Xu Hướng 10/2023 # Nấm Móng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán # Top 18 Xem Nhiều | Ltzm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nấm Móng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nấm Móng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nấm móng là một tình trạng nhiễm trùng ở móng do vi nấm gây nên. Khi bị nhiễm nấm, móng sẽ đổi màu và thay đổi hình dạng. Tùy mức độ nhiễm trùng nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu không điều trị, bệnh sẽ không tự khỏi mà tiến triển hàng tháng hàng năm.

Trong bài viết này, YouMed sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa nấm móng hiệu quả.

Nấm móng là tình trạng nhiễm trùng ở móng tay hay móng chân do vi nấm tấn công. Khi bị nhiễm nấm, các móng sẽ thay đổi về màu sắc, độ bóng hay hình dáng. Nếu tình trạng nhẹ thì bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ làm mất thẩm mỹ. Khi nhiễm trùng nặng, vi nấm có thể làm biến dạng móng và làm tổn thương móng vĩnh viễn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Tình trạng này xảy ra khá phổ biến trong dân số chung. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nếu không điều trị, bệnh không thể tự khỏi mà tiến triển nhiều tháng nhiều năm. Mặc khác, nấm có thể lan từ móng này sang móng kia và lây nhiễm cho người xung quanh. Vì vậy, nên điều trị dứt điểm để phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho mọi người.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm móng là do vi nấm. Có nhiều loại vi nấm khác nhau, nhưng Trichophyton là tác nhân thường gây nhiễm trùng móng nhất. Các yếu tố làm tăng khả năng bị nhiễm trùng móng đó là:

2.1. Ẩm ướt

Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho các vi nấm phát triển và gây bệnh.

Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt như làm ruộng, dọn dẹp dễ bị nấm móng.

Người bị phong thấp, thường xuyên đổ mồ hôi tay chân dễ bị nhiễm trùng móng do nấm.

Đi chân trần ở những nơi ẩm ướt như hồ bơi, phòng tắm công cộng khiến cho vi nấm có thể xâm nhập.

2.2. Tiếp xúc gián tiếp

Vi nấm có thể lây nhiễm cho người xung quanh qua các vật dụng cá nhân. Sử dụng chung găng tay, tất (vớ) với người bị nấm móng sẽ dễ bị mắc bệnh theo.

Vi nấm từ các nguồn lây nhiễm này sẽ tấn công vào vết thương dễ hơn da lành. Vì vậy, các móng bị tổn thương trước đó sẽ tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập dễ dàng hơn.

2.3. Bệnh lý

Người bệnh tiểu đường rất thường bị nấm móng nếu không thường xuyên chăm sóc bàn tay, bàn chân.

Các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo điều kiện cho vi nấm tấn công.

Một số bệnh lý khác gây rối loạn mạch máu cung cấp cho bàn tay bàn chân cũng dễ làm nhiễm trùng móng.

Khi bị bệnh, một hoặc vài móng bị ảnh hưởng và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Thay đổi về màu sắc, hình dáng của móng bắt đầu từ đầu móng và hai cạnh bên, tiến triển dần vào trong. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

Móng tay hoặc móng chân mất màu sắc tự nhiên và chuyển sang màu vàng hay nâu.

Các móng không còn độ bóng. Trên bề mặt móng bị lỗ chỗ hoặc có những đường rãnh ngang dọc.

Móng trở nên dày hơn bình thường.

Không còn độ cứng chắc mà móng trở nên giòn và dễ gãy.

Bên dưới móng có nhiều bột vụn gồm vi nấm và chất bẩn gây ra mùi khó chịu.

Bệnh càng tiến triển, các móng sẽ bị lẹm dần và thay đổi hình dạng.

Trường hợp nặng hơn, phần da quanh móng bị sưng đỏ và đau nhức.

Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy ngứa hoặc đau nhẹ ở các móng.

Nếu không điều trị, vi nấm tiếp tục tấn công và có thể gây ra các biến chứng sau:

Vi nấm lan truyền và gây bệnh sang các móng khác khiến cho cả bàn chân hoặc bàn tay đều bị bệnh.

Các móng bị tổn thương vĩnh viễn và không thể phục hồi.

Ngoài việc mất thẩm mỹ, biến dạng móng làm cho người bệnh đau nhức nhiều và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Có thể chẩn đoán tình trạng này dựa vào yếu tố gợi ý, các thay đổi của móng và xét nghiệm.

4.1. Yếu tố gợi ý

Tiếp xúc với người bị nấm móng.

Thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong môi trường ẩm ướt.

Mắc các bệnh lý kèm theo như tiểu đường, bệnh mạch máu, bệnh suy giảm hệ miễn dịch.

4.2. Biểu hiện

Móng thay đổi về màu sắc, độ dày, độ bóng và hình dáng.

Móng có mùi hôi và dễ gãy.

Cảm thấy ngứa hoặc đau ở các móng.

4.3. Xét nghiệm

Cạo bột vụn ở móng, sau đó nhỏ KOH và đem đốt tạo thành một hỗn hợp. Quan sát hỗn hợp này dưới kính hiển vi sẽ thấy các sợi tơ nấm có vách ngăn.

Người bệnh chưa thoa hay ngừng thoa thuốc điều trị nấm 1 tuần trước khi làm xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể làm tổn thương móng vĩnh viễn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bệnh này có thể được điều trị khỏi, mặc dù có thể tái phát trở lại.

Vì vậy, bên cạnh dùng thuốc điều trị nấm, người bệnh cần thay đổi các thói quen sinh hoạt và làm việc để vi nấm không thể quay lại gây bệnh.

Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền

Hội Chứng Gardner: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Hội chứng Gardner là hội chứng đa polyp u tuyến có tính gia đình, được giáo sư di truyền học Eldon J.Gardner mô tả lần đầu năm 1951. Người bệnh thường có đa polyp đại tràng, polyp dạ dày, u nang bì, u xơ cứng và u xương hàm. Đây là một dạng biến thể của hội chứng FAP (hội chứng đa polyp có tính gia đình). Các polyp và u này có thể lành tính hoặc tiềm ẩn nguy cơ hoá ác.1 2

Các polyp thường xuất hiện sau 25 tuổi. Các bệnh nhân mắc hội chứng Gardner có nguy cơ cao phát sinh ung thư đại trực tràng, nên chiến lược phát hiện và điều trị sớm ung thư rất quan trọng.3

Hội chứng Gardner rất hiếm và chưa có số liệu cụ thể ở Việt Nam. Tại Hoa Kì, cứ 1 triệu người có 1 người mắc hội chứng Gardner.1

Hầu hết người mắc hội chứng Gardner xuất hiện polyp rất sớm từ năm 16 tuổi, trung bình là khoảng 22 tuổi, các khối u khác xuất hiện sau khi độ tuổi tăng dần.1

Người bệnh có thể phát hiện tình cờ thường gặp nhất khi nội soi kiểm tra sức khoẻ phát hiện đa polyp; hoặc tầm soát khi gia đình có người mắc hội chứng Gardner. Một số trường hợp, sự phát triển quá mức của khối u có thể gây ra triệu chứng.3 5

Theo trung tâm thống kê về bệnh di truyền hiếm gặp (GARD), 80-99% người bệnh sẽ có polyp ở dạ dày và đại trực tràng khi còn trẻ. Khoảng 30-79% người xuất hiện ung thư đại trực tràng, phì đại bẩm sinh biểu mô sắc tố võng mạch, u lipoma, nang giáp,…3 5

Sau khi phát hiện các trường hợp đa polyp đại tràng, dạ dày, u xương hàm, u nang bã bì, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử gia đình để xác lập tính chất di truyền cua bệnh. Nếu người bệnh bị nghi ngờ mắc hội chứng Gardner có thể thực hiện xét nghiệm để xác định đột biến gene APC (thường là xét nghiệm máu).

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Gardner:1 2 3

Ít nhất 100 polyp đại trực tràng hoặc nếu ít hơn 100 polyp cần một thành viên trong gia đình đã có mắc bệnh.

Có u xương.

Có các u mô mềm như u bì, u xơ, u nang bã.

Có đột biến gene APC. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất.

Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để đánh giá các biểu hiện ở các cơ quan khác nhau (nội soi ống tiêu hoá, siêu âm tuyến giáp, siêu âm bụng, CT-scan bụng, sọ não,…).1 3 6

Nội soi ống tiêu hoá giúp ghi nhận tổn thương polyp ở đại tràng, dạ dày,…

Siêu âm tuyến giáp: để theo dõi u tuyến giáp nếu có.

Siêu âm bụng, CT-bụng: để khảo sát u thượng thận, u trong ổ bụng.

CT sọ não: xác định u tế bào sao, u xương sọ.

Chụp X-quang hàm mặt: để phát hiện u xương, dị tật răng ở người bệnh.

Vì vậy sau khi được chẩn đoán hội chứng Gardner, điều quan trọng là cần kiểm tra thường xuyên vấn đề ung thư. Các chương trình tầm soát ung thư ở người mắc hội chứng Gardner bao gồm:3

Nội dung cần tầm soát Phương pháp – thời gian

Ung thư đại trực tràng Nội soi đại trực tràng mỗi 2 năm, bắt đầu từ 10-12 tuổi. Nếu phát hiện polyp đại trực tràng, thời gian lặp lại có thể mỗi năm 1 lần.

Ung thư dạ dày Mỗi 1-3 năm, từ 25 tuổi.

Ung thư tá tràng – ruột non Chụp X-quang, CT-scan.

Ung thư nguyên bào gan Thường từ lúc mới sinh đến 5 tuổi. Thực hiện thăm khám bao gồm kiểm tra tổng quát, siêu âm bụng, AFP mỗi sáu tháng. Có thể ngưng sau 15 tuổi.

U tuyến giáp Khám tuyến giáp và siêu âm hằng năm từ năm 10-12 tuổi. Nếu chưa ghi nhận bất thường có thể nâng khoảng thời gian tầm soát lên mỗi 2 năm.

Nếu xuất hiện các tổn thương nguy cơ, cần xem xét phẫu thuật để loại bỏ sớm:1 2 6

Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng: để loại trừ khối u đại trực tràng nếu phát hơn 20-30 polyp trên một đoạn ruột. Đôi khi cần phải cắt bỏ toàn bộ trực tràng và đại tràng. Tuy nhiên đây là một phẫu thuật xâm lấn.

Phẫu thuật cắt polyp dạ dày, tuỵ,…

Khối u nang bì: có thể phẫu thuật hoặc tiêm corticoid.

Khối u hàm: phẫu thuật, thuốc kháng viêm NSAIDs, kháng estrogen, hoá trị kết hợp xạ trị.

Một số thuốc có thể có hiệu quả như NSAIDs (celecoxib) được đề xuất giúp giảm sự phát triển của polyp.2

Phong Thấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Phong thấp là bệnh lý viêm khớp. Bệnh gây ra do tình trạng rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy bệnh không có yếu tố lây nhiễm.

Bệnh gây đỏ, sưng, đau, cứng khớp. Ngoài ra, bệnh cũng ảnh hưởng lên nhiều bộ phận khác của cơ thể. Đó là: phổi, tim, mạch máu, da, mắt, dây thần kinh.

Bệnh thường gặp ở người lớn. Tuổi khởi phát bệnh thường từ 30-50 tuổi. Phụ nữ bị phong thấp nhiều gấp đôi nam giới. Bệnh diễn tiến phức tạp và nặng nề. Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể. Nhưng vì một rối loạn nào đó, chúng lại tấn công lớp màng bao quanh khớp. Điều này dẫn đến viêm khớp, phá hủy khớp.

Một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh phong thấp đã được xác nhận, bao gồm:

Nữ giới.

Gia đình có người bị phong thấp.

Lớn tuổi.

Hút thuốc lá.

Tiếp xúc với silic.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh Phong thấp: hỏi bác sĩ như thế nào?

Bệnh phong thấp có triệu chứng rất đa dạng. Nó bao gồm các triệu chứng viêm khớp, toàn thân và của các cơ quan khác.

Các triệu chứng viêm khớp

Cứng khớp: điển hình nhất là cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Nó kéo dài ít nhất 45 phút sau khi bắt động cử động khớp.

Đau: đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân do viêm làm khớp trở nên nhạy cảm và căng hơn.

Sưng khớp: Viêm khớp làm tăng tích tụ dịch trong khớp.

Nóng: vùng da khớp có thể ấm hơn vùng da xung quanh. Lưu ý, vùng da khớp bị bệnh không bị đỏ.

Khớp thường bị nhất là khớp cổ tay, khớp giữa bàn và ngón tay, khớp liên đốt gần. Các khớp bị thường đối xứng nhau. Về lâu dài, các khớp sẽ bị biến dạng.

Triệu chứng toàn thân

Sốt nhẹ, mệt mỏi.

Chán ăn, sụt cân.

Đau nhức mỏi cơ toàn thân.

Triệu chứng cơ quan khác

Nốt thấp: những nốt (hạt, cục) nổi lên khỏi bề mặt da, chắc, không đau, dính vào nền xương ở dưới. Chúng thường có ở khớp khuỷu, gót chân, gối.

Triệu chứng giảm tiết dịch: khô mắt, khô miệng, dịch nước bọt giảm, sưng to tuyến mang tai… Vì vậy, khi ăn những thức ăn khô, bạn sẽ thấy khó nuốt.

Triệu chứng ở tim: tim đập nhanh, loạn nhịp. Nó có thể gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, thiếu máu cơ tim.

Tìm hiểu thêm: Đau khớp gối là biểu hiện của bệnh gì?

Tổn thương và phá hủy khớp xuất hiện sau khởi phát bệnh chỉ vài tuần. Do đó, bạn cần được phát hiện bệnh sớm. Từ đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị để kiểm soát bệnh và giảm tốc độ diễn tiến của bệnh.

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị nào để khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, mục tiêu điều trị là cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Các phương pháp điều trị gồm thuốc, phẫu thuật, phục hồi chức năng.

Thuốc

Bác sĩ kê đơn thuốc tùy thuộc vào mức độ và thời gian bạn bị phong thấp. Thường cần có sự phối hợp thuốc.

NSAIDs (Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid): mục tiêu giảm đau và kháng viêm. Các thuốc phổ biến là Aspirin, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib. Tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy thận cấp.

Corticoid: giảm đau và viêm, làm chậm tổn thương khớp. Thuốc thường dùng: prednisone, methylprednisone. Tác dụng phụ hay gặp: tăng cân, loãng xương, rối loạn đường huyết.

Các thuốc ức chế lên hệ miễn dịch: thuốc làm chậm tiến triển bệnh. Thuốc giúp bảo vệ khớp, phòng ngừa bệnh gây tàn phế. Một số thuốc hay gặp như: Methotrexate, Hydroxyhloroquine, Rituximab….

Tìm hiểu thêm: Giảm đau trong các bệnh cơ xương khớp

Phẫu thuật

Có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp hư hỏng, biến dạng nặng nề. Các biện pháp phẫu thuật có thể là: thay khớp, cắt bao khớp, chỉnh trục khớp….

Phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu: bạn được hướng dẫn các bài tập để bảo vệ khớp. Các bài tập này chống co rút, dính khớp, teo cơ. Một số biện pháp chườm nóng, siêu âm, sóng ngắn, hồng ngoại… cũng có hiệu quả giảm viêm và bảo vệ khớp. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như nẹp, phòng ngừa biến dạng khớp.

Phong thấp là một bênh lý mạn tính, kéo dài. Đây không phải là bệnh gây chết người nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống nặng nề. Vì vậy, khi có bất kì dấu hiệu nào kể trên, hãy báo cho bác sĩ của bạn biết. Việc nhận biết dấu hiệu để chẩn đoán bệnh sớm là rất quan trọng. Từ đó, điều trị bệnh kịp thời, làm giảm diễn tiến bệnh,  ngăn ngừa biến dạng khớp.

Tăng Huyết Áp Vô Căn Nguyên Phát: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Tăng huyết áp vô căn là gì?

Nguyên nhân gây tăng huyết áp vô căn

Di truyền được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tăng huyết áp nguyên phát. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn:

Có lối sống ít vận động

Khẩu phần ăn nhiều muối, ít kali

Uống rượu quá mức cho phép (hơn 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày với nam giới)

Thường xuyên stress không kiểm soát được

Triệu chứng thường gặp

Một số người khi bị cao huyết áp vô căn có thể gặp phải các triệu chứng như:

Đau đầu do tăng huyết áp

Khó thở

Biến chứng của tăng huyết áp vô căn nguyên phát

Khi huyết áp của bạn càng cao, tim càng phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến:

Đau tim

Xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch do tích tụ cholesterol (căn nguyên của những cơn đau tim)

Tổn thương thận

Tổn thương thần kinh

Phương pháp chẩn đoán

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe của bạn để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tim mạch. Tại buổi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra mắt, nghe tim, phổi và lưu lượng máu ở cổ. Các mạch máu nhỏ dưới mắt có thể là dấu hiệu cho thấy tổn thương do huyết áp cao, mạch máu ở những nơi khác cũng vậy.

Cuối cùng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các chẩn đoán cận lâm sàng sau để kiểm tra tim và thận:

Siêu âm tim;

Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG);

Tầm soát tăng huyết áp vô căn

Tầm soát tăng huyết áp vô căn là bước không thể thiếu, nhất là đối với những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao huyết áp. Việc làm này giúp kiểm soát chỉ số huyết áp, phát hiện sớm nếu chỉ số cao bất thường để có phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng.

Để theo dõi huyết áp, cách tốt nhất là đo huyết áp thường xuyên. Các chỉ số huyết áp của bạn có thể dao động, lúc cao lúc thấp trong vòng 24 giờ. Chúng thay đổi ở mỗi thời điểm khi bạn tập thể dục, nghỉ ngơi, khi bạn bị đau và cả khi bạn căng thẳng hay tức giận. Thỉnh thoảng, chỉ số huyết áp lên cao không có nghĩa là bạn bị tăng huyết áp. Bạn sẽ không được chẩn đoán tăng huyết áp trừ khi bạn có kết quả đo huyết áp cao ít nhất 2 – 3 lần tại các thời điểm khác nhau.

Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia, chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp đo tại phòng khám ≥140/90 mmHg. Tiền tăng huyết áp được xác định khi chỉ số nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg. Mức huyết áp tối ưu khi <120/80 mmHg.

Điều trị và phòng ngừa

Không có cách chữa khỏi hoàn toàn tình trạng tăng huyết áp này, nhưng tuân thủ lối sống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát tốt triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh:

Thay đổi lối sống

Tập thể dục đều đặn (ít nhất 150 phút/tuần). Các bài tập phù hợp với người bệnh tăng huyết áp là đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga…

Giảm cân nếu bạn thừa cân – béo phì, duy trì chỉ số BMI trong khoảng 18,5 – 22,9.

Học cách kiểm soát stress.

Có chế độ ăn ít muối, giàu kali và chất xơ, tốt cho tim mạch. Chế độ ăn lý tưởng cho bệnh nhân tăng huyết áp gồm nhiều rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa ít béo và ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, chất béo tốt. Một khẩu phần ăn tốt cho người tăng huyết áp cũng giúp kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì.

Uống thuốc đều đặn

Nếu phương pháp thay đổi lối sống không thể ổn định chỉ số huyết áp của bạn, bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại thuốc huyết áp. Các loại thuốc huyết áp thường được kê đơn là thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, chất ức chế renin…

Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh khám và tầm soát hiệu quả các bệnh lý tim mạch bao gồm tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh… Trung tâm quy tụ đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, giúp phát hiện sớm tăng huyết áp và điều trị kịp thời, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và suy tim.

Tăng huyết áp vô căn nếu được tầm soát, phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Người có yếu tố nguy cơ cần kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ và đo huyết áp thường xuyên tại nhà để phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp.

Lưỡi Bản Đồ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Lưỡi là một bộ phận quan trọng có nhiều chức năng nếm, nuốt và phát âm. Do ở vùng dễ quan sát nên những vấn đề về lưỡi là nguyên nhân thường gặp (sau nguyên nhân về răng) khi bệnh nhân tìm đến bác sĩ răng hàm mặt. Trong số đó, lưỡi bản đồ tuy là một tình trạng lành tính, nhưng lại gây nhiều lo lắng cho mọi người. Lý do là nó xuất hiện đột ngột và hình ảnh có phần “kì lạ” trong tình hình tỉ lệ ung thư ở vùng miệng ngày càng cao.

Các phần của lưỡi quan sát được gồm có:

Lưng lưỡi ở trên (là vùng dễ quan sát nhất, có các gai lưỡi giúp cảm nhận vị giác).

Bụng lưỡi nằm dưới.

Hông lưỡi ở hai bên.

Lưỡi bản đồ hay còn gọi là viêm lưỡi di trú với có tên gọi bắt nguồn từ hình ảnh đặc trưng của nó. Đây là một tình trạng lành tính, gồm nhiều vùng tổn thương màu đỏ, bao quanh viền màu vàng hoặc trắng hơi nhô lên. Chúng trông giống như hình ảnh bản đồ.

Nếu chúng xuất hiện ở vị trí khác lưỡi trong khoang miệng thì gọi là viêm miệng di cư. Những vị trí khác gồm niêm mạc khẩu cái, niêm mạc má, niêm mạc môi hay nướu. Viêm lưỡi di cư và viêm miệng di cư được gọi chung là ban đỏ di cư (erythema migrans).

Đây là một tình trạng khá phổ biến, gặp ở 1-3% dân số. Tổn thương chủ yếu phát hiện ở bề mặt lưng lưỡi, có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời. Chúng có thể lành và sau đó xuất hiện lại ở một vị trí hoàn toàn khác. Lưỡi bản đồ có thể xuất hiện cùng với tình trạng lưỡi nứt nẻ (là tình trạng các rãnh xuất hiện trên bề mặt lưng lưỡi.

Và cần đặc biệt lưu ý rằng: Lưỡi bản đồ không lây từ người này sang người khác.

Lưỡi bản đồ không gây triệu chứng gì. Những người có lưỡi bản đồ thường chỉ gặp vấn đề về thẩm mỹ và đôi khi họ cảm thấy khó chịu do quá để ý đến vùng này.

Đặc điểm của tổn thương bao gồm:

Vị trí thường gặp ở 2/3 phần trước của lưng lưỡi.

Nhiều vùng đỏ (gai lưỡi bị teo đi) giới hạn rõ, tập trung ở lưng lưỡi và hông lưỡi, được bao quanh bởi viền hơi nhô cao màu vàng hoặc trắng.

Tổn thương xuất hiện nhanh ở một vùng, lành hoàn toàn từ vài ngày đến vài tuần và xuất hiện ở một vị trí khác.

Thường không triệu chứng, mặc dù có thể có cảm giác nóng bỏng hay nhạy cảm với đồ ăn cay nóng khi tổn thương hoạt động.

Lưỡi bản đồ thường không gây khó chịu cho bệnh nhân và đa phần thường không cần điều trị. Nó được phân loại vào biến dạng thường gặp ở vùng miệng. Tuy nhiên, nó gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cho bệnh nhân và thường gây tâm lý lo lắng khi phát hiện những thay đổi này ở lưỡi.

Ở một số trường hợp, bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng bỏng ở lưỡi (burning sensation). Nguyên nhân có thể là do sang thương trong thời kì hoạt động. Bạn cũng có cần lưu ý đến các thuốc đang dùng hay tình trạng toàn thân.

Bạn cần đến khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được khám và điều trị thích hợp khi:

Phát hiện biểu hiện bất thường ở vùng miệng như: có vết loét tên 10 ngày không lành

Cảm giác nhạy cảm với thức ăn cay, nóng ở người có tình trạng lưỡi bản đồ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống 

Jet Lag Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Khắc Phục

Jet lag, còn được gọi là hội chứng thay đổi múi giờ xảy ra khi mọi người di chuyển nhanh qua các khu vực chênh lệch múi giờ và gây ra các rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi,.. Đó là một tình trạng sinh lý do sự gián đoạn trong nhịp sinh học của cơ thể, còn được gọi là đồng hồ sinh học. Và jet lag được xem như là một rối loạn nhịp sinh học.Các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn khi đi về phía đông so với phía tây. Nó luôn gây “ám ảnh” cho những người thường xuyên phải di chuyển xa, vậy hội chứng này là gì.

Jet lag có thể xảy ra khi chu kì thức ngủ bị xáo trộn. Một người có thể cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, cáu gắt, lờ đờ và hơi mất định hướng (về không gian, thời gian). Đây có thể là kết quả của việc di chuyển qua các múi giờ hoặc phải làm việc theo ca.

Các triệu chứng của jet lag rất đa dạng. Các vấn đề về giấc ngủ là rất phổ biến. Chúng bao gồm:

Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ;

Ngầy ngật và mệt mỏi, đầu óc nặng nề khó chịu;

Nhầm lẫn và khó tập trung;

Trầm cảm nhẹ;

Ăn mất ngon;

Cảm giác chóng mặt;

Rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón.

Các yếu tố ảnh hưởng đến các triệu chứng xảy ra và mức độ nghiêm trọng bao gồm số múi giờ giao nhau và tuổi và tình trạng sức khỏe của từng cá nhân.

Để hiểu về nguyên nhân của jet lag, trươc tiên chúng ta cần tìm hiểu về nhịp sinh học

Nhịp sinh học, hay đồng hồ sinh học, là chu kỳ 24 giờ trong đó diễn ra các quá trình sinh hóa, sinh lý và hành vi của cơ thể chúng ta. Chúng điều chỉnh các hoạt động hàng ngày, như ngủ, thức, ăn và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Đồng hồ sinh học bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài, chẳng hạn như chu kỳ sáng – tối của ngày và đêm. Khi đồng hồ sinh học không đồng bộ và cần được thiết lập lại, kết quả là gây ra let lag (như vậy jet lag là một quá trình đồng bộ hóa lại cơ thể khi bị thay đổi nhịp sinh học). Di chuyển qua các múi giờ khác nhau và trải qua các chu kỳ ánh sáng ban ngày và bóng tối khác nhau với nhịp sinh học mà chúng ta thường sử dụng có thể khiến đồng hồ sinh học của chúng bị mất đồng bộ.

Các nguyên nhân khác bao gồm làm việc theo ca và một số rối loạn giấc ngủ. Jet lag ảnh hưởng đến chu kì ngủ, thức,ăn uống và làm việc. Sự điều hòa hormone là chìa khóa để đồng bộ hóa cơ thể. Khi jet lag lực xảy ra, nồng độ hormone không đồng bộ với môi trường. Nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi theo đồng hồ sinh học. Jet lag sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả các yếu tố này có thể đáp ứng với môi trường mới.

Khi đi về phía đông, các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bởi vì cơ thể chúng ta có ít thời gian để phục hồi. Vì phía Tây múi giờ chậm hơn phía Đông, nên khi đi về phía Tây thì có nhiều thời gian để hồi phục, còn phía Đông thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Điều này có nghĩa là cơ thể chúng ta có ít thời gian hơn để điều chỉnh và đồng bộ với nhịp điệu sinh học khi bay về phía đông. Đi từ bắc xuống nam hoặc nam sang bắc có thể gây ra thêm vấn đề, vì trải qua các mùa khác chúng tôi nhiên, để tình trạng jet lag xảy ra, phải có có sự thay đổi theo hướng đông-tây hoặc tây-đông. Ngoài ra, jet lag thường không xảy ra sau khi vượt qua chỉ một hoặc hai múi giờ. Càng nhiều múi giờ, các triệu chứng có thể càng tồi tệ hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng uống rượu hoặc caffeine trong hoặc trước chuyến bay có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Cả hai chất này có thể làm nặng hơn tình trạng mất nước. Không khí bên trong cabin máy bay khô hơn không khí tự nhiên ở mặt đất và điều này cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Uống rượu làm tăng nhu cầu đi tiểu, có thể làm gián đoạn giấc ngủ.  Ngoài ra, tác dụng gây nôn của rượu có thể làm nặng hơn tình trạng jet lag.

Caffeine cũng có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn do đó tốt nhất là uống nước trong khi bay. Các yếu tố khác có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bao gồm căng thẳng và ngồi lâu không thoải mái. Những người có thể duỗi ra hoặc nằm xuống và ngủ trong một chuyến bay sẽ ít gặp phải tình trạng jet lag. Áp suất trong khoang máy bay thấp hơn áp suất ở mực nước biển. Điều này có nghĩa là lượng oxy đến não có thể bị giảm khi mọi người đang bay do đó  có thể dẫn đến sự ngầy ngật và nguy cơ cao hơn jet lag. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng liệu pháp điều tiết oxy có thể được sử dụng để làm giảm sự ảnh hưởng của let lag.

“Nếu bạn chuẩn bị di chuyển về phía Đông, hãy thử tập một lịch ngủ sớm hơn nữa tiếng trước khi di chuyển vài ngày. Nếu bạn chuẩn bị di chuyển về phía tây, hãy làm ngược lại”. Đây là lời khuyên của bác sĩ Avelino Vercele, trợ lý giáo sư tại Trường Y thuộc Đại học Maryland và là giám đốc của mảng Y học về giấc ngủ. Bạn cũng có thể thử dời thời gian bữa ăn của mình gần hơn với thời gian bạn sẽ ăn ở điểm sắp đến.

Một số người thực hiện chế độ ăn kiêng trong vài ngày trước khi đi du lịch và nhịn ăn trong ngày bay. Tuy nhiên, không có chế độ ăn kiêng nào được chứng minh là hiệu quả để ngăn ngừa jet lag. Một số chuyên gia khuyên bạn không nên ăn chế độ ăn nhiều carb hoặc chất béo gần giờ đi ngủ. Vì điều này có thể gây khó chịu cho giấc ngủ.

Thay đổi đồng hồ của bạn theo múi giờ của nơi bạn sắp tới khi lên máy bay. Mục đích của hành động này phần lớn có tác động về mặt tâm lý. Tuy nhiên nó sẽ giúp bạn hiểu được những gì bạn sẽ làm ở nơi bạn sắp đến. Hãy cố gắng ngủ trên máy bay nếu tại thời điểm đó nơi bạn đang đến là ban đêm, hoặc cố gắng thức dậy nếu nơi ban đang tới là ban ngày. Tuy nhiên, nếu không thể ngủ hay thức theo giờ đó thì cũng không nên ép buộc bản thân. Vì điều đó có thể gây ra sự thất vọng. Và trong trường hợp này, ban chỉ cần cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

Uống nước trước, trong và sau chuyến bay để chống mất nước. Tránh uống rượu hoặc caffeine một vài giờ trước khi bạn có kế hoạch ngủ. Rượu và caffeine có thể làm gián đoạn giấc ngủ và có thể gây mất nước cho cơ thể.

Hãy đứng dậy và đi bộ xung quanh, làm một số bài tập tĩnh và kéo dãn cơ thể trên chuyến bay. Nhưng sau khi bạn hạ cánh, tránh tập thể dục nặng gần giờ đi ngủ, vì nó có thể trì hoãn giấc ngủ.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp điều chỉnh nhịp sinh học của chúng ta. Trên các chuyến bay về phía tây, cố gắng tiếp xúc ánh sáng buổi sáng rực rỡ tại điểm đến mới của bạn. Hãy tránh tiếp xúc với ánh sáng buổi chiều và buổi tối trên những chuyến bay về phía tây. Ở trên các chuyến bay về phía đông, tránh tiếp xúc với ánh sáng sớm vào buổi sáng. Hãy lấy càng nhiều ánh sáng vào buổi chiều và đầu buổi tối càng tốt. Ánh sáng giúp chuyển đổi đồng hồ sinh học của bạn. Điều này giúp bạn cảm thấy được nghỉ ngơi và thức dậy vào những thời điểm thích hợp tại điểm đến của bạn.

Hộp đèn có sẵn trên thị trường cũng có thể hữu ích trong việc đối phó với jet lag nếu được sử dụng vào những thời điểm thích hợp. Nhưng khuyên bạn nên tham khảo ý kiến với chuyên gia về giấc ngủ. Bạn cần chắc chắn rằng ánh sáng không quá mạnh sẽ làm đồng hồ sinh học của bạn đi sai hướng và làm tăng thời gian jet lag. Hộp đèn không được khuyên dùng cho một số người, như những người bị đục thủy tinh thể hoặc rối loạn lưỡng cực.

Mặt nạ mắt hoặc nút bịt tai có thể giúp bạn ngủ trên máy bay và tại điểm đến của bạn. Cố gắng loại bỏ phiền nhiễu trong phòng của bạn khi đi ngủ. Ví dụ như giảm ánh sáng chiếu qua cửa sổ.

Tắm có thể giảm đau cơ khi đi du lịch và giúp bạn thư giãn. Nhiệt độ cơ thể giảm khi bạn ra khỏi bồn tắm cũng có thể khiến bạn buồn ngủ.

Melatonin được tiết ra tự nhiên trong cơ thể chúng ta giúp điều chỉnh nhịp sinh học để chúng ta ngủ vào ban đêm. Nhưng hiện vẫn chưa đủ chứng cứ  hiệu quả cho việc bổ sung melatonin để giảm jet lag và hỗ trợ giấc ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy nó có thể làm giảm jet lag trên các chuyến bay cả phía đông và phía tây. Nhưng các nghiên cứu khác lại không cho thấy lợi ích.

Một số nghiên cứu dùng 3 miligam melatonin trước một hoặc hai giờ  khi đi ngủ tại điểm đến của bạn. Điều này tính đến một hoặc hai giờ cần thiết để hấp thụ melatonin và cho phép nó đi vào máu, cũng như 10 giờ cho giấc ngủ. Melatonin dường như an toàn nếu dùng trong thời gian ngắn. Nhưng tác dụng lâu dài của nó hiện vẫn không được biết đến. Nếu bạn muốn thử melatonin, hãy tới gặp bác sĩ trước để được tư vấn.

Thật sự không cần thiết để điều trị jet lag bằng thuốc. nhưng nếu những chiến lược kể trên không phù hợp với bạn, bác sĩ có thể kê đơn hoặc đề nghị dùng thuốc tạm thời để giúp bạn ngủ hoặc tỉnh táo khi cần thiết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nấm Móng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!