Xu Hướng 10/2023 # Hội Chứng Gardner: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 16 Xem Nhiều | Ltzm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Hội Chứng Gardner: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hội Chứng Gardner: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hội chứng Gardner là hội chứng đa polyp u tuyến có tính gia đình, được giáo sư di truyền học Eldon J.Gardner mô tả lần đầu năm 1951. Người bệnh thường có đa polyp đại tràng, polyp dạ dày, u nang bì, u xơ cứng và u xương hàm. Đây là một dạng biến thể của hội chứng FAP (hội chứng đa polyp có tính gia đình). Các polyp và u này có thể lành tính hoặc tiềm ẩn nguy cơ hoá ác.1 2

Các polyp thường xuất hiện sau 25 tuổi. Các bệnh nhân mắc hội chứng Gardner có nguy cơ cao phát sinh ung thư đại trực tràng, nên chiến lược phát hiện và điều trị sớm ung thư rất quan trọng.3

Hội chứng Gardner rất hiếm và chưa có số liệu cụ thể ở Việt Nam. Tại Hoa Kì, cứ 1 triệu người có 1 người mắc hội chứng Gardner.1

Hầu hết người mắc hội chứng Gardner xuất hiện polyp rất sớm từ năm 16 tuổi, trung bình là khoảng 22 tuổi, các khối u khác xuất hiện sau khi độ tuổi tăng dần.1

Người bệnh có thể phát hiện tình cờ thường gặp nhất khi nội soi kiểm tra sức khoẻ phát hiện đa polyp; hoặc tầm soát khi gia đình có người mắc hội chứng Gardner. Một số trường hợp, sự phát triển quá mức của khối u có thể gây ra triệu chứng.3 5

Theo trung tâm thống kê về bệnh di truyền hiếm gặp (GARD), 80-99% người bệnh sẽ có polyp ở dạ dày và đại trực tràng khi còn trẻ. Khoảng 30-79% người xuất hiện ung thư đại trực tràng, phì đại bẩm sinh biểu mô sắc tố võng mạch, u lipoma, nang giáp,…3 5

Sau khi phát hiện các trường hợp đa polyp đại tràng, dạ dày, u xương hàm, u nang bã bì, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử gia đình để xác lập tính chất di truyền cua bệnh. Nếu người bệnh bị nghi ngờ mắc hội chứng Gardner có thể thực hiện xét nghiệm để xác định đột biến gene APC (thường là xét nghiệm máu).

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Gardner:1 2 3

Ít nhất 100 polyp đại trực tràng hoặc nếu ít hơn 100 polyp cần một thành viên trong gia đình đã có mắc bệnh.

Có u xương.

Có các u mô mềm như u bì, u xơ, u nang bã.

Có đột biến gene APC. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất.

Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để đánh giá các biểu hiện ở các cơ quan khác nhau (nội soi ống tiêu hoá, siêu âm tuyến giáp, siêu âm bụng, CT-scan bụng, sọ não,…).1 3 6

Nội soi ống tiêu hoá giúp ghi nhận tổn thương polyp ở đại tràng, dạ dày,…

Siêu âm tuyến giáp: để theo dõi u tuyến giáp nếu có.

Siêu âm bụng, CT-bụng: để khảo sát u thượng thận, u trong ổ bụng.

CT sọ não: xác định u tế bào sao, u xương sọ.

Chụp X-quang hàm mặt: để phát hiện u xương, dị tật răng ở người bệnh.

Vì vậy sau khi được chẩn đoán hội chứng Gardner, điều quan trọng là cần kiểm tra thường xuyên vấn đề ung thư. Các chương trình tầm soát ung thư ở người mắc hội chứng Gardner bao gồm:3

Nội dung cần tầm soát Phương pháp – thời gian

Ung thư đại trực tràng Nội soi đại trực tràng mỗi 2 năm, bắt đầu từ 10-12 tuổi. Nếu phát hiện polyp đại trực tràng, thời gian lặp lại có thể mỗi năm 1 lần.

Ung thư dạ dày Mỗi 1-3 năm, từ 25 tuổi.

Ung thư tá tràng – ruột non Chụp X-quang, CT-scan.

Ung thư nguyên bào gan Thường từ lúc mới sinh đến 5 tuổi. Thực hiện thăm khám bao gồm kiểm tra tổng quát, siêu âm bụng, AFP mỗi sáu tháng. Có thể ngưng sau 15 tuổi.

U tuyến giáp Khám tuyến giáp và siêu âm hằng năm từ năm 10-12 tuổi. Nếu chưa ghi nhận bất thường có thể nâng khoảng thời gian tầm soát lên mỗi 2 năm.

Nếu xuất hiện các tổn thương nguy cơ, cần xem xét phẫu thuật để loại bỏ sớm:1 2 6

Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng: để loại trừ khối u đại trực tràng nếu phát hơn 20-30 polyp trên một đoạn ruột. Đôi khi cần phải cắt bỏ toàn bộ trực tràng và đại tràng. Tuy nhiên đây là một phẫu thuật xâm lấn.

Phẫu thuật cắt polyp dạ dày, tuỵ,…

Khối u nang bì: có thể phẫu thuật hoặc tiêm corticoid.

Khối u hàm: phẫu thuật, thuốc kháng viêm NSAIDs, kháng estrogen, hoá trị kết hợp xạ trị.

Một số thuốc có thể có hiệu quả như NSAIDs (celecoxib) được đề xuất giúp giảm sự phát triển của polyp.2

Phong Thấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Phong thấp là bệnh lý viêm khớp. Bệnh gây ra do tình trạng rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy bệnh không có yếu tố lây nhiễm.

Bệnh gây đỏ, sưng, đau, cứng khớp. Ngoài ra, bệnh cũng ảnh hưởng lên nhiều bộ phận khác của cơ thể. Đó là: phổi, tim, mạch máu, da, mắt, dây thần kinh.

Bệnh thường gặp ở người lớn. Tuổi khởi phát bệnh thường từ 30-50 tuổi. Phụ nữ bị phong thấp nhiều gấp đôi nam giới. Bệnh diễn tiến phức tạp và nặng nề. Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể. Nhưng vì một rối loạn nào đó, chúng lại tấn công lớp màng bao quanh khớp. Điều này dẫn đến viêm khớp, phá hủy khớp.

Một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh phong thấp đã được xác nhận, bao gồm:

Nữ giới.

Gia đình có người bị phong thấp.

Lớn tuổi.

Hút thuốc lá.

Tiếp xúc với silic.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh Phong thấp: hỏi bác sĩ như thế nào?

Bệnh phong thấp có triệu chứng rất đa dạng. Nó bao gồm các triệu chứng viêm khớp, toàn thân và của các cơ quan khác.

Các triệu chứng viêm khớp

Cứng khớp: điển hình nhất là cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Nó kéo dài ít nhất 45 phút sau khi bắt động cử động khớp.

Đau: đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân do viêm làm khớp trở nên nhạy cảm và căng hơn.

Sưng khớp: Viêm khớp làm tăng tích tụ dịch trong khớp.

Nóng: vùng da khớp có thể ấm hơn vùng da xung quanh. Lưu ý, vùng da khớp bị bệnh không bị đỏ.

Khớp thường bị nhất là khớp cổ tay, khớp giữa bàn và ngón tay, khớp liên đốt gần. Các khớp bị thường đối xứng nhau. Về lâu dài, các khớp sẽ bị biến dạng.

Triệu chứng toàn thân

Sốt nhẹ, mệt mỏi.

Chán ăn, sụt cân.

Đau nhức mỏi cơ toàn thân.

Triệu chứng cơ quan khác

Nốt thấp: những nốt (hạt, cục) nổi lên khỏi bề mặt da, chắc, không đau, dính vào nền xương ở dưới. Chúng thường có ở khớp khuỷu, gót chân, gối.

Triệu chứng giảm tiết dịch: khô mắt, khô miệng, dịch nước bọt giảm, sưng to tuyến mang tai… Vì vậy, khi ăn những thức ăn khô, bạn sẽ thấy khó nuốt.

Triệu chứng ở tim: tim đập nhanh, loạn nhịp. Nó có thể gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, thiếu máu cơ tim.

Tìm hiểu thêm: Đau khớp gối là biểu hiện của bệnh gì?

Tổn thương và phá hủy khớp xuất hiện sau khởi phát bệnh chỉ vài tuần. Do đó, bạn cần được phát hiện bệnh sớm. Từ đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị để kiểm soát bệnh và giảm tốc độ diễn tiến của bệnh.

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị nào để khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, mục tiêu điều trị là cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Các phương pháp điều trị gồm thuốc, phẫu thuật, phục hồi chức năng.

Thuốc

Bác sĩ kê đơn thuốc tùy thuộc vào mức độ và thời gian bạn bị phong thấp. Thường cần có sự phối hợp thuốc.

NSAIDs (Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid): mục tiêu giảm đau và kháng viêm. Các thuốc phổ biến là Aspirin, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib. Tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy thận cấp.

Corticoid: giảm đau và viêm, làm chậm tổn thương khớp. Thuốc thường dùng: prednisone, methylprednisone. Tác dụng phụ hay gặp: tăng cân, loãng xương, rối loạn đường huyết.

Các thuốc ức chế lên hệ miễn dịch: thuốc làm chậm tiến triển bệnh. Thuốc giúp bảo vệ khớp, phòng ngừa bệnh gây tàn phế. Một số thuốc hay gặp như: Methotrexate, Hydroxyhloroquine, Rituximab….

Tìm hiểu thêm: Giảm đau trong các bệnh cơ xương khớp

Phẫu thuật

Có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp hư hỏng, biến dạng nặng nề. Các biện pháp phẫu thuật có thể là: thay khớp, cắt bao khớp, chỉnh trục khớp….

Phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu: bạn được hướng dẫn các bài tập để bảo vệ khớp. Các bài tập này chống co rút, dính khớp, teo cơ. Một số biện pháp chườm nóng, siêu âm, sóng ngắn, hồng ngoại… cũng có hiệu quả giảm viêm và bảo vệ khớp. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như nẹp, phòng ngừa biến dạng khớp.

Phong thấp là một bênh lý mạn tính, kéo dài. Đây không phải là bệnh gây chết người nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống nặng nề. Vì vậy, khi có bất kì dấu hiệu nào kể trên, hãy báo cho bác sĩ của bạn biết. Việc nhận biết dấu hiệu để chẩn đoán bệnh sớm là rất quan trọng. Từ đó, điều trị bệnh kịp thời, làm giảm diễn tiến bệnh,  ngăn ngừa biến dạng khớp.

Lưỡi Bản Đồ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Lưỡi là một bộ phận quan trọng có nhiều chức năng nếm, nuốt và phát âm. Do ở vùng dễ quan sát nên những vấn đề về lưỡi là nguyên nhân thường gặp (sau nguyên nhân về răng) khi bệnh nhân tìm đến bác sĩ răng hàm mặt. Trong số đó, lưỡi bản đồ tuy là một tình trạng lành tính, nhưng lại gây nhiều lo lắng cho mọi người. Lý do là nó xuất hiện đột ngột và hình ảnh có phần “kì lạ” trong tình hình tỉ lệ ung thư ở vùng miệng ngày càng cao.

Các phần của lưỡi quan sát được gồm có:

Lưng lưỡi ở trên (là vùng dễ quan sát nhất, có các gai lưỡi giúp cảm nhận vị giác).

Bụng lưỡi nằm dưới.

Hông lưỡi ở hai bên.

Lưỡi bản đồ hay còn gọi là viêm lưỡi di trú với có tên gọi bắt nguồn từ hình ảnh đặc trưng của nó. Đây là một tình trạng lành tính, gồm nhiều vùng tổn thương màu đỏ, bao quanh viền màu vàng hoặc trắng hơi nhô lên. Chúng trông giống như hình ảnh bản đồ.

Nếu chúng xuất hiện ở vị trí khác lưỡi trong khoang miệng thì gọi là viêm miệng di cư. Những vị trí khác gồm niêm mạc khẩu cái, niêm mạc má, niêm mạc môi hay nướu. Viêm lưỡi di cư và viêm miệng di cư được gọi chung là ban đỏ di cư (erythema migrans).

Đây là một tình trạng khá phổ biến, gặp ở 1-3% dân số. Tổn thương chủ yếu phát hiện ở bề mặt lưng lưỡi, có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời. Chúng có thể lành và sau đó xuất hiện lại ở một vị trí hoàn toàn khác. Lưỡi bản đồ có thể xuất hiện cùng với tình trạng lưỡi nứt nẻ (là tình trạng các rãnh xuất hiện trên bề mặt lưng lưỡi.

Và cần đặc biệt lưu ý rằng: Lưỡi bản đồ không lây từ người này sang người khác.

Lưỡi bản đồ không gây triệu chứng gì. Những người có lưỡi bản đồ thường chỉ gặp vấn đề về thẩm mỹ và đôi khi họ cảm thấy khó chịu do quá để ý đến vùng này.

Đặc điểm của tổn thương bao gồm:

Vị trí thường gặp ở 2/3 phần trước của lưng lưỡi.

Nhiều vùng đỏ (gai lưỡi bị teo đi) giới hạn rõ, tập trung ở lưng lưỡi và hông lưỡi, được bao quanh bởi viền hơi nhô cao màu vàng hoặc trắng.

Tổn thương xuất hiện nhanh ở một vùng, lành hoàn toàn từ vài ngày đến vài tuần và xuất hiện ở một vị trí khác.

Thường không triệu chứng, mặc dù có thể có cảm giác nóng bỏng hay nhạy cảm với đồ ăn cay nóng khi tổn thương hoạt động.

Lưỡi bản đồ thường không gây khó chịu cho bệnh nhân và đa phần thường không cần điều trị. Nó được phân loại vào biến dạng thường gặp ở vùng miệng. Tuy nhiên, nó gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cho bệnh nhân và thường gây tâm lý lo lắng khi phát hiện những thay đổi này ở lưỡi.

Ở một số trường hợp, bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng bỏng ở lưỡi (burning sensation). Nguyên nhân có thể là do sang thương trong thời kì hoạt động. Bạn cũng có cần lưu ý đến các thuốc đang dùng hay tình trạng toàn thân.

Bạn cần đến khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được khám và điều trị thích hợp khi:

Phát hiện biểu hiện bất thường ở vùng miệng như: có vết loét tên 10 ngày không lành

Cảm giác nhạy cảm với thức ăn cay, nóng ở người có tình trạng lưỡi bản đồ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống 

Khó Thở, Hụt Hơi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Khó thở là gì?

Các triệu chứng khó thở thường gặp

Hãy cảnh giác nếu bạn thấy mình liên tục xuất hiện những biểu hiện sau:

Thở gấp;

Tức ngực;

Tim đập nhanh;

Thở khò khè;

Nguyên nhân gây khó thở

Nếu triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột, được gọi là khó thở cấp tính. Nguyên nhân thường là:

Viêm phổi

Nghẹt thở hoặc hít phải dị vật cản trở đường hô hấp

Thiếu máu

Tiếp xúc với carbon monoxide nồng độ cao

Thuyên tắc phổi (một cục máu đông tồn tại trong động mạch đến phổi)

Vỡ phổi

Bệnh nan y giai đoạn cuối

Nếu một người gặp tình trạng khó hô hấp so với bình thường kéo dài hơn một tháng, tình trạng này sẽ được xếp vào loại mãn tính. Nguyên nhân có thể do:

Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Vấn đề tim mạch

Xơ phổi mô kẽ – một bệnh gây sẹo ở mô phổi

Ngoài ra, một số bệnh lý về phổi và tim khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng hụt hơi. Các căn bệnh này bao gồm:

Chấn thương phổi

Ung thư phổi

Viêm màng phổi (tình trạng viêm ở các mô xung quanh phổi)

Phù phổi (xảy ra khi quá nhiều chất lỏng tích tụ trong phổi)

Bệnh sarcoidosis (các cụm tế bào viêm phát triển trong phổi)

Bệnh cơ tim (viêm cơ tim, giãn cơ tim…)

Bệnh lý suy tim

Bệnh mạch vành

Đối tượng dễ mắc chứng khó thở

Bên cạnh những người đang mắc các bệnh lý về tim và phổi, các đối tượng sau đây dễ có nguy cơ mắc bệnh:

1. Phụ nữ mang thai

Khó thở nhẹ là triệu chứng rất thường gặp khi mang thai (2). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: thai phụ thở nhanh hơn do sự gia tăng của hormone progesterone (loại hormone chỉ tiết ra trong thai kỳ), tim phải làm việc nhiều hơn khiến mẹ cảm thấy khó thở mệt mỏi, thể tích phổi giảm đi vào cuối thai kỳ…

2. Người mắc bệnh lý mạn tính

3. Trẻ sơ sinh

Các bệnh lý đường hô hấp trên gây ra trạng thái khó thở cấp tính là một cấp cứu nhi khoa tương đối phổ biến. Ngoài ra, dị tật đường thở, hít phải dị vật và viêm nắp thanh quản cũng là các nguyên nhân phổ biến gây khó thở ở trẻ sơ sinh.

Ghi chú:

Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường nhanh hơn người trưởng thành. Thông thường, trẻ sơ sinh hít thở từ 30 – 60 lần/phút, và chậm lại 20 lần/phút khi ngủ. Trẻ 6 tháng tuổi thì nhịp thở bình thường sẽ giảm xuống còn 25 – 40 lần/phút. (3)

Phương pháp chẩn đoán

Điện tâm đồ (ECG): nhằm xác định bất kỳ dấu hiệu nào của cơn đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.

Xét nghiệm máu: giúp xem xét mức độ oxy trong máu cũng như khả năng vận chuyển oxy của máu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đôi khi, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, bạn cần đi khám ngay khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Khó thở khởi phát đột ngột nhưng rất nghiêm trọng;

Mất khả năng hoạt động do khó hô hấp;

Buồn nôn;

Khó hoặc không thở được khi nằm;

Sốt, ớn lạnh và ho;

Thở khò khè.

Biến chứng

Phương pháp điều trị

Để điều trị dứt điểm, bạn cần điều chỉnh lối sống, trước khi tiến hành các biện pháp can thiệp y khoa. Cụ thể:

1. Có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý

Nếu thừa cân – béo phì và lười vận động là nguyên nhân khiến bạn khó thở, hãy hướng đến thực đơn ăn uống lành mạnh hơn và tập thể dục thường xuyên nhằm đưa cân nặng trở về giới hạn bình thường. Trong trường hợp bạn đang bị một bệnh lý mạn tính, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng – vận động phù hợp.

2. Phục hồi chức năng phổi

3. Phục hồi chức năng tim

Phòng tránh khó thở bằng cách nào?

Để ngăn ngừa tình trạng khó thở, bạn cần điều chỉnh lối sống và tập luyện các thói quen có lợi như:

Ô nhiễm môi trường và các hóa chất độc hại trong không khí cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy, bạn nên tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Ngoài ra, nếu bạn làm việc trong môi trường có chất lượng không khí kém, hãy sử dụng khẩu trang để lọc các chất gây kích ứng phổi, và đảm bảo nơi làm việc của bạn luôn sạch sẽ, thông thoáng.

Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn tránh được một số vấn đề sức khỏe ở đường hô hấp

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội

Hotline: 1800 6858

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0287 102 6789

Thu Hà

Viêm Họng Do Trào Ngược: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Như chúng ta đã biết, thức ăn khi đưa vào miệng sẽ qua thực quản để đến dạ dày. Họng – thực quản – dạ dày là 3 phân khúc đầu tiên của đường tiêu hóa. Giữa những phân khúc này có các cánh cửa. Giữa họng và thực quản là cánh cửa đầu tiên, hay còn gọi là cơ thắt trên.

Giữa thực quản và dạ dày là cánh cửa thứ hai, còn gọi là cơ thắt dưới. Bình thường thức ăn đi 1 chiều từ họng qua thực quản đến dạ dày. Tuy nhiên khi các cánh cửa không làm việc hiệu quả, thức ăn có thể bị dội ngược lại. Thức ăn từ dạ dày có thể trào lên thực quản. Thức ăn từ thực quản có thể trở ngược lại họng. Hiện tượng này gọi là trào ngược.

Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mạn tính phổ biến của đường hô hấp trên. Bệnh rất dễ mắc phải nhưng khó điều trị. Viêm họng hạt để lại nhiều biến chứng nếu không điều trị tốt. Do đó, khi nắm rõ được nguyên nhân triệu chứng sẽ giúp bạn sớm có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Cùng tìm hiểu rõ hơn với bài viết: Viêm họng hạt là gì? Có dễ điều trị dứt điểm? để có được thông tin cần thiết.

Theo cơ chế trên thì thức ăn từ dạ dày có thể trôi ngược lên lại họng. Tuy nhiên nên nhớ rằng dạ dày có chứa axit. Dạ dày chịu được axit và một số chất khác nhưng họng thì không. Vì vậy nếu trào ngược cứ liên tiếp xảy ra thì niêm mạc họng không thể chống chọi được. Điều này hoàn toàn có thể dẫn đến viêm họng.

Tùy vào cánh cửa nào hoạt động kém mà sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Cánh cửa dưới (giữa thực quản và dạ dày) bị rối loạn thì axit sẽ tấn công vào thực quản. Bạn sẽ có các triệu chứng như: nóng rát ở ngực, đau ngực, ợ nóng, nôn ói… Nếu cánh cửa trên (giữa thực quản và họng) bị rối loạn thì họng và thanh quản sẽ bị tác động.

Các dấu hiệu biểu hiện đó là nuốt vướng, ho, vướng đàm, đau họng, khàn tiếng… Đôi khi trào ngược diễn ra thầm lặng và thậm chí không gây ra khó chịu gì. Nếu bạn bị đau họng tái đi tái lại, đừng quên một nguyên nhân đó là viêm họng do trào ngược.

Bác sĩ có thể phát hiện ra một số dấu hiệu của trào ngược bằng cách nội soi. Nội soi là việc đưa một loại ống (cứng hoặc mềm tùy loại) qua họng hoặc mũi. Trên ống có gắn camera để quan sát được các cấu trúc bên trong một cách rõ ràng nhất.

Có một số thuốc có thể giúp giảm đi triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày. Tuy nhiên việc điều trị không chỉ nhờ vào thuốc mà còn phụ thuộc chính bản thân bạn.

Các thói quen ăn uống không hợp lý là căn nguyên khiến cho trào ngược tái đi tái lại. Thử hình dung sau khi ăn no và dạ dày bạn đang căng đầy. Lúc này bạn lại đi nằm ngay là vô cùng bất hợp lý. Ở tư thế nằm, thức ăn dễ dàng bị dội ngược trở lại, gây ra trào ngược.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm dễ “kích hoạt” trào ngược hơn các thức ăn khác. Vì vậy nếu đã biết mình bị viêm họng do trào ngược, bạn cần tuân thủ những điều sau:

1. Thói quen

Không ăn quá no trong mỗi bữa ăn.

Sau khi ăn không được đi nằm liền.

Khi nằm ngủ, nên để gối sao cho từ phần lưng cho đến phần đầu cao dần lên. Hiện nay trên thị trường cũng có bán các loại đệm chống trào ngược, phục vụ cho mục đích này. Tư thế này giúp cho phần họng, thực quản luôn ở cao hơn dạ dày. Điều này giúp thức ăn khó bị trôi ngược trở lên lại.

Hạn chế ăn các thực phẩm như: bia, rượu, dầu mỡ, cà phê, các thức ăn chua, cay…

Ngưng hút thuốc lá (nếu có).

2. Thuốc

Thuốc giảm tiết axit ở dạ dày.

Thuốc trung hòa axit ở dạ dày.

Thuốc tăng nhu động đường tiêu hóa.

Tùy loại thuốc mà bạn phải uống trước ăn hoặc sau ăn thì mới hiệu quả. Vì vậy cần hỏi kĩ bác sĩ cách sử dụng thuốc khi bạn được kê đơn.

Như vậy, có thể viêm họng và trào ngược là có liên hệ với nhau. Trào ngược có thể diễn ra âm thầm, gây ra viêm họng tái đi tái lại. Thay đổi thói quen và sử dụng thuốc là 2 cách đối phó với vấn đề này. Hi vọng qua bài viết trên của YouMed đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh khá thường gặp này.

U Hạt Mạn Tính Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Những người mắc bệnh u hạt mạn tính có thể bị nhiễm trùng ở phổi, da, hạch bạch huyết, gan, dạ dày, ruột và các vùng khác. Cũng có thể phát triển nhiều tổn thương u hạt ở các khu vực bị nhiễm bệnh. Hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc CGD trong thời thơ ấu, nhưng một số người có thể không được chẩn đoán cho đến khi trưởng thành.

Bệnh u hạt mạn tính (CGD) là một rối loạn di truyền xảy ra khi một loại tế bào bạch cầu không hoạt động hiệu quả. Hoạt động của bạch cầu là một trong những cơ chế chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Do đó, khi mắc phải bệnh này, bạch cầu không thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

Người bệnh mắc u hạt mạn tính thường bắt đầu với nhiễm trùng tái đi tái lại trong thời thơ ấu. Nhưng ở một số bệnh nhân, việc khởi phát bị trì hoãn cho đến đầu giai đoạn thanh thiếu niên. Những người mắc bệnh u hạt mạn tính trải qua nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn hoặc nấm. Nhiễm trùng trong phổi, bao gồm viêm phổi, là phổ biến. Người bị CGD có thể phát triển một loại viêm phổi nghiêm trọng sau khi tiếp xúc với lá cây chết, mùn hoặc cỏ khô.

Sốt.

Đau ngực khi hít vào hoặc thở ra.

Các tuyến bạch huyết bị sưng và đau.

Sổ mũi dai dẳng.

Kích ứng da có thể bao gồm phát ban, sưng hoặc đỏ.

Sưng và đỏ trong miệng.

Các vấn đề về đường tiêu hóa có thể bao gồm nôn, tiêu chảy, đau bụng, phân có máu hoặc túi mủ đau gần hậu môn.

Một đột biến ở một trong năm gen có thể gây ra u hạt mạn tính. Những người bị CGD do di truyền đột biến gen từ cha mẹ. Các gen bình thường sản xuất protein tạo thành enzyme giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Các enzyme hoạt động trong các tế bào bạch cầu giúp bắt và tiêu diệt nấm và vi khuẩn để bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng. Enzyme cũng hoạt động trong các tế bào miễn dịch giúp cơ thể bạn hồi phục.

Khi có đột biến với một trong những gen này, các protein bảo vệ không được tạo ra hoặc chúng được tạo ra nhưng chúng không hoạt động hiệu quả.

Một số người bị u hạt mạn tính không có một trong những đột biến gen này. Trong những trường hợp như vậy, ta thường không tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Con trai có nhiều khả năng bị u hạt mạn tính hơn.

Để chẩn đoán CGD, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử gia đình và tiền sử bệnh của bạn. Sau đó, tiến hành khám toàn diện. Một số xét nghiệm để chẩn đoán u hạt mạn tính, bao gồm:

Xét nghiệm chức năng bạch cầu trung tính. Kiểm tra dihydrorhodamine 123 (DHR) hoặc các xét nghiệm khác để xem loại tế bào bạch cầu trong máu của bạn hoạt động tốt không. Ta thường dùng xét nghiệm này này để chẩn đoán u hạt mạn tính.

Xét nghiệm di truyền. Để xác nhận sự hiện diện của một đột biến gen cụ thể dẫn đến bệnh u hạt mạn tính.

Các xét nghiệm tiền sản. Để chẩn đoán CGD cho thai nhi nếu một trong những đứa con của bạn đã được chẩn đoán mắc CGD.

Điều trị cho CGD nhằm mục đích giúp bạn tránh nhiễm trùng và kiểm soát tình trạng. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Quản lý nhiễm trùng. Ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm trước khi chúng xảy ra. Điều trị có thể bao gồm điều trị bằng kháng sinh liên tục. Để bảo vệ chống nhiễm trùng do vi khuẩn kháng nấm để ngăn ngừa nhiễm nấm. Kháng sinh bổ sung hoặc thuốc kháng nấm khác có thể cần thiết nếu nhiễm trùng xảy ra.

Interferon-gamma. Tiêm interferon-gamma theo định kỳ giúp tăng cường các tế bào trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng.

Ghép tế bào gốc. Trong một số trường hợp, cấy ghép tế bào gốc có thể là phương pháp điều trị cho CGD. Quyết định điều trị bằng ghép tế bào gốc phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm tiên lượng, nguồn tế bào gốc và mong muốn của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị trong tương lai

Hiện nay, các bác sĩ vẫn đang nghiên cứu để tìm ra những phương pháp điều trị hiệu quả và đặc hiệu cho bệnh này. Các phương pháp bao gồm:

Liệu pháp gen hiện đang được khám phá để điều trị CGD, nhưng cần nghiên cứu thêm.

Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu sửa chữa các gen khiếm khuyết để điều trị CGD.

U hạt mạn tính (CGD) là bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó, có thể gây ra nhiễm trùng nhiều cơ quan của cơ thể. Nếu bạn có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, hãy đến khám bác sĩ để được thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán cần thiết và có những điều trị thích hợp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Chứng Gardner: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!