, không chỉ trong y học mà còn trong ngành công nghiệp thực phẩm và làm đẹp.

Thông tin tổng quan về chùm ngây

Chùm ngây là một loại cây có nguồn gốc từ một số vùng thuộc Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Afghanistan. Sau này, nó bắt đầu được trồng nhiều tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Đây là loài cây đặc biệt có ích khi cả lá, vỏ, hoa, quả, hạt và rễ đều được dùng làm thuốc. Cây này rất dễ trồng nên giá thành của nó cũng tương đối rẻ. Sau khi thu hoạch, phần vỏ sẽ được sơ chế tương tự như đậu xanh, phần hạt và lá được phơi khô, có thể tán thành bột để làm gia vị.

Lá chùm ngây được tán nhuyễn thành dạng bột

Thành phần dinh dưỡng trong chùm ngây

Không phải ngẫu nhiên loài thảo dược này lại có tính ứng dụng cao đến thế. Chùm ngây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hữu hiệu trong việc làm đẹp nhờ sở hữu nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B6, folate và axit ascorbic (vitamin C). Ngoài ra, một số khoáng chất cần thiết cũng được tìm thấy ở chùm ngây như canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm,… Loài cây này còn đặc biệt ít chất béo và không chứa cholesterol xấu, là loại thảo dược phù hợp cho việc bảo vệ sức khỏe.

Chùm ngây có nhiều dưỡng chất hơn bạn nghĩ

Công dụng của cây chùm ngây đối với đời sống Lợi ích đối với làn da và mái tóc

Phần dầu chiết xuất từ hạt chùm ngây thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm làm đẹp bởi khả năng bảo vệ tóc và da chống lại các gốc tự do – một trong những tác nhân gây lão hóa. Ngoài ra, những sản phẩm chăm sóc tóc từ hạt này còn có tác dụng trong việc giữ cho tóc sạch gàu, bóng mượt và khỏe mạnh.

Chùm ngây được ứng dụng nhiều trong việc làm đẹp

Hàm lượng protein trong chùm ngây không chỉ có tác dụng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hư hại mà còn có chức năng dưỡng ẩm hiệu quả. Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm từ loại cây này, làn da sẽ được giải độc thường xuyên, đào thải hết bụi bẩn, bã nhờn bám sâu trong lỗ chân lông. Bên cạnh đó, những vùng da bị tổn thương do nhiễm trùng hay bị loét còn nhanh chóng tái tạo lại và hồi phục nhờ những dưỡng chất có trong chùm ngây.

Lợi ích đối với sức khỏe

Trị phù nề: Đặc tính chống viêm của chùm ngây có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng phù nề phát triển.

Bảo vệ gan: Loài cây này giúp gan tránh được tổn thương do một số loại thuốc điều trị chuyên biệt như thuốc chống lao gây nên.

Phòng ngừa và điều trị ung thư: Chiết xuất từ ​​cây chùm ngây chứa các đặc tính có thể giúp ngăn ngừa ung thư phát triển, đồng thời niazimicin trong chùm ngây cũng ức chế được sự phát triển của tế bào ung thư.

Điều trị các vấn đề về dạ dày: Các đặc tính kháng sinh và kháng khuẩn của cây chùm ngây có thể ức chế sự phát triển của các mầm bệnh khác nhau. Ngoài ra, các vấn đề như táo bón, viêm dạ dày hay viêm loét đại tràng cũng có thể được ngăn chặn.

Món canh chùm ngây tốt cho sức khỏe dạ dày

Chống lại các bệnh do vi khuẩn, virus: Chất chiết xuất từ ​​cây chùm ngây có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do Salmonella, Rhizopus và E. coli gây ra.

Giúp xương khỏe mạnh hơn: Canxi và phốt pho giúp cho xương khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, đặc tính chống viêm của loại thảo dược này còn có thể giúp điều trị các bệnh viêm khớp và nhanh chóng hồi phục những vùng xương đang tổn thương.

Bảo vệ hệ tim mạch: Các chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong chiết xuất chùm ngây có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tim và duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Giúp vết thương mau lành, nhanh lên da non và liền sẹo.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Giảm lượng glucose trong máu và lượng đường cùng protein trong nước tiểu.

Trị bệnh hen suyễn: Loài cây này có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của cơn hen suyễn và bảo vệ phế quản khỏi chứng co thắt, đồng thời hỗ trợ toàn diện cho hoạt động của phổi và hệ hô hấp.

Ngăn ngừa rối loạn ở thận: Nghiên cứu cho thấy những người bổ sung dinh dưỡng từ chùm ngây có thể ít bị sỏi thận hơn. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong loại cây này cũng giảm thiểu số lượng tế bào có hại trong thận.

Duy trì huyết áp ổn định: Isothiocyanate và niaziminin trong chùm ngây có thể kiểm soát huyết áp ở mức an toàn nhờ khả năng ngăn chặn động mạch dày lên.

Cải thiện sức khỏe thị lực: Chùm ngây có thể ngăn chặn sự giãn nở của các mạch võng mạc, ngăn ngừa sự dày lên của màng mao mạch và ức chế rối loạn chức năng võng mạc.

Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu: Thảo dược này có thể giúp cơ thể hấp thụ nhiều sắt hơn, từ đó tăng số lượng hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu đáng kể.

Lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây

Để hạn chế những rủi ro như tác dụng phụ xảy ra, những đối tượng sau không nên sử dụng cây chùm ngây:

Phụ nữ mang thai: Rễ, vỏ hoặc hoa cây chùm ngây có thể chứa những hóa chất gây co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ động thai hoặc dọa sảy.

Phụ nữ cho con bú: Người mẹ mới sinh nên hạn chế bổ sung dinh dưỡng từ chùm ngây bởi cả mẹ và con lúc này đều có sức đề kháng chưa đủ tốt. Do vậy, việc hạn chế các thực phẩm lạ sẽ giúp sức khỏe ổn định hơn.

Trẻ em: Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được độ an toàn tuyệt đối của loại cây này với sức khỏe của trẻ nên bố mẹ cần lưu ý để hạn chế rủi ro sức khỏe cho con.

Mặc dù là một thảo dược tốt nhưng bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng

Đăng bởi: Thắm Hồ

Từ khoá: Điểm danh 15 công dụng của chùm ngây đối với sức khỏe

14 Tác Dụng Của Quế Đối Với Sức Khỏe Và Sắc Đẹp

Quế là gì?

Quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia, tên thông thường là Quế bì, Nhục quế, Quế đơn; thuộc họ Long não (Lauraceae). Bộ phận dùng là vỏ thân, vỏ cành, tinh dầu từ cành và lá, thành phần chính: Cinnamaldehyde.

Quế có mùi thơm, vị ngọt cay thường được dùng làm gia vị truyền thống trong chế biến thực phẩm. Có thể dùng trực tiếp hoặc xay thành bột. Đa số các thành phần của quế đều mang dược tính nên được ứng dụng trong Y học để điều trị bệnh.

Theo một số nghiên cứu cho thấy quế có công dụng giảm cholesterol trong máu, sử dụng quế thường xuyên giúp giảm lượng cholesterol toàn phần và tăng cholesterol HDL.[1]

Quế tốt cho tim mạch vì cung cấp các chất chống oxy hóa, giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm cân giảm áp lực lên hệ thống tim mạch. Từ đó cho thấy quế góp phần giảm các nguy cơ yếu tố tim mạch.

Hỗ trợ tim mạch bằng quế

Nghiên cứu cho thấy Cinamomum cassia là một loại thuốc chống ung thư rất tiềm năng. Các thành phần của quế đang được nghiên cứu rộng rãi trong ung thư vú, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng.

Khảo sát năm 2010 chỉ ra rằng chiết xuất từ ​​nước của vỏ cây Cinnamomum cassia có thể thay đổi động học phát triển của dòng tế bào ung thư cổ tử cung.[2]

Quế có tác dụng chống ung thư

Thành phần trong bột quế có vai trò gây ức chế và kiểm soát loại vi khuẩn gây ra tình trạng sâu răng và hôi miệng là vi khuẩn Listeria và vi khuẩn Salmonella. Với khả năng chống lại vi khuẩn, quế còn được sử dụng như một chất bảo quản cho thực phẩm, mỹ phẩm.

Kết hợp pha 1 thìa cà phê bột quế và 1 thìa cà phê mật ong, dùng để súc miệng vào mỗi sáng để giúp bảo vệ răng miệng sạch sẽ và hơi thở thơm tho.

Ngừa sâu răng, hôi miệng

Quế cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể (sắt, canxi, mangan). Tăng cường miễn dịch giúp chống lại bệnh lây nhiễm như cảm cúm, cảm lạnh, hỗ trợ đường hô hấp thông thoáng trong bệnh cảm.

Quế có thành phần chống oxy hóa giúp làm dịu cơn đau bụng giảm chướng bụng cho chứng đầy hơi, chứng khó tiêu. Quế hỗ trợ tiêu hóa vì làm giảm khí gas trong dạ dày.

Việc sử dụng quế trong các bữa ăn bằng cách thêm quế vào món ăn hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa vì giúp giảm bớt lượng khí gas trong dạ dày. Tác dụng của quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá và chứng đầy hơi.

Chống đầy hơi

Nấm da chân là bệnh ngoài da bàn chân bị nhiễm nấm thường xuất hiện nấm đầu tiên ở giữa các ngón chân và lan ra cả bàn chân gây ngứa rát khó chịu. Tinh dầu quế được dùng trong điều trị nấm da chân vì đặc tính làm sạch của nó. Thành phần chính của quế là Cinnamaldehyde có hoạt động mạnh trên nấm và vi khuẩn, chống nhiễm trùng hiệu quả.

Mùi thơm của quế còn giúp khử mùi hôi tại nhà với cách làm rất đơn giản. Pha quế bằng cách bỏ quế vào đun sôi với nước mùi hương quế sẽ lan tỏa trung hòa mùi hôi. Dầu quế dùng để lau sàn nhà, lau tường, bàn ghế giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc gây ra bởi nấm mốc.

Nấm da chân

Quế thúc đẩy quá trình giảm cân giúp đốt cháy lượng lượng calo dư thừa, tăng cảm giác no nhanh, giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Pha bột quế với nước để uống hàng ngày để hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Để giảm mỡ bụng hãy uống 1 ly trà quế sau mỗi bữa ăn, nên cố gắng duy trì để thấy được hiệu quả. Uống trà quế ban đêm hỗ trợ giấc ngủ ngon.

Hỗ trợ giảm cân

Quế đóng vai trò như một loại thuốc bổ giúp kích thích hoạt động não bộ, làm giảm sự căng thẳng của thần kinh, giảm suy giảm trí nhớ. Quế có hương thơm giúp tăng khả năng tập trung, tăng nhận thức, tăng sự nhạy bén và cải thiện trí nhớ.

Tăng cường hiệu quả cho não

Theo nghiên cứu vào năm 2014, quế giúp hạ đường huyết ở chuột bị tiểu đường, cho thấy hoạt chất trong quế có tiềm năng hạ glucose trong huyết tương. Ngoài ra quế còn giảm bớt một số biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chiết xuất từ quế có khả năng tăng cường lưu trữ lipid trong tế bào mỡ giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2 do béo phì. Uống trà quế giúp giảm lượng đường đáng kể. Đồng thời cải thiện lưu thông máu trong tử cung, thúc đẩy tái tạo mô.

Quế còn giúp giảm lượng đường huyết sau bữa ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường.

Bột quế còn giúp tăng độ nhạy insulin giảm đường trong máu, giảm hiệu quả lượng đường trong máu nhờ kích thích enzyme giải độc.[2]

Kiểm soát lượng đường trong máu

Quế còn được sử dụng như thuốc chống viêm nhiễm, có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn, ký sinh trùng. Thường dùng trong bệnh nấm: nấm âm đạo, nấm vòm họng. Vì vây dùng quế giúp giảm các bệnh truyền nhiễm.

Giảm các bệnh truyền nhiễm

Trong quế có chứa chất chống viêm tốt, làm dịu cơn đau do co thắt tử cung gây ra. Nên uống trà quế trong chu kỳ kinh nguyệt giúp giữ ấm cơ thể và hạn chế các cơn đau bụng.

Dễ chịu trong kỳ nguyệt san

Thành phần cinnamaldehyde trong quế có tác dụng giảm đau do viêm khớp, phù chân. Viêm khớp dạng thấp ở người cao tuổi sau khi sử dụng quế đã giảm triệu chứng của bệnh. Báo cáo khoa học năm 2023, chiết xuất ethanol từ vỏ cây quế cho thấy cải thiện tình trạng bệnh gút và viêm.[2]

Kết quả của nghiên cứu cho thấy quế có tác dụng giảm viên ổn định, mặc dù cho tác dụng chậm nhưng bền vững. Cho tác dụng tốt nhất trong trường hợp khớp ít tổn thương.

Pha hỗn hợp uống như sau: 1 thìa cà phê bột quế và 1 thìa mật ong. Uống vào mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp hiệu quả, có khả năng đi lại bình thường sau khoảng 1 tháng sử dụng.

Giảm đau do chứng viêm khớp

Trong quế chứa các thành phần có khả năng chống oxy hóa giúp cơ thể có thể chống lại sự lão hóa của tế bào. Xoa bóp với dầu quế hỗ trợ giảm cơ sau hoạt động thể thao, giảm viêm mạnh, giảm cứng cơ, khớp. Vào buổi sáng uống dung dịch gồm 1/2 thìa cà phê bột quế

Advertisement

Chống lão hóa, thư giãn cơ bắp

Đắp mặt bằng bột quế kháng lại vi khuẩn gây mụn trứng cá, giảm tình trạng mặt bị mẩn đỏ. Dầu quế có khả năng ngăn ngừa mụn lây lan, làm sáng da, loại bỏ các loại mụn nước. Ngoài ra quế còn thúc đẩy tăng sinh collagen cho da.

Pha hỗn hợp đắp mặt gồm 1 thìa bột quế và 3 thìa mật ong. Thoa lên vùng da bị mụn và rửa sạch bằng nước ấm. Tuy nhiên, quế có khả năng làm mòn da nếu sử dụng một cách lạm dụng.

Giảm mụn trứng cá

9 công dụng của bạc hà có thể bạn chưa biết

Tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe

Có nên sử dụng cam thảo hằng ngày không

Lợi ích của tinh dầu sả

Nguồn: VHO radio, BV Nguyễn Tri Phương, Sức khỏe đời sống, WebMD, NCBI

Nguồn tham khảo

Cinamon

Cinnamomum cassia Presl: A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry, Pharmacology and Toxicology

Cinnamomum cassia Presl: A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry, Pharmacology and Toxicology

Cinnamomum cassia Presl: A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry, Pharmacology and Toxicology

6 Công Dụng Của Quả Kiwi Đối Với Sức Khỏe Và Một Số Món Ăn Từ Kiwi

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang

Đăng 2 năm trước

3.616

1Nguồn gốc, thành phần và phân loại quả kiwi Nguồn gốc và đặc điểm 

Theo thông tin được ghi chép, kiwi có nguồn gốc từ miền Trung và miền Đông của Trung Quốc vào triều đại nhà Tống từ thế kỉ 12.

Và mãi đến thế kỉ 20, loại trái cây này mới xuất hiện lần đầu tiên tại New Zealand. Lúc này kiwi được dùng phổ biến bởi các quân nhân Anh và Mỹ đang đóng quân ở New Zealand vào Thế chiến II. Dần dần sau đó, kiwi mới được xuất khẩu sang các nước khác, đầu tiên là đến Vương quốc Anh rồi mới đến California (Hoa Kỳ) vào những năm 1960.

Quả kiwi là loại quả mọc tự nhiên ở những vùng có độ cao từ 600 – 2000 mét, có kích thước to bằng hoặc hơn quả trứng vịt, dài từ 5 – 8cm và đường kính dao động từ 4,5 – 5,5cm. Lớp vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt và nhiều lông tơ, sần sùi và có thể ăn được cả vỏ. 

Thành phần dinh dưỡng

Quả kiwi thanh mát, chứa rất nhiều dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E và vitamin K, folate và potassium. Ngoài ra, còn có nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ.

Trung bình cứ 100g quả kiwi cung cấp một số dưỡng chất sau:

Calo: 61 calo.

Nước: 83g.

Carbohydrate: 15g.

Vitamin C: 93mg (cung cấp 112% DV (Daily Value) – giá trị dinh dưỡng mỗi ngày). 

Vitamin K: cung cấp 38% DV (Daily Value) – giá trị dinh dưỡng mỗi ngày. 

Vitamin E: cung cấp 10% DV (Daily Value) – giá trị dinh dưỡng mỗi ngày. 

Protein và chất béo: không đáng kể, vì chứa lượng rất nhỏ. 

* Nguồn tham khảo từ: USDA FoodData Central.

Phân loại quả kiwi

Kiwi còn được gọi là dương đào, thuộc quả mọng trong chi Actinidia (Dương đào) và có nhiều loài sau:

Loại kiwi Actinidia deliciosa: phổ biến nhất trên thị trường mà bạn thường thấy tại siêu thị.  

Loại kiwi Actinidia chinensis, tên gọi khác kiwi vàng.

Loại kiwi Actinidia arguta, trái nhỏ và cứng.

Loại Actinidia kolomikta, trái cứng hơn Actinidia arguta và dường như ít có giá trị thương mại.

2Sáu công dụng của quả kiwi đối với sức khỏe

Kiwi là một trong những loại trái cây có nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng với những công dụng nổi bật như:

Tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh ung thư ruột kết

Kiwi chứa rất nhiều vitamin C được xem là dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống stress, giúp vết thương mau lành, hấp thụ tốt chất sắt, cũng như làm giảm xuất hiện các triệu chứng của một số bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh.

Cứ 2 trái kiwi có kích thước trung bình, thì có thể cung cấp khoảng 230% lượng vitamin C được khuyến nghị dùng cho một ngày (dường như gấp đôi so với cam). Hoặc mỗi ngày, bạn chỉ việc uống 1 ly nước ép kiwi là đã cung cấp vitamin C cần cho một ngày rồi đó.

Ngoài ra, kiwi còn chứa thêm một loại vitamin hiếm, có khả năng tan trong dầu là vitamin E. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh, đã và đang được nghiên cứu với tác dụng chống lại bệnh ung thư. Khi cơ thể bị mất cân bằng oxy hóa, có thể làm ảnh hưởng đến DNA và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Vì thế, khi dùng kiwi thường xuyên, bạn sẽ tránh được những tổn thương DNA gây ra.

Điều trị bệnh suyễn và giảm ho

Có một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2000 cho thấy việc dùng kiwi thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể khắc phục được bệnh suyễn do hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa chứa nhiều trong loại trái cây này.

Bên cạnh đó, cũng có một nghiên cứu khác chứng minh rằng: trong chế độ ăn của trẻ em có từ 5 – 7 khẩu phần kiwi (hoặc các loại trái cây họ cam quýt khác) trong một tuần, thì sẽ ít bị khò khè (do đờm) hơn so với những đứa trẻ không ăn các loại trái cây này. Điều này còn có nghĩa là kiwi sẽ giúp cơ thể giảm ho.

Hỗ trợ giấc ngủ và tăng sự tập trung

Trong quả kiwi còn chứa hàm lượng serotonin rất cao, vốn là một loại hormone có chức năng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn.

Chất serotonin có tác dụng giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, điều hòa cảm xúc và kiểm soát sự thèm ăn vô cùng tốt. Thậm chí, serotonin còn có tác dụng mang lại giấc ngủ ngon và giúp tinh thần cảm thấy tỉnh táo hơn vào buổi sáng.

Tốt cho hệ tiêu hóa và đường huyết

Trái kiwi chứa nhiều chất xơ nên tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, kiwi còn chứa thêm một loại enzyme proteolytic có tên là actinidin, hỗ trợ tốt cho việc phân giải chất đạm (protein) nên lại càng có lợi cho hệ tiêu hóa.

Đặc biệt, kiwi thuộc loại trái cây không chứa chất béo nên giúp kiểm soát tốt đường huyết khi chỉ số GI của kiwi chỉ đạt 52.

Vì thế, trái cây tươi này sẽ hỗ trợ cơ thể kiểm soát tốt lượng cholesterol, duy trì sức khỏe tim mạch và điều hòa quá trình tiêu hóa.

Một số nghiên cứu cho thấy cứ 2 trái kiwi thường chứa 30mg Magie, mà Magie lại rất cần thiết cho hệ thần kinh, chức năng của các cơ bắp, kiểm soát tốt huyết áp và chống lại nguy cơ bị loãng xương, đột quỵ, sỏi thận.

Tốt cho mắt

Bệnh thoái hóa điểm vàng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra thị lực yếu. Và kiwi được xem là loại trái cây có thể giúp bảo vệ đôi mắt của bạn tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: cứ ăn 3 phần kiwi mỗi ngày có thể làm giảm đi 36% nguy cơ bị mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, vì kiwi chứa hàm lượng của zeolipin và lutein cao.

Giảm đông máu

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Oslo thì khi ăn 2 – 3 trái kiwi mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể tình trạng nguy cơ đông máu và cũng làm giảm đi lượng chất béo trong máu, giống như bạn dùng thuốc aspirin để cải thiện sức khỏe tim mạch vậy.

3Một số món ăn từ kiwi

Tùy theo sở thích mà bạn có thể làm ra nhiều món ngon từ trái kiwi này, Điện máy XANH sẽ gợi ý ngay cho bạn một số món sau đây:

Mứt kiwi

Kiwi được dùng để làm mứt, là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ và cũng là món dễ chiêu đãi khách đến chơi nhà. 

Sinh tố kiwi

Chỉ với vài bước đơn giản, bạn có thể làm ngay ly sinh tố kiwi nguyên chất, hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác như sữa chua để trở thành đồ uống bổ dưỡng hằng ngày. 

Nước ép kiwi

Nếu không thích uống sinh tố thì bạn có thể dùng máy ép trái cây để làm ra nước ép kiwi, dễ uống cho những ai yêu thích vị chua chua ngọt ngọt nhưng không đặc sệt giống như sinh tố. 

Soda kiwi

Soda kiwi sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn sau khi ăn no và cũng là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe với những ai có triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.  

Kem kiwi

Một số món ăn khác từ kiwi

Ngoài việc ăn trực tiếp và làm đồ uống giải khát, thì bạn có thể sử dụng kiwi cho một số món ăn khai vị như, salad trái cây kiwi, dùng kiwi và dâu để làm bánh,… 

Hy vọng, Điện máy XANH đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 6 công dụng nổi bật của trái kiwi đối với sức khỏe người dùng ra sao rồi đấy!

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ: Sức khỏe & Đời sống và Hellobacsi.

Gan Ngỗng Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe?

Có một lý giải đến từ người Ai Cập cổ đại là: Chính từ tập tính sống di cư mà loài ngỗng trời đã có thói quen dự trữ 1 lượng lớn lương thực ở ngay chính trong cổ của mình trong suốt quá trình di cư để đảm bảo sự sống. Cũng chính bởi đặc tính đó ngỗng đã tích được 1 lượng lớn chất béo và chất béo này được chuyển hóa dần xuống gan. Do đó, gan của loài ngỗng này đặc biệt rất to, béo và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người.

Theo nghiên cứu đến từ các nhà dinh dưỡng thì có 3 tác dụng của gan ngỗng chính đối với sức khỏe con người đó là: sáng mắt, bổ máu và có thể giúp chống lại ung thư.

Gan ngỗng có tác dụng gì? Gan ngỗng giúp sáng mắt

So với trứng, sữa và cá thì lượng vitamin A có trong gan ngỗng được đánh giá là cao hơn. Chính vì thế gan ngỗng béo có tác dụng rất tốt đối với các bệnh lý về mắt như khô mắt, mỏi mắt.

Gan ngỗng giúp sáng mắt

Gan ngỗng giúp bổ máu

Trong gan ngỗng có chứa rất nhiều các khoáng chất, chất dinh dưỡng, và các loại vitamin thiết yếu trong quá trình tạo máu như sắt, magie, vitamin B15, vitamin D, đồng … nên hiển nhiên gan ngỗng trở thành món ăn rất tốt cho máu.

Gan ngỗng giúp bổ máu

Bên cạnh đó, gan ngỗng béo những chất béo trong gan lại chứa nhiều axit béo không bão hòa nên có thể giúp giảm được tỉ lệ cholesteron xấu trong máu. Nên dù là gan ngỗng béo nhưng chất béo trong gan là vô hại.

Gan ngỗng giúp chống lại ung thư

Gan ngỗng có tác dụng gì trong chống ung thư? Gan ngỗng giúp chống lại ung thư hiệu quả – đây có lẽ là tác dụng của gan ngỗng khiến bạn bất ngờ. Theo hiệp hội Ung Thư của Mỹ thì đồng có tính chống oxi hóa cao và có thể chống lại bệnh ung thư hiệu quả. Và chất đồng có trong gan ngỗng lại chính là kẻ thù của những tế bào ung thư.

Gan ngỗng giúp chống lại ung thư

Hơn nữa, ngoài giúp sáng mắt, bổ máu, chống lại ung thư thì gan ngỗng béo còn có thêm 1 số tác dụng tuyệt vời khác như giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, chống lão hóa, đẩy lùi bệnh lãng trí. Đối với phụ nữ đang mang thai thì gan ngỗng còn giúp thúc đẩy tâm trạng và năng lượng tích cực

Gan ngỗng có tốt cho sức khỏe không?

Ăn gan ngỗng có tốt không? Ăn gan ngỗng rất tốt cho sức khỏe, gan ngỗng giúp sáng mắt, bổ máu và chống lại ung thư nhưng bạn cần thận trọng khi ăn và cần lưu ý những điều sau:

Đối với phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn gan ngỗng quá nhiều điều này sẽ không tốt cho cả mẹ và bé.

Gan ngỗng được phục vụ thường được làm lạnh và hầu như không được nướng chín kỹ. Chính điều này dẫn đến những lo ngại về ngộ độc thực phẩm vì chất béo, chiếm phần lớn gan ngỗng, không có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn như các mô khác. Chính vì thế để đảm bảo an toàn bạn hãy chắc chắn rằng món gan ngỗng của mình được chế biến, và bảo quản đúng cách để đảm bảo được những tác dụng của gan ngỗng tốt nhất.

10 Lợi Ích Của Chuối Đối Với Sức Khỏe

1. Tăng trí nhớ

Được biết 200 sinh viên tại một trường học nổi tiếng ở Anh đã trải qua các kỳ thi bằng cách ăn chuối vào bữa sáng để tăng sức mạnh não bộ của họ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kali hiện diện trong chuối có thể giúp hỗ trợ thêm việc học, cải thiện trí nhớ.

2. Chữa táo bón

Chuối có nhiều chất xơ vì vậy chế độ ăn uống với chuối hằng ngày có thể giúp khôi phục lại hoạt động bình thường của ruột, giúp khắc phục được những triệu chứng táo bón khó chịu mà không cần đến thuốc nhuận tràng.

3. Chữa trị làn da ngứa

Vỏ chuối chứa hợp chất có thể phòng chống vi khuẩn. Thực nghiệm chứng minh, vỏ chuối điều trị trực khuẩn hoặc vi khuẩn gây ngứa da, tê chân. Người mắc bệnh có thể lựa chọn vỏ chuối tươi để đắp vào chỗ ngứa mát xoa nhiều lần, hoặc giã nhỏ sắc lấy nước uống liên tiếp nhiều ngày, hiệu quả cao. Người nóng phổi dùng từ 1 – 2 quả chuối, cho thêm chút đường uống. Mỗi ngày uống 1 -2 lần chia thành nhiều ngày.

4. Chữa thiếu máu

Quả chuối có chứa nhiều sắt nên có thể kích thích việc sản xuất các haemoglobin trong máu và do đó nó sẽ giúp ích nhiều cho những người đang thiếu máu đấy.

5. Chữa trị chứng phiền muộn

Chuối chứa một hợp chất có thể giúp não sinh ra 5-hydroxy tryptamine, làm tinh thần vui vẻ thoải mái. Người hay phiền muộn nên ăn nhiều chuối để nồng độ 5-hydroxy tryptamine tăng cao, từ đó giảm thấp hóc môn gây tâm trạng buồn phiền, bi quan thất vọng, bực tức.

6. Giảm sưng do bị muỗi cắn

7. Giảm béo

Chuối có tác dụng giảm béo vì chứa ít calo, hơn nữa chứa nhiều chất xơ. Vị chuối ngọt nên nhiều người cho rằng chứa nhiều calo. Thực tế, một quả chuối chỉ khoảng 100 g calo. Ngoài ra hàm lượng tinh bột trong chuối cao dễ có cảm giác no bụng, tinh bột trong cơ thể chuyển hóa thành các loại đường cần một khoảng thời gian dài, chuối sẽ không làm cơ thể thể tích trữ quá nhiều năng lượng. Vì thế chuối là loại hoa quả giảm béo hữu hiệu nhất.

8. Giúp bỏ thuốc lá

Chuối có thể giúp những người đang cố gắng bỏ hút thuốc lá hoàn thành mục tiêu của mình. Vì nó có chứa nhiều vitamin C, A1, B6, B12, kali và magiê giúp cơ thể phục hồi sau những ảnh hưởng của chất nicotin có trong thuốc lá.

9. Làm đẹp

Phương pháp mặt nạ chuối: Nửa quả chuối, giã nhỏ thêm lượng sữa thích hợp, hòa đều thành bột rồi đắp lên mặt. Giữ khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa đi. Phương pháp này có thể làm da mềm mại, trơn bóng, tiêu đi các vết nám.

10. Tốt cho hệ thần kinh

Chuối có nhiều sinh tố B giúp hệ thần kinh bình tĩnh và tư duy tốt. Các vitamin B6 có trong chuối giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu, cải thiện tâm trạng của bạn tốt hơn. Chất tryptophan – một loại protein mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin – giúp thư giãn, cải thiện tâm trạng. Vì thế, chuối cũng đặc biệt rất hữu ích với những người mắc chứng trầm cảm hay trầm cảm theo mùa.

Đăng bởi: Viên Kiều

Từ khoá: 10 lợi ích của chuối đối với sức khỏe

Cập nhật thông tin chi tiết về Củ Dòm: Hé Lộ Công Dụng Của Loại Dược Liệu Này Đối Với Sức Khỏe trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!