Bạn đang xem bài viết Quyền Của Mẹ Đơn Thân được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trả lời:
Do bạn không nêu rõ hai bạn chưa cưới nhưng đã đăng ký kết hôn hay chưa nên có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ nhất: Hai bạn đã đăng ký kết hôn nhưng chưa tổ chức đám cưới
Trong trường hợp này, mặc dù hai bạn chưa tổ chức đám cưới nhưng đã đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã thì được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp.
Khoản 1 Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”. Theo đó, đứa trẻ bạn sắp sinh là con chung của vợ chồng bạn. Vì vậy, cha cháu bé đương nhiên có đầy đủ quyền và nghĩa vụ với bé theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp thứ hai: Hai bạn chưa đăng ký kết hôn
Trong trường hợp này, hai bạn không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình, con bạn không được coi là sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nên cháu bé bạn sắp sinh được xác định không phải là con chung vợ chồng (con ngoài giá thú).
Cháu bé được sinh ra là con riêng của bạn, tuy nhiên, pháp luật không tước bỏ quyền của người cha đối với con. Theo Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình, “người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu tòa án xác định người đó là con mình”. Do vậy, sau khi bạn sinh đứa bé thì cha đứa trẻ có quyền yêu cầu tòa án xác định đứa bé là con mình. Nếu người yêu bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh anh ta là cha đứa trẻ thì tòa án sẽ công nhận họ là cha con.
Theo đó, người yêu bạn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người cha đối với con theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, cấp dưỡng, thừa kế,…
Trong trường hợp, cha đứa trẻ nhận con có sự đồng ý của bạn thì hai bạn thực hiện thủ tục nhận cha cho con tại UBND cấp xã nơi bạn cư trú. Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha cho con, người yêu bạn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người cha đối với con theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bạn cần lưu ý là theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, dù hai bạn có đăng ký kết hôn hay không thì vấn đề quyền nuôi con chung sẽ được xử lý như trường hợp ly hôn.
Theo đó, về nguyên tắc vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Vì vậy, nếu hai bạn có tranh chấp về việc nuôi con chung thì cháu bé dưới 3 tuổi đương nhiên sẽ do bạn nuôi dưỡng, nếu hai bạn không có thỏa thuận để cha bé nuôi dưỡng.
Theo Vilaw
Đơn Xin Cấp Lại, Cấp Đổi Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Kính gửi:………………………………………………………………..
1. Người sử dụng đất:
1.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa):……………………………………………
………………………………………………… …………………………………………………
1.2. Địa chỉ :………………………………… …………………………………………………
………………………………………………… …………………………………………………
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xin cấp lại, cấp đổi:
2.1. Số phát hành:……………………… ; 2.2. Số vào sổ cấp GCNQSDĐ:………………..
2.3. Ngày cấp:…………………………… ; 2.4. Cơ quan cấp:……………………………….
3. Thửa đất:
3.1. Thông tin thửa đất theo GCN đã cấp
3.2. Thông tin thửa đất theo bản đồ địa chính mới (nếu có)
Thửa đất số:
Thửa đất số:
Tờ bản đồ số:
Tờ bản đồ số:
Diện tích:
Diện tích:
3.3. Địa chỉ tại:……………………………… …………………………………………………
4. Nội dung kê khai bổ sung(kê khai theo hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận hồ sơ)
4.1…………………………………………….. …………………………………………………
………………………………………………… …………………………………………………
………………………………………………… …………………………………………………
5. Lý do xin cấp lại, cấp đổi giấy CNQSDĐ:…………………………………………..
………………………………………………… …………………………………………………
………………………………………………… …………………………………………………
6. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….. ………………………………………………..
– ………………………………………………… …………………………………………………
– ………………………………………………… …………………………………………………
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.
…., ngày …. tháng … năm ……
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
II- KẾT QUẢ THẨM TRA CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
………………………………………………… …………………………………………………
………………………………………………… …………………………………………………
………………………………………………… …………………………………………………
Ngày….. tháng…. năm …..
Ngày….. tháng…. năm …..
Hướng dẫn viết đơn
– Đơn này được sử dụng trong các trường hợp: GCN cũ bị hư hỏng, bị mất và các trường hợp đo đạc lại mà người sử dụng đất có nhu cầu cấp đổi GCN mới.
– Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Uỷ ban nhân cấp huyện nơi có đất; Tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Uỷ ban nhân cấp tỉnh nơi có đất;
– Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau: đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch; đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
Advertisement
– Điểm 3 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Điểm 4 kê khai bổ sung về các nội dung theoyêu cầu của cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất;
– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối phần khai của người sử dụng đất; trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được uỷ quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức – Trường hợp người sử dụng có nhu cầu cấp một GCN cho nhiều thửa thì bỏ trống các điểm 2 ;3 ;4 và lập Danh sách các thửa đất nông nghiệp cấp chung một GCN theo Mẫu số 04c/ĐK kèm theo.
Bố Đơn Thân Người Đức Học Nấu Món Việt Cho Con
“Tự tay vào bếp nấu những món Việt cho các con là niềm vui của tôi”, người đàn ông 48 tuổi nói. Phở Hà Nội cũng là món yêu thích nhất, anh học và tự nấu đầu tiên vào 8 năm trước.
Jens là kỹ sư cơ khí ở thành phố Mainz. Anh kết hôn với một phụ nữ Việt Nam 23 năm trước nhưng ly hôn sau gần 15 năm chung sống, hai con ở cùng bố.
Jens Berhausen giới thiệu món bún chả cá do mình tự nấu ở Mainz, năm 2023. Ảnh nhân vật cung cấp
Jens kể đã đến Việt Nam ba lần và đặc biệt ấn tượng về văn hóa ẩm thực của quê vợ. Anh dành thời gian thưởng thức các món ăn ba miền, từ phở ở Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, bún cá Nha Trang cho đến bánh mì Sài Gòn. “Mỗi vùng miền đều có đặc trưng ẩm thực riêng. Tôi bị cuốn hút bởi hương vị và cách chế biến công phu trong mỗi món Việt”, anh nói.
Những ngày mới học nấu, để có món phở chuẩn vị Jens phải tìm đến nhà hàng của người Việt học hỏi. Cùng với đó, anh xem hàng chục video hướng dẫn cách nấu trên mạng xã hội và thử nghiệm với nhiều công thức khác nhau. “Tôi nấu hơn 10 lần mới ra được món phở ưng ý như đã từng ăn ở Việt Nam”, anh nói.
Jens chia sẻ về cách nấu món phở bò của mình thường sẽ có hỗn hợp xương bò và gia vị đi kèm như: hành tím, gừng, rau mùi, hồi, quế, tiêu. Phần nước chấm thì không thể thiếu ớt, chanh và nước mắm, ngoài ra còn có tỏi ngâm. Muốn món phở đậm vị, Jens chú trọng phần nước dùng. Anh hầm xương khoảng 3-4 tiếng. Và mất khoảng 6 tiếng để hoàn thành xong món phở bò đúng hương vị Việt Nam.
Từ phở, anh tiếp tục học làm bánh cuốn, chả giò, bún bò, bún riêu, bún thịt nướng, bánh mì… Đến nay Jens cho biết đã có thể nấu hơn 50 món ăn Việt và vẫn đang theo dõi một số đầu bếp trên Instagram để tiếp tục học các món mới.
Jens nói món Việt có rất nhiều hương vị khiến anh gặp khó khi phải tìm đủ các nguyên liệu để nấu một món nào đó. Dù có nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam ở Đức nhưng đôi khi anh vẫn phải mất hai, ba lần đi tìm mua rồi nấu thử mới ra được món ăn hoàn chỉnh.
“Thật khó có thể tìm được một lọ mắm ruốc chuẩn vị ở Đức”, ông bố đơn thân nói. “Mỗi món ăn luôn đa dạng về nguyên liệu và cách chế biến, đòi hỏi tôi phải thật tỉ mỉ và tâm huyết”, anh giải thích và cho biết có những món anh mất 5-6 tiếng, bao gồm cả khâu chuẩn bị.
Jens tự tay nấu các món ăn có trong bữa cơm hằng ngày của gia đình Việt. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Người đàn ông Đức cho rằng các món bún của Việt Nam thật khác biệt. Bún bò hơi có mùi mắm ruốc, bún cá có chút chua của cà, phở thanh tao có vị ngọt từ xương và rau củ.
Jens kể, lần đầu tiên ngửi mùi nước mắm, anh cảm thấy hơi khó ăn nhưng lâu dần thành quen. Hiện tại, anh xem đây là nguyên liệu không thể thiếu trong các món Việt.
Mỗi khi có thời gian rảnh, anh cũng lùng sục nhiều nơi, thử các món Việt ở nhiều hàng khác nhau để học hỏi cách chế biến, gia giảm hương vị của họ. “Điều này không chỉ giúp tôi nấu được các món phổ biến ở nhà hàng, mà còn nấu cả những món Việt dân dã trong bữa cơm hằng ngày”, anh chia sẻ.
Dù công việc bận rộn, nhưng Jens cố gắng mỗi tuần nấu món Việt hai lần cho các con và coi đó là một cách để hai đứa con giữ sợi dây gắn kết tinh thần cũng như hiểu hơn về quê ngoại.
Advertisement
Con gái Jens năm nay 20 tuổi, con trai 14 tuổi. Anh cho hay hai con đều biết tiếng Việt, từng về thăm quê ngoại và đặc biệt đều thích đồ ăn Việt Nam.
Vào mỗi dịp lễ, Tết Nguyên Đán của người Việt, anh đều chuẩn bị mâm cỗ cùng các con ngay tại nhà. “Tôi sẽ đi tìm mua nguyên liệu để chuẩn bị cho các món trong thực đơn ngày Tết. Tôi muốn các con có cảm giác như đang ở Việt Nam”, anh kể.
Bánh mì là món Jens yêu thích sau phở. Anh tự tay nhào bột làm bánh và chế biến nhân bánh mì tại nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Minh Tâm
Quyền Lực Huyền Bí – Tình Yêu Vĩnh Cửu Của Kim Cương
Tri thức đá quý Quyền lực huyền bí – tình yêu vĩnh cửu của Kim cương
Kim cương vĩnh cửu, tình yêu bất diệt.
Mỗi viên kim cương được tạo ra từ sự chắt chiu của lòng đất hàng triệu năm và được hoàn thiện bởi bàn tay tinh xảo của con người. Sở hữu một viên kim cương đồng nghĩa với việc sở hữu một vẻ đẹp vĩnh cửu và giá trị không gì sánh được! Nhẫn cưới bằng kim cương cũng được xem như là một cách thể hiện tình yêu vĩnh cửu với thời gian, vì thế không khó để hiểu rằng các đôi uyên ương thường lựa chọn cho mình cặp nhẫn đính hôn, nhẫn cưới để trao gửi yêu thương, ươm mầm tương lai.
Món quà lãng mạn trong tình yêu
Từ giá trị và vẻ đẹp huyền bí của kim cương, nó mặc nhiên trở thành biểu tượng cho món quà tối thượng của tình yêu và sự lãng mạn. Sẽ là minh chứng tuyệt vời cho tình yêu thương và sự gắn kết khi bạn đặt trên tay người yêu của mình chiếc nhẫn lấp lánh ánh sáng quyền quý sang trọng của viên kim cương. Nó hàm chứa sự gắn kết bền chặt thủy chung của đôi tình nhân, hoặc đôi vợ chồng, mang lại hạnh phúc bền lâu.
Vật đính ước thủy chung
Những viên kim cương đa màu sắc ẩn chứa một vẻ đẹp kiêu sa và tinh tế, nó tôn vinh vẻ đẹp, nét quyến rũ và đẳng cấp cho người sử dụng. Nhẫn đính hôn kim cương là sự lựa chọn của hầu hết các cặp yêu nhau sắp làm đám cưới. Không chỉ vậy, kim cương còn là loại đá quý dành cho gia chủ sinh vào tháng 4. Và kim cương trở thành món quà mà các cặp vợ chồng lựa chọn trong dịp kỷ niệm 10 năm – 60 năm – 75 năm đám cưới của mình.
Tôn vinh đẳng cấp doanh nhân
Với đa dạng các kiểu dáng sang trọng và bắt mắt được cắt theo hình tròn brilliant, hình oval, hạt dưa, hình chữ nhật vát góc, hình vuông, hình vuông vát góc… sẽ là những trang sức khẳng định đẳng cấp cho đấng mày râu. Từ giá trị và quyền lực số 1, trang sức gắn kim cương sẽ đem lại sự tự tin và may mắn cho các quý ông. Đeo trang sức gắn kim cương giúp quý ông thêm lịch lãm sang trọng, khẳng định đẳng cấp doanh nhân trong mọi hoàn cảnh giao tiếp, đem đến thành công lớn trong công việc và cuộc sống.
Mặc dù kim cương được biết tới là một trong những vật chất cứng nhất trên trái đất, đứng thứ 10 trong thang đo độ cứng Mohs, thế nhưng chúng vẫn có thể bị tổn hại nếu ta không biết cách xử lý cẩn thận. Bởi kim cương có thể làm xước kim cương, điều quan trọng là ta phải bọc và cất các trang sức kim cương một cách tách biệt để chúng không thể chạm vào nhau.
Không nên đeo các trang sức kim cương khi làm việc nặng nhọc, bởi kim cương có thể bị tổn thương, bị sứt mẻ và mất các chi tiết. Bạn nên đến các cửa hàng bán lẻ kim cương 6 tháng 1 lần để bảo dưỡng kim cương của mình.
Để làm sạch kim cương, tốt nhất bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của những chuyên gia. Nếu muốn làm sạch kim cương tại nhà, bạn có thể ngâm kim cương của mình trong nước ấm sủi bọt hòa cùng dung dịch làm sạch pha loãng, chà nhẹ kim cương với một chiếc bàn chải mềm, sau đó rửa sạch và lau khô bằng vải mềm.
Quyền Của Trẻ Em Khuyết Tật Là Gì? Quy Định Pháp Luật Chi Tiết
Công ước Quốc tế về quyền của trẻ em khuyết tật cũng như Pháp luật Việt Nam về người khuyết tật, bên cạnh những điều khoản quy định chung cho tất cả các đối tượng người khuyết tật, còn có những điều, khoản quy định riêng đối với trẻ em khuyết tật.
Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em là đối tượng quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Tuy nhiên trẻ em dễ bị dụ dỗ, xâm phạm bởi lẽ xuất phát từ độ tuổi và khả năng nhận thức còn yếu kém. Chính vì vậy, pháp luật quy định cụ thể những quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp mà trẻ em được hưởng.
Quyền là những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.
Quyền trẻ em là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng các quyền khác nhau. Theo đó, trẻ em được công nhận và đảm bảo thực hiện các quyền mà mình được hưởng theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 35 Luật trẻ em 2023 quy định quyền của trẻ em khuyết tật như sau:
Điều 35. Quyền của trẻ em khuyết tật
Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
Trẻ em khuyết tật là những trẻ em bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm các chức năng, hạn chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động. Trẻ em khuyết tật được quy định theo ba nhóm:
+ Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng: Khuyết tật đặc biệt nặng là việc mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiên được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
+ Trẻ em khuyết tật nặng: Khuyết tật nặng là việc mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiên được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
+ Trẻ em khuyết tật nhẹ: Trường hợp không thuộc khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng sẽ thuộc nhóm còn lại là khuyết tật nhẹ.
Theo đó, trẻ em khuyết tật ngoài được hưởng các các quyền của trẻ em theo quy định còn được hưởng các quyền của người khuyết tật. Các quyển của người khuyết tật được quy định tại Điều 4 Luật người khuyết tật 2010 bao gồm: tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật; các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trong Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật có những điều quy định riêng đối với trẻ em khuyết tật như sau:
– Tại Điều 3, Khoản h: tôn trọng khả năng phát triển của trẻ em khuyết tật và tôn trọng quyền của trẻ em khuyết tật trong việc bảo tồn bản sắc của trẻ em.
– Điều 7. Trẻ em khuyết tật.
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo trẻ em khuyết tật được thụ hưởng đầy đủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản như những trẻ em khác.
– Điều 8, Khoản 2, Mục b quy định: “Khuyến khích thái độ tôn trọng quyền của người khuyết tật ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục, bao gồm cả trẻ em ở mọi lứa tuổi”.
– Điều 18, Khoản 2: “Trẻ em khuyết tật phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi sinh ra và có quyền được đặt tên từ khi sinh ra, có quyền nhập quốc tịch, và trong khả năng tối đa có quyền được biết cha mẹ mình là ai và được cha mẹ chăm sóc.”
Điều 23: Quyền được tôn trọng gia đình và tổ ấm.
– Tại Khoản 1, Mục c quy định: “Người khuyết tật kể cả trẻ em có quyền duy trì khả năng sinh sản của họ, trên cơ sở bình đẳng như người khác”.
– Tại Khoản 2 quy định: “Trong mọi trường hợp thì lợi ích tối ưu nhất của trẻ em sẽ được ưu tiên hàng đầu, các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đưa ra những hỗ trợ phù hợp cho người khuyết tật trong việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dạy con cái”.
– Tại Khoản 3 quy định: “Các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo trẻ em khuyết tật có quyền bình đẳng đối với cuộc sống gia đình, nhằm thừa nhận những quyền này và ngăn ngừa sự giấu giếm, cấm đoán, ruồng bỏ và cách ly trẻ em khuyết tật, các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết cung cấp các thông tin và dịch vụ hỗ trợ đầy đủ, kịp thời cho trẻ em khuyết tật và gia đình trẻ em khuyết tật”.
– Tại Khoản 4 quy định: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép cách ly 1 đứa trẻ khỏi bố mẹ vì lý do khuyết tật của trẻ đó hoặc của một trong hai hoặc của 2 bố mẹ”.
– Tại Khoản 5 quy định: “Các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết lỗ lực để có giải pháp chăm sóc thay thế trẻ em khuyết tật trong một gia đình lớn hơn … khi mà gia đình của trẻ khuyết tật không thể chăm sóc và nuôi dưỡng các em”.
– Tại Điều 24 Khoản 2 Mục … quy định: “Người khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục chung vì lý do bị khuyết tật vì rằng trẻ em khuyết tật không bị loại trừ khỏi chương trình giáo dục tiểu học miễn phí và bắt buộc hoặc chương trình giáo dục THCS vì lý do bị khuyết tật”
– Điều 30, Khoản 5, Mục d quy định “Đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật được tiếp cận bình đẳng như những đứa trẻ khác vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, kể cả các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trong hệ thống giáo dục”.
* Pháp luật Việt Nam cũng có 1 số điều quy định riêng đối với trẻ em khuyết tật. Cụ thể, Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2011 tại Điều 59 có quy định: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp”.
* Luật người khuyết tật năm 2010:
– Tại Điều 5, Khoản 3 quy định: “Ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em”
– Tại Điều 23, Khoản 2 quy định: “Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật”
– Tại Điều 23 khoản 3: “Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp”
– Tại Điều 44 Khoản 2 quy định: Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
Mục c có quy định: “Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi”.
Khoản 3 có quy định: “Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức hỗ trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật”
* Luật bảo vệ, chăm sóc & giáo dục trẻ em năm 2004:
Điều 52 quy định: “Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành riêng cho trẻ khuyết tật, tàn tật. Được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội”.
Thẻ Xanh Là Gì? Các Loại Thẻ Xanh Và Quyền Lợi Của Thẻ Xanh
5/5 – (1 bình chọn)
Trong phần này, bạn sẽ được giới thiệu với khái niệm thẻ xanh, các loại thẻ xanh khác nhau, quy trình chuyển đổi từ thẻ xanh có điều kiện sang thẻ xanh vĩnh viễn và các cách để lấy được thẻ xanh Mỹ.
Khái niệm về thẻ xanh là gì?
Để sống và làm việc tại Mỹ, công dân nước ngoài cần phải có thẻ xanh. Nhưng thẻ xanh là gì?
Thẻ xanh, hoặc chính thức được gọi là Thẻ Thường trú nhân (Permanent Resident Card), là một tài liệu chứng nhận cho trạng thái thường trú của công dân nước ngoài tại Mỹ. Chủ sở hữu thẻ xanh sẽ có quyền được cư trú và làm việc tại Mỹ theo quy định của pháp luật và được hưởng các quyền lợi của một thường trú nhân (Xem bài “Thường trú nhân Mỹ có quyền lợi gì?”).
Tại sao lại gọi là thẻ xanh? Thật vì trước năm 1976, thẻ này được in trên giấy màu xanh lá cây. Từ phiên bản năm 2002, thẻ được in trên giấy màu trắng và hồng. Phiên bản mới nhất của thẻ xanh được mô tả như hình ảnh bên dưới.
Thẻ xanh chứa những thông tin cơ bản của người được cấp bao gồm:
Họ và tên
Mã số USCIS, gồm 9 chữ số
Quốc tịch gốc
Ngày sinh
Giới tính
Ngày hết hạn
Ngày trở thành thường trú nhân.
Phân loại thẻ xanh Mỹ
Thẻ xanh Mỹ được chia thành hai loại chính: thẻ xanh có điều kiện và thẻ xanh vĩnh viễn. Mỗi loại thẻ có những quy định và đối tượng sử dụng khác nhau.
Loại thẻ thứ nhất, thẻ xanh có điều kiện
Thẻ xanh có điều kiện được cấp cho những người định cư Mỹ thông qua diện bảo lãnh vợ/chồng hoặc đầu tư EB-5. Thẻ xanh này có giá trị 2 năm và không được gia hạn. Để tiếp tục sử dụng quyền lợi thường trú nhân, người sở hữu thẻ xanh có điều kiện phải nộp hồ sơ xóa bỏ điều kiện trước khi thẻ hết hạn.
Thẻ xanh có điều kiện có in thông tin như họ tên, mã số USCIS, quốc tịch, ngày sinh, giới tính, ngày hết hạn và ngày trở thành thường trú nhân. Thẻ này có giới hạn vì những điều kiện định cư phải được đáp ứng tiếp tục trong thời gian sử dụng thẻ, như mối quan hệ hôn nhân nghiêm túc hoặc tiếp tục đầu tư vào dự án EB-5.
Loại thẻ thứ 2, thẻ xanh vĩnh viễn
Có hai loại thẻ xanh Mỹ: thẻ xanh có điều kiện và thẻ xanh vĩnh viễn. Thẻ xanh vĩnh viễn được cấp cho thường trú nhân sau khi xóa bỏ điều kiện và có thời hạn 10 năm, thường được gọi là thẻ xanh 10 năm. Nếu người sở hữu thẻ xanh vĩnh viễn chưa thi quốc tịch Mỹ, họ phải gia hạn khi thẻ xanh 10 năm hết hạn.
Tuy nhiên, thẻ xanh không đảm bảo đầy đủ quyền lợi như người có quốc tịch và có nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ nếu vi phạm pháp luật. Do đó, nếu có thể, bạn nên thi quốc tịch Mỹ để trở thành công dân Mỹ và tận hưởng đầy đủ quyền lợi.
Thẻ xanh 10 năm được gọi là thẻ xanh vĩnh viễn vì nó có thời hạn 10 năm và được gia hạn mỗi 10 năm cho đến khi không muốn gia hạn nữa. Tuy nhiên, sau khi thi quốc tịch Mỹ, bạn không cần phải gia hạn thẻ xanh nữa và không còn cư trú tại Mỹ với tư cách một thường trú nhân.
Chuyển đổi thẻ xanh có điều kiện sang thẻ xanh vĩnh viễn
Để chuyển từ thẻ xanh có điều kiện sang thẻ xanh vĩnh viễn, bạn cần đổi thẻ xanh 2 năm sang thẻ xanh 10 năm. Thẻ xanh có điều kiện chỉ có giá trị trong 2 năm và không thể được gia hạn. Để tiếp tục giữ quyền lợi thường trú nhân tại Mỹ, bạn phải chuyển đổi sang thẻ xanh vĩnh viễn.
Để làm thủ tục chuyển đổi, bạn cần xóa bỏ điều kiện của thẻ xanh. Điều này có thể được thực hiện bằng cách nộp hồ sơ xóa bỏ điều kiện cho Sở Di trú trước khi thẻ xanh có điều kiện hết hạn trong vòng 90 ngày. Nếu không thực hiện được điều kiện này, bạn sẽ mất quyền thường trú nhân và buộc phải rời khỏi Mỹ.
Thủ tục chuyển đổi từ thẻ xanh 2 năm sang thẻ xanh 10 năm phụ thuộc vào quy chế thường trú nhân mà bạn được hưởng, tùy thuộc vào loại diện visa của bạn.
Thường chú Mỹ dạng kết hôn
Những người Mỹ là thường trú diện kết hôn và đang giữ thẻ xanh có điều kiện 2 năm cần phải thực hiện thủ tục để loại bỏ điều kiện trước khi thẻ hết hạn trong vòng 90 ngày. Việc này đòi hỏi bạn điền vào mẫu I-751 và gửi đến Cục di trú và Dân sự Hoa Kỳ (USCIS). Khoản chi phí cho việc thực hiện thủ tục này bao gồm $595 và $85 cho sinh trắc học.
Đầu tư EB-5 để chuyển thẻ
Thường trú nhân Mỹ diện đầu tư phải làm thủ tục xóa bỏ điều kiện để giữ thẻ xanh vĩnh viễn trước khi thẻ xanh có điều kiện 2 năm hết hạn. Để thực hiện điều này, nhà đầu tư cần điền đơn I-829 và nộp cho Sở Di trú (USCIS) trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh có điều kiện hết hạn. Chi phí cho thủ tục này là $3,750 cùng với chi phí sinh trắc học là $85.
Cách duy trì thẻ xanh cho thường trú nhân Mỹ
Cách duy trì thẻ xanh phụ thuộc vào loại diện mà bạn đã sử dụng để lấy được thẻ xanh. Nếu bạn đã lấy được thẻ xanh có điều kiện theo con đường kết hôn, bạn cần đảm bảo duy trì hôn nhân đến ngày xin được thẻ xanh vĩnh viễn. Nếu bạn lấy được thẻ xanh có điều kiện theo con đường đầu tư, bạn cần đảm bảo dự án mà bạn đầu tư đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để đạt được thẻ xanh vĩnh viễn.
Sau khi lấy được thẻ xanh vĩnh viễn, bạn không cần phải tuân thủ những điều kiện như khi lấy được thẻ xanh có điều kiện trong 2 năm. Bạn có thể đăng ký thi quốc tịch để trở thành công dân Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn chưa đăng ký quốc tịch Mỹ trong vòng 10 năm sở hữu thẻ xanh, bạn sẽ phải gia hạn thẻ xanh trước ngày hết hạn ít nhất 6 tháng.
Trong quá trình sống và làm việc tại Mỹ với tư cách thường trú nhân, bạn nên tránh vi phạm các tội nghiêm trọng, bị kết án tù hơn 1 năm hoặc phạm tội với số tiền trên 10.000 USD để đảm bảo thẻ xanh của bạn được duy trì cho đến khi bạn không muốn ở lại Mỹ hoặc trở thành công dân Mỹ.
Tổng kết lại, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản thẻ xanh là gì và về các loại thẻ xanh nhận các cách để đạt được thẻ xanh Mỹ. Vui lòng xem bài viết tiếp theo để tìm hiểu về quyền lợi của những người sở hữu thẻ xanh Mỹ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quyền Của Mẹ Đơn Thân trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!