Bạn đang xem bài viết Cysticercosis Igg: Xét Nghiệm Ấu Trùng Sán Dải Heo được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ấu trùng sán dải heo khiến cho người nhiễm phải nó mắc bệnh nhiễm trùng Taenia solium (bệnh trùng roi). Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột, gây ra bởi sán dây trưởng thành sau khi ăn thịt heo bị nhiễm (cả sàn và ấu trùng của nó).1
Lợn ăn phải thức ăn chứa trứng sán, vào bụng biến đổi thành ấu trùng. Người ăn thịt lợn chưa chín kỹ sẽ nhiễm phải ấu trùng này vào cơ thể.
Bệnh do ấu trùng sán dải heo gây ra thường không có triệu chứng trừ khi ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Điều này chính là nguyên nhân gây ra bệnh sán dây thần kinh, gây co giật và nhiều dấu hiệu thần kinh khác.1
Người sống cùng với bệnh nhân mắc sán dây có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng sán dải heo cao hơn bình thường. Nhiễm sán dây thường nhẹ nhưng nhiễm ấu trùng lại gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bạn cần làm xét nghiệm Cysticercosis IgG để phát hiện ấu trùng trên.2
Triệu chứng khi mắc phải ấu trùng sán dải heo thường không xuất hiện trong vài năm đầu nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, các triệu chứng do nhiễm ấu trùng sán dải heo khác nhau tùy thuộc vào nơi nó xâm nhập và định cư.2
Triệu chứng nhiễm trùng tại đường ruộtCác dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm ấu trùng sán dải heo tại đường ruột bao gồm: buồn nôn, cơ thể yếu ớt, ăn không ngon, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, thèm muối, giảm cân và không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn.2
Triệu chứng nhiễm trùng xâm lấnNếu ấu trùng sán dải heo đã di chuyển ra khỏi ruột và hình thành u nang trong các mô khác, cơ quan đích tại mô đó sẽ bị tổn thương. Cụ thể:2
Nhức đầu.
Xuất hiện khối u nang.
Phản ứng dị ứng với ấu trùng.
Xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng thần kinh, bao gồm cả co giật.
Khi cục u di chuyển vào từng cơ quan, nó sẽ gây ra các biểu hiện khác nhau. U nang trong cơ không gây ra triệu chứng, tuy nhiên, bạn có thể sờ thấy cục u dưới da. Các cục u đôi khi trở nên mềm. U nang trong mắt khá hiếm gặp nhưng nó có thể gây mờ mắt hoặc rối loạn thị lực.2 3
Bên cạnh đó, nhiễm trùng ở mắt có thể gây sưng hoặc bong võng mạc. Nếu ấu trùng tạo u trong não hoặc tủy sống; nó khiến người bệnh bị động kinh; lú lẫn; mất tập trung; khó giữ thăng bằng; não úng thủy và thậm chí tử vong.3
Chẩn đoán bệnh nang sán do ấu trùng sán dải heo dựa vào cả nghiên cứu hình ảnh chụp MRI và xét nghiệm Cysticercosis IgG. Kháng thể của sán dây được phát hiện trong huyết thanh và nước bọt của bệnh nhân. Kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác mà bác sĩ có thể đưa ra kết luận phù hợp.4
Nếu kết quả xét nghiệm Cysticercosis IgG dương tính, bạn cần làm thêm các chẩn đoán khác để tránh dương tính giả. Đó là trường hợp bạn bị nhiễm giun sán khác loại.
Nếu kết quả xét nghiệm Cysticercosis IgG âm tính, bác sĩ vẫn không loại trừ nhiễm ấu trùng sán dải heo. Vì mẫu huyết thanh đó có thể được thu thập trước khi phát triển mức kháng thể đủ để phát hiện. Khi đó, bác sĩ sẽ lặp lại thử nghiệm trên một mẫu khác để đưa ra kết luận chính xác.5
Để ngăn ngừa nhiễm sán dải heo và ấu trùng của nó, bạn có thể tham khảo những cách sau:2
Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi ăn hoặc lúc chế biến đồ ăn; thời điểm sau khi đi vệ sinh.
Khi đi du lịch ở những nơi có tỷ lệ sán dây cao; hãy rửa và nấu chín rau củ quả trước khi ăn.
Nước nước đã được đun sôi.
Loại bỏ sự tiếp xúc của vật nuôi với trứng sán dải heo bằng cách thải bỏ phân động vật và phân người đúng cách.
Nấu chín thịt heo ở nhiệt độ chuẩn (khoảng 63 độ C) để diệt trứng hoặc ấu trùng sán dây.
Đông lạnh thịt từ 7 đến 10 ngày và cá ít nhất 24 giờ để diệt trứng và cả ấu trùng.
Tránh ăn thịt lợn, bò hoặc cá sống.
Nếu thú cưng như chó bị nhiễm sán dây, bạn hãy điều trị càng nhanh càng tốt.
Xét nghiệm Cysticercosis IgG là một kiểm tra quan trọng để tìm ra ấu trung sán dây – tác nhân gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy bản thân có các triệu chứng nhiễm sán dây, hãy đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám bệnh và điều trị kịp thời.
Giá Xét Nghiệm Pcr Là Bao Nhiêu? Nên Xét Nghiệm Pcr Ở Đâu?
1. Định nghĩa
Xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction) còn gọi là “sao chép phân tử”. PCR là một phương pháp xét tiên tiến được sử dụng để “khuếch đại” và sao chép các đoạn nhỏ của DNA. Xét nghiệm được phát triển bởi Kary Mullis vào những năm 1980.
Các phân tích phân tử và di truyền cần một lượng đáng kể mẫu DNA. Thế nên, các nghiên cứu về các đoạn DNA nhỏ, riêng lẻ gần như không thể thực hiện được nếu không có kỹ thuật khuếch đại. PCR dựa trên việc sử dụng khả năng của enzym DNA polymerase tổng hợp chuỗi DNA mới bổ sung cho chuỗi khuôn mẫu được cung cấp.
Bởi vì DNA polymerase chỉ có thể thêm nucleotide vào nhóm 3′-OH đã có từ trước, nên nó cần một đoạn mồi mà nó có thể thêm nucleotide đầu tiên. Chính vì thế, nó có thể khoanh vùng được vị trí cụ thể của trình tự khuôn mẫu theo ý muốn khuếch đại của nhà nghiên cứu. Khi kết thúc phản ứng PCR, hàng tỷ bản sao chứa các trình tự cụ thể sẽ được tích lũy.1 2
2. Xét nghiệm PCR chẩn đoán những bệnh gì?Trong đại dịch vừa qua, hẳn nhiều người đã biết đến xét nghiệm PCR với mục đích chẩn đoán Covid-19 một cách nhanh chóng và chính xác như thế nào. Bên cạnh đó, kĩ thuật này còn có nhiều ứng dụng khác mà có thể bạn chưa biết.
Cụ thể, một số chuyên gia y tế sử dụng xét nghiệm này để tìm kiếm một lượng nhỏ tế bào ung thư mà các loại xét nghiệm khác đã bỏ sót. Ngoài ra, xét nghiệm PCR còn giúp xác định sự thay đổi di truyền có thể gây bệnh. Kĩ thuật này còn giúp chẩn đoán một số bệnh truyền nhiễm khác như:3
Xét nghiệm PCR tại nhà là dịch vụ mà cơ sở xét nghiệm sẽ cử nhân viên đến lấy mẫu ngay tại nhà. Dịch vụ này phù hợp với các đối tượng như: người không thể đi đến trực tiếp các cơ sở xét nghiệm, người muốn tiết kiệm thời gian,…
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm tại nhà tương tự như xét nghiệm tại cơ sở. Nhân viên đến tận nhà lấy mẫu. Mẫu sẽ được bảo quản ở điều kiện thích hợp và đưa đến phòng xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm PCR được trả thông qua online hoặc gửi trực tiếp đến nhà. Chính vì thế độ chính xác tương đương với thực hiện tại cơ sở xét nghiệm.
Bạn có thể tham khảo các bệnh viện hoặc trung tâm y tế đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm PCR trong việc chẩn đoán COVID-19. Bao gồm:
Xét nghiệm PCR ở Hà Nội ở đâu? 1. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ươngCơ sở 1: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Cơ sở 2: Số 78, Đường Giải Phóng, Hà Nội.
2. Bệnh viện Nhi Trung ươngĐịa chỉ: 18/879 La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
3. Bệnh viện Bạch MaiĐịa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội.
4. Bệnh viện Phổi Trung ươngĐịa chỉ: 463 Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Phú, Ba Đình, Hà Nội.
5. Bệnh viện 108Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
6. Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hà NộiĐịa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
7. Bệnh viện Đa khoa MEDLATECĐịa chỉ: 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc xá, Ba Đình, Hà Nội.
Xét nghiệm PCR ở Đà Nẵng ở đâu? 1. Phòng khám Medic Sài GònĐịa chỉ: 97 Hải Phòng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
2. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà NẵngĐịa chỉ: 118 Lê Đình Lý, Hòa Thuận Đông, Hải Châu, Đà Nẵng.
Xét nghiệm PCR ở TP. HCM ở đâu? 1. Viện Pasteur TP. Hồ Chí MinhĐịa chỉ: 167 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bệnh viện Chợ RẫyĐịa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCMĐịa chỉ: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP.HCM.
4. Bệnh viện Nhi đồng TP.HCMĐịa chỉ:
Nhi Đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhi Đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Bệnh viện Nguyễn Tri PhươngĐịa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
6. Phòng khám Đa khoa – Trung tâm Xét nghiệm và Chẩn đoán Y khoa – Medical Diag CenterĐịa chỉ: 414-420 Đường Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều chi nhánh khác.
Trung tâm Diag cũng là một cơ sở có dịch vụ thực hiện xét nghiệm PCR tại nhà.
Ngoài những cơ sở y tế trên, còn nhiều trung tâm kiểm soát bệnh tật và bệnh viện khác có khả năng xét nghiệm PCR. Bạn có thể đến các bệnh viện đa khoa tại địa phương để tiến hành xét nghiệm hoặc nghe sự tư vấn từ bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện xét nghiệm. Điều này không chỉ đảm bảo quy trình xét nghiệm được thực hiện đúng cách mà còn đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Nơi xét nghiệm Giá (VNĐ)
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương PCR thường: 400.000
RT-PCR: 900.000
Bệnh viện Bạch Mai 864.000
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 500.000-1.100.000
Phòng khám Medic Sài Gòn 350.000 – 650.000
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 510.000-1.500.000
Phòng khám Đa khoa – Trung tâm Xét nghiệm và Chẩn đoán Y khoa – Medical Diag Center 280.000-1.300.000
Các Xét Nghiệm Khi Mang Thai Và Cột Mốc Xét Nghiệm Quan Trọng
Các xét nghiệm khi mang thai còn gọi là những cận lâm sàng mà mẹ bầu cần làm khi mang thai. Những xét nghiệm cần thiết ấy có vai trò:
Phát hiện những bệnh lý xảy ra trong quá trình mang thai. Từ đó, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời.
Biết được những bệnh lý truyền nhiễm ở người mẹ có thể lây truyền cho thai nhi. Từ đó có biện pháp dự phòng cần thiết.
Phát hiện những bất thường của thai nhi. Chẳng hạn như nguy cơ mắc bệnh Down, bệnh tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh,… Từ đó hướng điều trị hoặc chấm dứt thai kỳ.
Theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Phát hiện những bất thường trong thai kỳ như: đa ối, thiểu ối, thai trứng, thai ngoài tử cung,…
Các xét nghiệm khi mang thai rất cần thiết để theo dõi sức khỏe mẹ và béKhi mang thai thường sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu. Mục đích là đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Đồng thời các xét nghiệm máu còn giúp tầm soát các yếu tố bất lợi có thể xảy ra với thai nhi. Hoặc các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai và giai đoạn khi sinh.
Cùng với xét nghiệm máu khi mang thai, kết quả thăm khám nói chung và các chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa sản có những chỉ định và theo dõi phù hợp với thai kỳ của mỗi người. Và có các biện pháp cải thiện nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho mẹ và con.
Giai đoạn thai kỳ thường sẽ có các mốc xét nghiệm là:
Các xét nghiệm cần thiết khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất:
Tuần 11 – tuần 14: siêu âm kiểm tra độ mờ da gáy.
Tuần 11- tuần 13: xét nghiệm máu định lượng protein thai kỳ PAPP-A và đo nồng độ beta hCG (xét nghiệm beta hCG).
Những xét nghiệm cần thiết trong tam cá nguyệt thứ hai:
Tuần 15 – tuần 16: xét nghiệm AFP.
Tuần 12: siêu âm đánh giá nguy cơ về các bất thường nhiễm sắc thể.
Tuần 16: Xét nghiệm chọc dò dịch ối.
Tuần 22: siêu âm phát hiện các dị tật về hình thái của thai nhi.
Tuần 24 – tuần 28: xét nghiệm định lượng glucose máu.
Tuần 28: xét nghiệm sàng lọc kháng thể Rh.
Những xét nghiệm cần thiết của tam cá nguyệt cuối:
Từ tuần 28: xét nghiệm Stress – test.
Tuần 32: Xét nghiệm Non-Stress-Test.
Trong các giai đoạn này, tuy có nhiều loại xét nghiệm được chỉ định. Tuy nhiên các xét nghiệm này được chia thành 2 loại theo chức năng kiểm tra tiền sản là:
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh (còn gọi là xét nghiệm tầm soát).
Xét nghiệm chẩn đoán.
Xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ nhất là sự kết hợp giữa siêu âm thai và xét nghiệm máu ở người mẹ. Quá trình sàng lọc này có thể giúp xác định nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Các xét nghiệm khi mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên với mục đích:
Xác định thai nằm trong hay ngoài tử cung.
Thai phát có phát triển bình thường trong tử cung hay không.
Tính tuổi thai để dự kiến ngày sinh.
Số lượng thai.
Phát hiện các bất thường như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
Siêu âm vào tuần thứ 12- 13 đo độ mờ da gáy, dấu hiệu bất thường nhiễm sắc thể.
Phát hiện những di tật sớm như: thai vô sọ, hở cột sống, hở thành bụng, thoát vị rốn,… Đây thường được gọi là các xét nghiệm thai sớm.
Những xét nghiệm phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên bao gồm:
Mục đích siêu âm thai kiểm tra độ mờ da gáy của thai nhi (NT)Siêu âm đo độ mờ da gáy (Nuchal traslucency – NT) với mục đích kiểm tra khu vực phía sau cổ của thai nhi có chất lỏng hoặc dịch đặc nào hay không. Từ đó giúp chẩn đoán thai trong bụng có mắc hội chứng Down không. Đây cũng được xem là 1 trong số các xét nghiệm thai nhi bị Down.
Thời điểm thực hiện siêu âm thai kiểm tra độ mờ da gáy của thai nhi (NT)Siêu âm kiểm tra độ mờ da gáy thường được chỉ định vào tuần thai thứ 11 đến tuần 14 thai kỳ.
Quy trình siêu âm thai kiểm tra độ mờ da gáy của thai nhi (NT)
Thai phụ sẽ nằm ngửa lên bàn chuyên dụng dùng để siêu âm. Bác sĩ sẽ phết gel siêu âm và dùng một đầu dò của máy siêu âm áp lên bụng thai phụ.
Sau đó đo từ đỉnh đầu đến phần cuối xương sống thai nhi. Tiếp đến là tiến hành đo độ mờ da gáy.
Phần màu trắng biểu thị cho làn da của thai. Và phần màu đen biểu thị cho phần bị tụ dịch ở sau gái. Khoảng mờ sau gáy sẽ được xác định bằng một đường màu trắng xuất hiện giữa khu vực màu đen bao xung quanh.
Siêu âm đo độ mờ da gáy Kết quảNT Số đo từ mông đến đầu Nguy cơ mắc hội chứng Down và các bất thường NST
< 3.5 mm 45 – 84 mm Thấp
≥ 3.5 mm Cao
Tuy nhiên, để chẩn đoạn được chính xác hơn cần thực hiện chung với xét nghiệm máu và tuổi của thai.
Có 2 xét nghiệm máu được chỉ định trong tam cá nguyệt thứ nhất. Hay còn được biết đến là các xét nghiệm thai nhi tuần 12 là: định lượng protein thai kỳ PAPP-A và đo nồng độ beta hCG.
Mục đích xét nghiệm máu Quy trình xét nghiệm máuXét nghiệm PAPP-A và xét nghiệm hCG đều sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu. Chính vì vậy quy trình thực hiện của 2 xét nghiệm này tương tự nhau. Bao gồm các bước sau:
Quấn dây garo chặt vòng quanh cánh tay người bệnh. Mục đích là để ngăn máu chảy và giúp tĩnh mạch trên cánh tay hiện lên rõ hơn. Điều này sẽ giúp khi đâm kim tiêm dễ vô lòng mạch máu hơn.
Xác định vị trí lấy máu và dùng cồn để sát khuẩn sạch vùng da đó.
Đưa kim vào tĩnh mạch và rút một lượng máu vừa đủ theo yêu cầu.
Sau khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết. Tiến hành tháo dây garo khỏi cánh tay và rút kim tiêm. Đồng thời dùng bông gạc tẩm cồn ấn nhẹ lên vùng da lấy máu.
Dùng băng dán lại vùng da bị tổn thương do kim tiêm.
Kết quả xét nghiệm máuNồng độ PAPP-A < 0.4 MoM Nguy cơ dị tật bẩm sinh thấp
Nồng độ PAPP-A ≥ 0.4 MoM Nguy cơ dị tật bẩm sinh cao
Bảng nồng độ hCG ở mức bình thường trong giai đoạn mang thai kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng:
Tuần kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng Nồng độ hCG mức bình thường (mIU/mL)
4 0 – 750
5 200 – 7,000
6 200 – 32,000
7 3,000 – 160,000
8 – 12 32,000 – 210,000
13 – 16 9,000 – 210,000
16 – 29 1,400 – 53,000
29 – 41 940 – 60,000
Một vài xét nghiệm cần thiết trong tam cá nguyệt thứ hai bao gồm:
Siêu âm thai.
Xét nghiệm AFP.
Rút dịch màng ối (tuần thứ 16 đến 20).
Xét nghiệm đo nồng độ Glucose.
Xét nghiệm sàng lọc kháng thể Rh.
Mục đích của các xét nghiệm khi mang thai tam cá nguyệt thứ hai:
Theo dõi sự phát triển của thai.
Tầm soát những dị tật bẩm sinh nếu tam cá nguyệt thứ nhất mẹ bầu chưa làm xét nghiệm.
Xác định số lượng thai nhi và kiểm tra cấu trúc của nhau thai.
Kiểm tra lượng nước ối.
Kiểm tra mô hình của lưu lượng máu.
Quan sát hành vi và hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ.
Đo chiều dài của cổ tử cung.
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Mục đích xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP)Đây là xét nghiệm giúp đo nồng độ alpha-fetoprotein có trong máu khi mang thai. Và AFP là 1 loại protein do gan của thai nhi sản xuất ra. Khi nồng độ AFP bất thường có thể là dấu hiệu của:
Dị tật ống thần kinh. Chẳng hạn như nứt đốt sống.
Hội chứng Down.
Các vấn đề về nhiễm sắc thể khác.
Sinh đôi hoặc sinh ba.
Dự tính ngày sinh không chính xác. Vì nồng độ AFP thay đổi trong suốt thai kỳ.
Thời điểm thực hiện xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP)Thường chỉ định xét nghiệm này khi thai nhi được khoảng 15 – 16 tuần tuổi.
Quy trình xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP)Quá trình thực hiện xét nghiệm AFP, kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ tiến hành các bước sau:
Đặt một cây kim nhỏ vào một trong các tĩnh mạch cánh tay.
Thu thập một ống (lọ) máu với lượng phù hợp.
Rút kim ra, dùng bông ép lên vị trí vừa lấy máu.
Mẫu máu được đưa đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra.
Xét nghiệm này thường tốn khoảng 5 phút. Nó được thực hiện nhanh chóng và thường ít hoặc không gây đau đớn cho hầu hết mọi người.
Kết quả xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP)Mức AFP của phụ nữ trong thai kỳ bắt đầu tăng từ khoảng tuần thứ 14 của thai kỳ cho đến khi thai được khoảng 32 tuần. Từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20, nồng độ AFP thường dao động trong khoảng 10 – 150 ng/ml.
Mục đích siêu âm thaiMục đích khi siêu âm thai ở tam cá nguyệt thứ 2 là:
Xác định số lượng bào thai và kiểm tra cấu trúc nhau thai.
Kiểm tra về giải phẫu xem thai nhi có bị bất thường gì về hình thể không.
Kiểm tra lượng nước ối có trong bào thai. Đồng thời xét nghiệm này cũng hỗ trợ trong chẩn đoán cùng xét nghiệm chọc dò dịch ối.
Quan sát và theo dõi các hoạt động và hành vi của thai nhi… Từ đó kiểm soát sự phát triển của thai nhi.
Xác định giới tính thai nhi.
Thời điểm thực hiện siêu âm thaiCó 2 cột mốc siêu âm mà bác sĩ thường hay nhắc thai phụ là:
Siêu âm khi thai được 12 tuần: đánh gia nguy cơ về các bất thường nhiễm sắc thể.
Siêu âm khi thai được 22 tuần. Hay còn được gọi là xét nghiệm thai 22 tuần: phát hiện các dị tật về hình thái của thai nhi.
Siêu âm thai 4D Quy trình siêu âm thai1. Siêu âm thai qua thành bụng
Hay còn được gọi là siêu âm thường. Các bước thực hiện như sau:
Bác sĩ bôi gel lên bụng thai phụ và dùng đầu dò của máy siêu âm di chuyển xung quanh vùng bụng.
Sóng siêu âm sẽ từ đầu dò truyền qua lớp gel đi vào cơ thể để thu nhận âm thanh. Từ các âm thanh thu được sẽ phản chiếu lại hình ảnh.
Thường thì xét nghiệm này sẽ mất từ 10 – 15 phút tùy theo thai nằm ở vị trí nào.
2. Siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo
Các bước tiến hành như sau:
Bác sĩ bôi gel lên đầu dò chuyên dụng. Sau đó đưa đầu dò này vào trong âm đạo.
Di chuyển đầu dò xung quanh âm đạo và quan sát. Lưu ý là không đưa quá sâu vào trong tử cung.
Kết quả siêu am thaiTuy vào tình trạng cũng như sự phát triển của mỗi thai nhi sẽ có kết quả khác nhau về số lượng cũng như cấu trúc bào thai, lượng nước ối và giới tính của thai.
Mục đích xét nghiệm chọc dò ốiChọc dò ối hay còn gọi là xét nghiệm rút dịch màng ối. Được chỉ định để:
Chẩn đoán các vấn đề về nhiễm sắc thể và các khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống).
Tìm kiếm các rối loạn di truyền nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý di truyền.
Thời điểm thực hiện xét nghiệm chọc dò ốiXét nghiệm này thường được chỉ định là xét nghiệm thai nhi ở tuần 16.
Quy trình xét nghiệm chọc dò ốiQuy trình thực hiện xét nghiệm này sẽ khác nhau ở một số chi tiết tùy theo từng đơn vị. Nhưng chung quy lại vẫn bao gồm các bước sau:
Bác sĩ dùng chất sát khuẩn để làm sạch vùng bụng.
Sau đó là dùng thuốc gây tê để gây tê cục bộ vùng bụng.
Tiếp đến bác sĩ sẽ đưa 1 kim dài và mảnh xuyên qua bụng của thai phụ vào túi ối thông qua sóng siêu âm. Đồng thời rút một lượng dịch theo yêu cầu.
Cuối cùng là rút kim tiêm ra. Dùng bông sát khuẩn vết thương và băng vết thương lại.
Mẫu chất lỏng được rút ra sẽ được đem đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.
Lưu ý:
Trong 24 giờ sau chọc dò ối thì không được làm bất kỳ hoạt động gắng sức nào. Và thỉnh thoảng sẽ cảm thấy bị chuột rút sau khi xét nghiệm.
Trường hợp mang thai đôi hoặc thai khác trứng, phải lấy mẫu dịch nước ối từ mỗi bào thai để phân tích từng bào thai có trong bụng người mẹ.
Kết quả xét nghiệm chọc dò ốiXét nghiệm này có độ chính xác lên đến 98 – 99 trong số 100 phụ nữ làm xét nghiệm. Tuy nhiên nó không chính xác hoàn toàn. Vẫn có một số trường hợp kết quả không chính xác.
Nếu kết quả:
Âm tính: thai nhi khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý di truyền, vấn đề về nhiễm sắc thể hay khuyết tật ống thần kinh.
Dương tính: thai nhi có thể mắc một trong số các bệnh lý di truyền hoặc bệnh hiểm nghèo. Nên thực hiện thêm các xét nghiệm cụ thể về bệnh mà thai bị nghi ngờ là mắc phải.
Mục đích xét nghiệm đo nồng độ glucoseGiúp đo lượng glucose có trong cơ thể. Từ đó có thể sàng lọc nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Thông thường thai phụ sẽ được chỉ định 2 xét nghiệm là:
Xét nghiệm glucose đói.
Xét nghiệm dung nạp glucose.
Thời điểm thực hiện xét nghiệm đo nồng độ glucoseXét nghiệm này thường thực hiện khi thai nhi được 24 – 28 tuần tuổi và trước đó người mẹ không được chẩn đoán là mắc đái tháo đường.
Quy trình xét nghiệm đo nồng độ glucoseCả 2 xét nghiệm trên thường sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu. Vì vậy mà quy trình xét nghiệm sẽ tương tự với quy trình xét nghiệm máu đã đề cập ở nội dung trước. Tuy nhiên xét nghiệm glucose đói sẽ được thực hiện trước. Nếu kết quả xét nghiệm glucose bất thường. Thì xét nghiệm dung nạp glucose mới được thực hiện sau đó.
Quy trình xét nghiệm dung nạp glucose như sau:
Thai phụ sẽ được yêu cầu chỉ được uống nước vào ngày làm xét nghiệm. Có nghĩa là phải nhịn ăn trước khi lấy máu.
Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ lấy máu lúc đói từ tĩnh mạch cánh tay.
Sau đó sẽ cho thai phụ uống dung dịch glucose đặc biệt.
Tiếp theo kỹ thuật viên sẽ tiếp tục lấy máu vài lần trong vài giờ sau uống để đo lại lượng glucose có trong cơ thể thai phụ.
Kết quả xét nghiệm đo nồng độ glucoseXét nghiệm glucose đói:
Mức đường huyết đói Kết quả
≤ 99 mg/dL Bình thường
100 – 125 mg/dL Tiền đái tháo đường
> 126 mg/dL Đái tháo đường
Xét nghiệm dung nạp glucose:
Sau 2 giờ uống dung dịch glucose đặc biệt, mức đường huyết: Kết quả
≤ 140 mg/dL Bình thường
140 – 199 mg/dL Tiền đái tháo đường
≥ 200 mg/dL Đái tháo đường
Tổng quan về xét nghiệm sàng lọc kháng thể RhRh (Rhesus) là loại protein di truyền được tìm thấy trên bề mặt tế bào hồng cầu. Nếu trong cơ thể:
Có protein này, có nghĩa là Rh dương tính Rh (+). Và tỉ lệ dương tính phổ biến hơn.
Không có protein này, nghĩa là Rh âm tính Rh (-). Kết quả này không ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Thời điểm thực hiện xét nghiệm sàng lọc kháng thể RhKhi thai được khoảng 28 – 29 tuần tuổi thì nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc kháng thể Rh. Đây cũng thường được biết đến là xét nghiệm thai kỳ tuần 28.
Mục đích xét nghiệm sàng lọc kháng thể RhXét nghiệm Rh giúp xác định máu của thai nhi có tương thích với người mẹ hay không. Vì nếu như:
Mẹ Rh (-) Con Rh (+)
Mang thai lần 1
Máu của mẹ và con kết hợp lại tạo kháng thể Rh. Tuy nhiên ở lần mang thai đầu tiên thì kháng thể này không gây ảnh hưởng. Nhưng sẽ có vấn đề nếu mang thai lần 2.
Mẹ Rh (-) Con Rh (+)
Mang thai lần 2
Kháng thể Rh từ đợt mang thai trước sẽ đi qua nhau thai và làm chết tế bào hồng cầu của thai nhi lần 2. Và dẫn đến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng đe dọa tính mạng thai nhi.
Ngoài ra xét nghiệm này còn giúp phát hiện các kháng thể đối với máu Rh (+). Nếu máu mẹ và em bé không tương thích thì sẽ dễ dẫn đến trường hợp sảy thai, thai ngoài tử cung,….
Quy trình xét nghiệm sàng lọc kháng thể RhQuy trình lấy mẫu xét nghiệm Rh cũng giống như quy trình xét nghiệm máu thông thường. Các bước thực hiện như sau:
Cho bệnh nhân ngồi ngay ngắn và để tay duỗi thẳng trên bàn lấy mẫu.
Sau đó yêu cầu bệnh nhân nắm nhẹ lòng bàn tay lại.
Dùng dây garo quấn chặt quanh cánh tay để dễ thấy mạch máu hơn.
Dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng da cần lấy máu.
Dùng kim tiêm rút một lượng máu vừa đủ theo yêu cầu. Đồng thời nói bệnh nhân mở nắm tay, tháo dây garo và rút nhanh kim tiêm.
Cho lượng mẫu vừa được lấy vào ống/lọ đựng mẫu bệnh phẩm chuyên biệt. Cuối cùng dùng bông và gạc có tẩm dung dịch sát khuẩn băng lại vết thương để đảm bảo vô khuẩn.
Kết quả xét nghiệm sàng lọc kháng thể RhYếu tố Rh của mẹ yếu tố Rh của cha Yếu tố Rh của em bé Các biện pháp phòng ngừa
Rh dương tính Rh dương tính Rh dương tính Không có
Rh âm tính Rh âm tính Rh âm tính Không có
Rh dương tính Rh âm tính Có thể là Rh dương hoặc Rh âm Không có
Rh âm tính Rh dương tính Có thể là Rh dương hoặc Rh âm Tiêm globulin miễn dịch Rh
Nếu mẹ Rh (-) và em bé Rh (+), kháng thể sẽ có sẵn ở lần mang thai thứ 2 và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Khi đó người mẹ cần:
Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bị chảy máu âm đạo bất cứ lúc nào trong giai đoạn mang thai.
Trao đổi với bác sĩ về thời gian tiêm globulin miễn dịch Rh trong suốt quá trình mang thai.
Khi chuyển dạ chuẩn bị sinh, thai phụ cần thông báo với các bác sĩ hộ sinh về việc mình là người có Rh (-).
Những xét nghiệm cần thiết nhất trong tam cá nguyệt sau cùng:
Siêu âm thai.
Xét nghiệm máu.
Theo dõi tim thai và cơn gò tử cung bằng monitoring sản khoa.
Xét nghiệm Non-Stress Test.
Xét nghiệm Stress Test.
Mục đích của các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuối:
Theo dõi thai nhi, xác định ngôi thai.
Phát hiện và điều trị những bệnh lý như: Đái tháo đường hoặc tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm trùng cơ quan tiết niệu, sinh dục.
Đo độ dài tử cung để đánh giá nguy cơ sinh non.
Xác định vị trí nhau bám cũng như độ trưởng thành của bánh nhau.
Ước lượng cân nặng của thai nhi.
Kiểm tra sức khỏe của thai nhi, đồng thời kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không (thông qua xét nghiệm Non-Stress-Test).
Siêu âm thai và xét nghiệm máu là xét nghiệm được coi là thường quy khi kiểm tra sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Hai xét nghiệm này nội dung tương tự như đã nêu ở trên.
Theo dõi tim thai và cơn gò tử cung bằng monitoring sản khoa: Đo monitoring thể hiện hành động theo dõi tình trạng tim thai bằng máy điện tử, có đối chiếu với cơn co tử cung. Người ta dùng máy monitor sản khoa để thực hiện monitoring cơn co tử cung và tim thai. Kết quả được báo cáo bởi monitor sản khoa được gọi là băng ghi cơn co tử cung-tim thai (cardio-tocogram – CTG). Trên giấy monitoring sẽ ghi nhận lại diễn biến của cơn gò tử cung và nhịp tim thai.
Xét nghiệm NST (Non-Stress Test) được thực hiện khi chưa có cơn gò tử cung. Xét nghiệm CST (Contraction Stress Test) được thực hiện khi có cơn gò tử cung. Mục tiêu chính là xác định thai nhi có nguy cơ bị thương hoặc tử vong do thiếu oxy và can thiệp để ngăn ngừa những hậu quả bất lợi này, nếu có thể. Mục tiêu phụ là xác định thai nhi được cung cấp oxy bình thường để có thể tiếp tục mang thai một cách an toàn và tránh được những can thiệp không cần thiết.
Tổng quan về xét nghiệm Non-Stress-TestLà xét nghiệm đo nhịp tim của thai. Đồng thời so sánh nhịp tim của thai nhi phản ứng với các cử động của thai trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Một em bé không cử động nhiều hoặc cử động chậm có thể là do nhận không đủ lượng oxy. Và nếu bé không nhận đủ oxy thì khả năng rất cao thai phụ sẽ bị sinh non.
Xét nghiệm Non-Stress-Test thường được chỉ định vào tuần thứ 32 của thai kỳ. Tuy nhiên ở những trường hợp nguy cơ cao thì sẽ được làm sớm hơn.
Xét nghiệm Non-Stress Test Quy trình xét nghiệm Non-Stress-TestThai phụ sẽ được kiểm tra huyết áp trước, trong và sau khi thực hiện xét nghiệm này.
Quy trình thực hiện gồm các bước sau:
Người mẹ nằm lên bàn kiểm tra. Y tá sẽ bôi gel lên bụng.
Sau đó sẽ gắn đầu dò tim thai và đầu dò cơn co tử cung trên bụng. Hai đầu dò này sẽ kết nối với máy đo tim thai. Kết quả hiển thị dạng biểu đồ theo dõi.
Khởi động thiết bị để bắt đầu quá trình đo. Sản phụ nên quan sát, theo dõi và cảm nhận cử động của thai nhi trong suốt quá trình đo.
Xét nghiệm này chỉ mất khoảng 20 phút nếu em bé hoạt động nhiều. Nếu bé ngủ hoặc không cử động thì thời gian thực hiện sẽ phải lâu hơn.
Kết quả xét nghiệm Non-Stress-TestPhản ứng: cho thấy nhịp tim và các cử động của thai nhi là bình thường. Đồng nghĩa việc em bé hoàn toàn khỏe mạnh và không có căng thẳng.
Không phản ứng: thai nhi không đáp ứng số lượng chuyển động tối thiểu cần thiết cho xét nghiệm này. Hoặc có thể là em bé có chuyển động nhưng nhịp tim không thay đổi. Hoặc là thai nhi đang ngủ và không hợp tác trong quá trình kiểm tra. Nên các trường hợp này có thể hiểu là nguyên nhân khiến cho bé cử động ít.
Tổng quan xét nghiệm Stress Test – STĐây là một bài kiểm tra dành cho người mang thai. Nó đo nhịp tim của em bé trong các cơn co thắt chuyển dạ. Trong một cơn co thắt, lượng oxy và máu cung cấp cho em bé của bạn tạm thời giảm xuống. Hầu hết các em bé có thể xử lý sự sụt giảm này. Nhưng nếu nhịp tim của em bé vẫn thấp sau một cơn co thắt, điều đó có thể có nghĩa là em bé của bạn sẽ gặp vấn đề với quá trình chuyển dạ thông thường.
Xét nghiệm thường an toàn nhưng đôi khi nó gây chuyển dạ sớm. Cần lưu ý với các trường hợp dọa sinh non, nhau bám thấp. Bác sĩ sẽ giúp bạn cân nhắc lợi ích và rủi ro trước khi thử nghiệm.
Quy trình xét nghiệm Stress Test – STỞ nghiệm này cần theo dõi khi có cơn gò tử cung hoặc cơn co thắt tử cung. Do đó cần tạo ra số cơn co tử cung giống như trong giai đoạn hoạt động của chuyển dạ, đủ để đánh giá tình trạng của bào thai.
Bạn sẽ nằm xuống với hai đai quanh bụng. Một cái đo nhịp tim của em bé và cái kia đo các cơn co thắt. Để kích hoạt các cơn co thắt, bác sĩ có thể tiêm cho bạn một liều thuốc oxytocin qua đường truyền tĩnh mạch ở cánh tay. Hoặc bác sĩ có thể đề nghị bạn một biện pháp khác có thể kích hoạt các cơn co thắt. Sau đó, các cơn co thắt và nhịp tim của em bé sẽ được ghi lại. Bài kiểm tra có thể mất khoảng 2 giờ. Các cơn co thắt có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Kết quả xét nghiệm Stress Test – STNhịp tim bình thường là dấu hiệu tốt cho thấy em bé của bạn sẽ khỏe mạnh trong quá trình chuyển dạ.
Nếu nhịp tim của em bé chậm lại sau một cơn co thắt, điều đó có nghĩa là em bé của bạn có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình co thắt chuyển dạ. Bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung. Sau đó sẽ cho bạn các đề nghị phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Ngoài các xét nghiệm thường quy kể trên, còn có các xét nghiệm khác cũng được thực hiện trong thai kỳ. Ví dụ xét nghiệm huyết trắng, protein nước tiểu, viêm gan B, viêm gan C , xét nghiệm bệnh tình dục,… Các chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai này có thể được bác sĩ đề xuất khi bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường.
Mục đích xét nghiệm tiền sản để xác định xem thai nhi có khả năng sinh ra với tình trạng di truyền hoặc dị tật bẩm sinh hay không. Tất cả phụ nữ mang thai, bất kể tuổi tác, đều có thể được cung cấp xét nghiệm trước khi sinh. Tuy nhiên, khi phụ nữ lớn tuổi, khả năng sinh con có bất thường nhiễm sắc thể tăng lên. Vì vậy, tuổi của người mẹ là lý do phổ biến nhất để xét nghiệm trước khi sinh.
Hai loại xét nghiệm tiền sản chính được thực hiện trong thai kỳ. Loại thử nghiệm đầu tiên được gọi là xét nghiệm sàng lọc. Loại thử nghiệm tiền sản thứ hai được gọi là xét nghiệm chẩn đoán. Các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán có thể được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai.
Khi được thực hiện trong thời kỳ mang thai, các xét nghiệm sàng lọc sẽ đánh giá nguy cơ thai nhi mắc một số dị tật bẩm sinh thông thường. Xét nghiệm sàng lọc không thể cho biết thai nhi có thực sự bị dị tật bẩm sinh hay không.
Thông thường, các xét nghiệm sàng lọc được sử dụng để xác định một số bất thường về gen hay nhiễm sắc thể. Xét nghiệm không xác định được các dị tật bẩm sinh như bệnh di truyền. Xét nghiệm sàng lọc không đưa ra chẩn đoán cụ thể. Do đó, cần phải có xét nghiệm chẩn đoán để xác định chính xác hơn..
Các xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ hai được sử dụng để tìm kiếm một số dị tật bẩm sinh ở em bé. Bao gồm sàng lọc huyết thanh của mẹ và đánh giá siêu âm toàn diện về em bé để tìm kiếm sự hiện diện của các dị thường về cấu trúc.
Lưu ý, xét nghiệm sàng lọc không phải là chẩn đoán. Một số thai nhi bị ảnh hưởng với tình trạng nhiễm sắc thể nhận được kết quả sàng lọc bình thường hoặc “âm tính”.
Xét nghiệm chẩn đoán giúp xác định chắc chắn liệu thai nhi đang phát triển có mắc một bệnh lý di truyền hoặc dị tật bẩm sinh nào đó hay không. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể phát hiện nhiều hơn, nhưng không phải tất cả. Dị tật bẩm sinh có thể được chẩn đoán trong khi mang thai hoặc sau khi em bé được sinh ra, tùy thuộc vào loại dị tật bẩm sinh cụ thể.
Các xét nghiệm chẩn đoán có thể thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai, kể cả những người không có các yếu tố rủi ro. Xét nghiệm chẩn đoán có thể được thực hiện thay vì sàng lọc nếu một cặp vợ chồng có tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh, thuộc một nhóm dân tộc nhất định hoặc đã có con bị dị tật bẩm sinh. Một số xét nghiệm chẩn đoán có rủi ro, bao gồm rủi ro sảy thai (tỷ lệ thấp)
Khi kết quả xét nghiệm sàng lọc là bất thường, các bác sĩ thường đưa ra các xét nghiệm chẩn đoán sâu hơn. Độ chính xác của các xét nghiệm chẩn đoán có thể lên tới 99%.
Hai loại xét nghiệm chẩn đoán thường gặp là sinh thiết gai nhau (CVS) và chọc ối.
CVS được thực hiện từ tuần thứ 10,5 đến 13,5 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ nhau thai. Bằng cách đưa một cây kim mỏng qua bụng của người phụ nữ hoặc bằng cách sử dụng một ống thông nhỏ đưa qua cổ tử cung. Phương pháp sử dụng phụ thuộc vào cơ địa của em bé và nhau thai.
Chọc ối được thực hiện từ tuần thứ 15 của thai kỳ trở đi. Trong quá trình chọc ối, một cây kim mỏng được luồn qua bụng của người phụ nữ vào túi ối để lấy một mẫu chất lỏng nhỏ từ xung quanh em bé đang phát triển.
Đối với các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh di truyền cụ thể phải được thực hiện theo các yêu cầu đặc biệt. Các xét nghiệm này có tỷ lệ chính xác khác nhau, tùy thuộc vào xét nghiệm nào được chỉ định.
Các xét nghiệm khi mang thai ít phổ biến hơn bao gồm:
Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy ở đường sinh dục dưới. Nó xuất hiện trong khoảng 20 % ở tất cả phụ nữ. Nhiễm liên cầu nhóm B thường không gây ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ trước khi mang thai. Tuy nhiên, nó có thể gây ra bệnh cảnh nặng ở các bà mẹ khi mang thai. Liên cầu nhóm B có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng các mô nhau thai và nhiễm trùng sau sinh.
Kháng thể Rubella.
VDRL (tầm soát, xét nghiệm bệnh giang mai).
Tìm kháng thể kháng Cytomegalovirus, virus HIV.
Xét nghiệm HbsAg (xét nghiệm viêm gan B).
Anti HCV (xét nghiệm viêm gan C).
Xét nghiệm tầm soát bệnh lao.
Tầm soát virus Zika.
Xét nghiệm tầm soát viêm gan BMột số xét nghiệm trước khi sinh được coi là thường quy. Nghĩa là hầu hết tất cả phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm trước khi sinh. Một số xét nghiệm được kiểm tra định kỳ. Chúng bao gồm những việc như kiểm tra nồng độ protein, glucose hoặc dấu hiệu nhiễm trùng trong nước tiểu. Tất cả phụ nữ mang thai đều cần xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán dù có hay không có nguy cơ.
Các xét nghiệm khác chỉ được khuyến nghị cho một số phụ nữ, đặc biệt là những người mang thai có nguy cơ cao.
Những người mang nguy cơ cao bao gồm các phụ nữ:
Từ 35 tuổi trở lên
Là thanh thiếu niên.
Đã có một em bé sinh non.
Đã sinh con bị dị tật bẩm sinh (đặc biệt là các vấn đề về tim hoặc di truyền).
Đang mang đa thai.
Bị cao huyết áp, tiểu đường, lupus, ung thư, bệnh lây qua đường tình dục (STD), hen suyễn,…
Có nguồn gốc dân tộc trong đó các rối loạn di truyền là phổ biến.
Nhiều người thường thắc mắc là khi xét nghiệm thai kỳ có cần nhịn ăn không. Thì việc ăn uống trước khi xét nghiệm có thể làm cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Bởi chỉ số đường huyết của người mẹ lúc này bị tăng cao bất thường. Do đó, khi được chỉ định các xét nghiệm có xét nghiệm đường huyết, các bà mẹ nên nhịn ăn từ 8 – 14 tiếng.15
Các xét nghiệm khác không có yêu cầu đặc biệt. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm để đảm bảo có kết quả chính xác nhất.
Các mẹ bầu nên lựa chọn các phòng khám và bệnh viện có chuyên khoa về phụ sản ở các tỉnh, thành phố lớn. Không phải đơn vị nào thực hiện xét nghiệm đều đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đặc biệt là những mẹ bầu sẽ khá xa lạ với các xét nghiệm khi mang thai ở lần đầu.
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về các xét nghiệm thai kỳ quan trọng và các cột mốc cần lưu ý. Đây là loạt các xét nghiệm vô cùng quan trọng để theo dõi thai nhi, tầm soát dị tật bẩm sinh. Hãy lưu ý các mốc thời gian để có được các báo cáo xét nghiệm mang lại lợi ích lâm sàng.
Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Đặc biệt là những chị em phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai. Từ đó, các bạn hãy thực hiện đầy đủ các xét nghiệm khi mang thai cần thiết cùng những xét nghiệm hỗ trợ khác. Mục tiêu chủ yếu là để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Xét Nghiệm Sùi Mào Gà Ở Đâu? Xét Nghiệm Sùi Mào Gà Bao Nhiêu Tiền?
Bệnh sùi mào gà, hay dân gian còn gọi là mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Bệnh do vi rút Human papilloma (HPV) gây nên. Đây là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các tổn thương dạng nhú lành tính ở cơ quan sinh dục (dương vật, âm đạo), bẹn, mu, hậu môn,… Bên cạnh đó, sùi mào gà còn có thể thấy ở các bộ phận khác như môi, họng, lưỡi, vòm họng ở những người có tiền sử quan hệ tình dục đường miệng.
Việc xét nghiệm sùi mào gà sẽ giúp tìm ra virus HPV trong cơ thể người mắc bệnh. Xét nghiệm giúp chẩn đoán người đó có mắc bệnh sùi mào gà hay không? Nếu đang mắc bệnh thì mắc phải loại này, mức độ nguy hiểm ra sao? Từ đó, bác sĩ có cơ sở đưa ra chẩn đoán và hướng xử trí kịp thời.
Xét nghiệm sùi mào gà giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân
Một cơ sở y tế được xem là uy tín phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Địa chỉ khám chữa sùi mào gà uy tín phải được Sở Y tế cấp phép hoạt động.
Người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế khang trang, sạch sẽ, thiết bị y tế, máy móc hiện đại.
Cơ sở phải ứng dụng các phương pháp xét nghiệm, khám, chữa bệnh sùi mào gà tiên tiến. Đảm bảo hiệu quả cao, an toàn cho người bệnh.
Đội ngũ nhân viên y tế là người có trình độ chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm.
Môi trường y tế phải được vô trùng, vệ sinh sạch sẽ, thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình hướng dẫn người bệnh hoàn thành các thủ tục khám bệnh nhanh chóng.
Chi phí khám chữa bệnh phải được công khai minh bạch, rõ ràng và thu đúng với mức giá quy định của Sở Y tế ban hành.
Các thông tin cá nhân của người bệnh phải được bảo mật tuyệt đối.
Người bệnh lưu ý lựa chọn các cơ sở uy tín, có quy trình xét nghiệm đúng chuyên môn
Có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm sùi mào gà hiện nay. Bên cạnh những địa chỉ uy tín, có thương hiệu lâu năm, không ít các cơ sở y tế không đảm bảo các yêu cầu, điều kiện thực hiện xét nghiệm vẫn hoạt động, gây nhiều rủi ro cho người bệnh.
Vì vậy, người muốn xét nghiệm cần phải tìm hiểu rõ thông tin về phòng khám, bệnh viện trước khi tiến hành thực hiện thăm khám. Bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế có giấy phép hoạt động do Sở y tế cấp phép. Sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị, vật tư y tế hiện đại. Ngoài ra, quy trình xét nghiệm nghiêm ngặt, chi phí minh bạch cũng là tiêu chí mà người bệnh nên quan tâm.
Tên cơ sở Địa chỉ
Phòng khám Thái Hà Số 11 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.
Phòng khám Hưng Thịnh 380 xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Da liễu Trung ương 15A – Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Bạch Mai Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện đại học Y Hà Nội 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
Tên cơ sở Địa chỉ
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thanh Hóa 181 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa.
Bệnh Viện Da Liễu Tỉnh Thanh Hoá 193 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa, Thanh Hoá.
Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa Ngõ 958 Quang Trung, Quảng Thịnh, Quảng Xương, Thanh Hoá.
Tên cơ sở Địa chỉ
Bệnh viện Đà Nẵng 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng 376 Trần Cao Vân, Xuân Hà, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
Bệnh Viện C Đà Nẵng 122 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Trung tâm Y tế quận Thanh Khê K62/32 Hà Huy Tập, Hòa Khê, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
Tên cơ sở Địa chỉ
Bệnh viện da liễu TP.HCM 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Địa chỉ 1: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.
Địa chỉ 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.
Địa chỉ 3: 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Sài Gòn 98 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận, TP.HCM.
Viện Pasteur TP.HCM 167 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh .
Bệnh viện Từ Dũ 284 Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM.
Bên cạnh thắc mắc “xét nghiệm sùi mào gà ở đâu?”, nhiều người bệnh cũng mong muốn biết được chi phí xét nghiệm sùi mào gà là bao nhiêu.
Có rất nhiều loại xét nghiệm kiểm tra bệnh sùi mào gà cũng như đánh giá mức độ bệnh, nguy cơ biến chứng. Chi phí xét nghiệm sùi mào gà sẽ phụ thuộc vào trường hợp của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần làm những loại xét nghiệm nào là cần thiết. Khi thực hiện càng nhiều xét nghiệm thì chi phí chi trả sẽ càng cao.
Xét nghiệm cơ bản sùi mào gà có chi phí tương đối thấp, khoảng 300 nghìn đồng – 1 triệu đồng cho mỗi trường hợp. Nếu cần thêm các xét nghiệm nâng cao để đánh giá kết quả chuyên sâu hơn, thì chi phí sẽ cao hơn.
Tên cơ sở Giá tham khảo
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM HPV genotype PCR hệ thống tự động: 967.000 VNĐ.
Phòng khám Đa khoa MEDLATEC
HPV định Type: 599.000 VNĐ.
HPV Genotype PCR Hệ thống tự động: 699.000 VNĐ.
HPV Low risk – QIAGEN: 749.000 VNĐ.
Bệnh viện Da liễu TP.HCM
HIV AB Test nhanh: 150.000 VNĐ.
HPV Genotype Real-time PCR: 1.564.000 VNĐ.
Chlamydia test nhanh: 150.000 VNĐ.
Bệnh viện Đà Nẵng
HPV genotype PCR hệ thống tự động: 1.064.000 VNĐ.
HPV Real-time PCR: 379.000 VNĐ.
Chlamydia test nhanh: 71.600 VNĐ.
HIV Ag/Ab test nhanh: 98.200 VNĐ.
Bệnh viện Bạch Mai
HPV genotype PCR hệ thống tự động: 1.064.000 VNĐ.
HPV genotype Real-time PCR: 1.564.000 VNĐ.
Kinh Nghiệm Chinh Phục Núi Heo Tây Ninh Vui Và Trải Nghiệm Thú Vị Nhất
Địa chỉ núi Heo ở đâu Tây Ninh?
Cách di chuyển tới núi Heo Tây NinhNúi Heo là địa điểm trekking được yêu thích tại Tây Ninh
Núi Heo cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 12,4km, vì vậy bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để tới được đây. Kinh nghiệm đi núi Heo Tây Ninh cho biết, để chinh phục ngọn núi này trước hết bạn cần tới được Tây Ninh bằng xe khách hoặc phương tiện cá nhân (xe máy hoặc xe ô tô tự lái).
– Phương tiện cá nhân: Xuất phát từ trung tâm thành phố Tây Ninh thuận tiện nhất bạn đi theo tuyến đường Trần Phú và tỉnh lộ 785/ĐT785 khoảng 21 phút hoặc đi qua Bời Lời và ĐT784 khoảng 24 phút sẽ tới núi Heo.
– Xe khách: Đối với những bạn ở các tỉnh lân cận có thể đi xe khách tới bến xe Tây Ninh, sau đó đi tiếp xe ôm hoặc thuê xe máy để di chuyển tới núi Heo.
Khám phá núi Heo Tây Ninh có gì thú vị?Cách di chuyển tới núi Heo Tây Ninh
Bạn đang thắc mắc không biết núi Heo Tây Ninh có gì? Chinh phục núi Heo bạn sẽ được ngắm cảnh đẹp Tây Ninh từ trên cao và dạo quanh những vườn cây ăn trái, thưởng thức đủ các loại quả tươi ngon. Cùng luhanhvietnam khám phá núi Heo ngay thôi!
Trekking núi Heo ngắm cảnh đẹp hùng vĩĐể tới được núi Bà Đen bạn cần phải đi qua núi Heo, nếu đi vào mùa hè bạn sẽ được ngắm nhìn hoa vông nở đỏ rực khắp cả đường đi. Con đường di chuyển tới núi Heo khá hiểm trở, bạn cần vượt qua những tảng đá lớn và đặc biệt những hòn đá xếp chồng lên nhau.
Có những lúc bạn phải trèo, phóng lên hoặc đu dây để có thể tới được núi Heo Tây Ninh, mặc dù hành trình di chuyển có vất vả và gian nan nhưng đổi lại bạn sẽ được ngắm cảnh đẹp tuyệt trần nơi đây. Đó là khung cảnh núi non bạt ngàn và bầu không khí trong lành giúp bạn xua tan mọi mệt mỏi của cuộc sống thường ngày.
Con đường di chuyển tới núi Heo khá hiểm trở
Chinh phục núi Heo du khách sẽ được ngắm nhìn các loài hoa đẹp hay những gốc cây cổ thụ to như cột đình vài người ôm không xuể, cho tới các loài tre nở hoa khiến ai cũng phải thốt lên rằng tuyệt vời quá. Nhiều phượt thủ trekking núi Heo kể lại rằng, con đường di chuyển từ núi Heo qua đỉnh Ma Thiên Lãnh tới núi Bà rất hiểm trở. Vì vậy, để có thể chinh phục được cụm núi nổi tiếng này của du lịch Tây Ninh đòi hỏi bạn phải có sức khỏe thật tốt.
Thưởng thức trái cây tươi ngonTrên đường di chuyển tới núi Heo du khách sẽ được chiêm ngưỡng hoa vông nở tuyệt đẹp
Du lịch núi Heo Tây Ninh bạn còn được chiêm ngưỡng những vườn trái cây xum xuê và thưởng thức đủ các loại quả tươi ngon. Khu vực núi Heo có lợi thế về địa hình nên được người dân tận dụng để trồng cây ăn quả như: Vú sữa, xoài, nhãn, mãng cầu… Nếu tới núi Heo vào mùa hè bạn sẽ được ngắm nhìn những vườn cây trái xum xuê trĩu quả. Người dân cho du khách vào tham quan vườn trái cây và ăn trái cây. Còn gì tuyệt hơn khi được tự tay hái những loại trái cây mình yêu thích và thưởng thức ngay tại vườn.
Khám phá các địa điểm gần núi HeoVườn trái cây xum xuê tại núi Heo do người dân trồngCùng thưởng thức đặc sản mãng cầu ở núi Heo
Núi Heo Tây Ninh có vị trí gần nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Đất Thánh như:
– Ma Thiên Lãnh: Nơi đây sở hữu cảnh đẹp thiên nhiên hữu tình được ví như tuyệt tình cốc của Tây Ninh với cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Ma Thiên Lãnh trở thành điểm đến hấp dẫn phượt thủ hàng đầu khi tới Tây Ninh.
– Hồ Núi Đá: Hồ có cảnh đẹp hoang sơ, bầu không khí trong lành và nước trong vắt có thể nhìn thấy tận đáy. Khám phá hồ Núi Đá bạn sẽ được thư giãn quên hết mọi mệt mỏi của cuộc sống và check-in sống ảo tuyệt đẹp.
Những lưu ý khi chinh phục núi Heo Tây Ninh– Nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như: Gậy, giày leo núi, nước uống, đồ ăn sẵn, đèn pin…
– Không quên xem dự báo thời tiết trước khi đi để tránh những ngày trời mưa trơn trượt sẽ rất nguy hiểm.
– Cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt, vì con đường chinh phục núi Heo khá hiểm trở.
– Mặc trang phục rộng rãi và thoải mái nhất để thuận tiện khi di chuyển.
– Núi Heo thích hợp đi trong ngày hoặc 2 ngày cuối tuần.
– Bạn có thể mang theo dụng cụ lều bạt và đồ cắm trại qua đêm tại núi Heo.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Nguyên Khôi
Từ khoá: Kinh nghiệm chinh phục núi Heo Tây Ninh vui và trải nghiệm thú vị nhất
Ý Nghĩa Xét Nghiệm Testosterone Đối Với Nam Giới
Testosterone là một hormone được tìm thấy ở người và các loài động vật khác. Nó được tạo ra chủ yếu ở tinh hoàn nam giới và một lượng rất nhỏ từ buồng trứng nữ giới. Việc sản xuất testosterone bắt đầu tăng đáng kể và bắt đầu giảm sau tuổi 30 hoặc lâu hơn.
Một số người có lượng hormone này giảm mặc dù trong độ tuổi sinh sản, họ cần xét nghiệm testosterone để tìm ra nguyên nhân và chữa trị.
Đối với nữ giới, testosterone giúp duy trì sự cân bằng hormone và điều chỉnh chức năng khác của cơ thể.
Bác sĩ chỉ định xét nghiệm testosterone với mục đích kiểm tra nồng độ hormone này trong máu của bạn. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán các tình trạng do thiếu hoặc thừa testosterone gây ra. Ngoài ra, việc xét nghiệm testosterone còn dùng để theo dõi sức khỏe của bệnh nhân – những người đã từng mắc rối loạn hormone testosterone trước đây.
Những người có hàm lượng testosterone trong cơ thể thấp hoặc cao đều nên đến bệnh viện để xét nghiệm. Các triệu chứng biểu hiện ra khi bạn gặp phải các vấn đề trên bao gồm:1
Vấn đề Đối tượng Triệu chứng
Giảm testosterone Nam giới
Mệt mỏi, trầm cảm hoặc khó tập trung.
Rụng tóc.
Giảm cơ bắp.
Giảm ham muốn tình dục.
Ngực sưng.
Rối loạn cương dương.
Loãng xương.
Nữ giới
Vấn đề sinh sản.
Giảm ham muốn tình dục
Trễ kinh hoặc không có kinh nguyệt.
Khô âm đạo.
Yếu xương – Loãng xương.
Tăng testosterone Nữ giới
Da mụn và da dầu.
Da sậm màu.
Lông mọc nhiều trên mặt hoặc cơ thể.
Rụng tóc (hói đầu).
Trễ kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
Hiện nay, các xét nghiệm testosterone cũng được chỉ định để theo dõi sức khỏe người chuyển giới nam. Một số người chuyển giới từ nữ sang nam chọn liệu pháp hormone để thay đổi ngoại hình, phù hợp với bản dạng giới tính của họ. Bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ testosterone để đảm bảo lượng hormone này duy trì ở mức ổn định trong cơ thể.
Trước đó, bạn cần thông báo đến bác sĩ các loại thuốc hoặc thảo dược mà bản thân đang sử dụng. Một số chất có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.
Xét nghiệm testosterone nên được thực hiện trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 10 giờ sáng. Đây là lúc nồng độ testosterone được tiết ra nhiều nhất trong ngày. Một số bệnh viện sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn uống khoảng vài giờ trước khi xét nghiệm.
Trong quá trình kiểm tra, nhân viên y tế sẽ lấy lượng nhỏ máu từ tĩnh mạch khuỷu tay của bạn. Họ quấn một sợi dây đàn hồi quanh cánh tay để máu tập trung về tĩnh mạch nhiều hơn. Vị trí lấy máu sẽ được làm sạch bằng bông và cồn y tế để tránh nhiễm trùng.
Kim tiêm lấy máu và máu được chuyển vào một ống nghiệm. Mẫu máu này được đưa đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.
Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm testosterone trong vài ngày. Bác sĩ sẽ phân tích và giải thích cho bạn các chỉ số, vấn đề mà bạn đang gặp phải. Kết quả xét nghiệm testosterone sẽ cho bạn biết nồng độ chất này trong cơ thể đang bình thường, cao hay thấp. Mức độ testosterone bình thường khác nhau tùy vào giới tính và độ tuổi. Cụ thể như sau:1
Nam giới trưởng thànhKết quả tổng lượng testosterone bình thường ở nam giới trưởng thành:
Từ 19 tuổi đến 49 tuổi: 249 (ng/dL) đến 836 (ng/dL).
Từ 50 tuổi trở lên: 193 (ng/dL) đến 740 (ng/dL).
Nữ giới trưởng thànhKết quả tổng lượng testosterone bình thường ở phụ nữ trưởng thành:
Từ 19 tuổi đến 49 tuổi: 8 (ng/dL) đến 48 (ng/dL).
Từ 50 tuổi trở lên: 2 (ng/dL) đến 41 (ng/dL).
Khi kết quả xét nghiệm nằm ngoài mức bình thường, bạn có thể đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Khi nồng độ hormone này giảm sút ở nam giới, đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý: bệnh thận, nghiện rượu, xơ gan, AIDS, tổn thương tinh hoàn, đang điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị.
Bên cạnh đó, phụ nữ có mức testosterone thấp có thể do cắt bỏ buồng trứng, mắc các bệnh về tuyến yên, vùng dưới đồi hoặc tuyến thượng thận.
Trong quá trình xét nghiệm testosterone, bạn cần lưu ý những điều sau:
Bạn có thể cảm thấy châm chích tại vị trí lấy máu, đôi khi để lại vết bầm tím.
Những thuốc làm tăng testosterone như: steroid, thuốc an thần, thuốc chống co giật, liệu pháp androgen hoặc estrogen.
Thuốc phiện và chất kích thích làm giảm testosterone ở nam giới, do đó, bạn không nên sử dụng các hoạt chất này trước khi xét nghiệm.
Xét nghiệm testosterone được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện. Để đảm bảo kết quả chính xác và đáng tin cậy, bạn có thể lựa chọn các cơ sở uy tín và chuyên về sức khỏe sinh sản như:
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: Tại số 43, đường Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bệnh viện phụ sản Hà Nội – Khoa Nam học: Tại số 929, đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Tại số 432, đường Tam Trinh (lô 01-8A), cụm CN Hoàng Mai, Hà Nội.
Bệnh viện Từ Dũ: Tại số 284, đường Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM.
Bệnh viện Bình Dân: 371, đường Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, TP.HCM.
Bệnh viện Chợ Rẫy – Khoa Nam học 201b, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cysticercosis Igg: Xét Nghiệm Ấu Trùng Sán Dải Heo trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!