Bạn đang xem bài viết Rối Loạn Nhai Lại: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những bệnh nhân có rối loạn nhai lại thường sẽ nhai lại thức ăn sau mỗi bữa. Họ sẽ ợ thức ăn lên miệng trở lại, sau đó nhai lại thức ăn đó. Đa phần thức ăn đều chưa được tiêu hóa. Sau khi nhai lại, bệnh nhân có thể nuốt trở lại thức ăn vào dạ dày hoặc nhổ ra.
Hiện nay, chưa thống kê được mức độ phổ biến của căn bệnh này trong dân số. May thay, rối loạn nhai lại có thể điều trị được.
Các biểu hiện của rối loạn này có thể là:
Hành động nhai lại một cách dễ dàng, vô thức, không cần phải cố gắng để ợ thức ăn lên. Thường xuất hiện trong khoảng 10 phút sau khi nuốt thức ăn lần đầu tiên.
Cảm giác đau bụng được giảm bớt khi bệnh nhân nhai lại.
Cảm giác đầy bụng.
Hơi thở có mùi hôi.
Buồn nôn.
Sụt cân không chủ ý.
Rối loạn này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Nếu bạn hay con bạn có biểu hiện của rối loạn nhai lại, hãy đi khám bác sĩ.
Tình trạng này từ lâu đã được ghi nhận ở trẻ sơ sinh và những trường hợp có dị tật. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, rối loạn nhai lại có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh, vị thành niên lẫn người trưởng thành. Bệnh cũng thường gặp hơn ở những bệnh nhân với rối loạn lo âu, trầm cảm hay các rối loạn tâm thần khác.
Nếu không được điều trị, rối loạn nhai lại có thể làm tổn thương khoang miệng, thực quản và dạ dày. Các vấn đề khác có thể xuất hiện như:
Sụt cân không chủ ý
Suy dinh dưỡng
Mòn men răng
Hơi thở hôi
Sự xấu hổ khi người khác thấy hành động nhai lại
Tự cô lập mình khỏi xã hội
Người bệnh sẽ được hỏi kỹ về bệnh sử và tiền căn trước đây của mình. Qua việc trò chuyện và thăm khám trước tiếp, đôi khi kết hợp với quan sát hành động nhai lại, bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh.
Để xác định chẩn đoán, một số xét nghiệm có thể được thực hiện. Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) hay đo kháng trở thực quản có thể được thực hiện. Các xét nghiệm này giúp xác định tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng.
Các xét nghiệm khác có thể được làm với mục đích loại trừ bệnh lý khác. Có thể kể đến như:
Nội soi thực quản dạ dày tá tràng: Nội soi giúp quan sát tốt cấu trúc của đường tiêu hóa trên. Điều này có thể giúp loại trừ các bệnh lý do tắc nghẽn. Ngoài ra, qua nội soi có thể sinh thiết để đánh giá thêm tình trạng tổn thương.
Nghiệm pháp làm trống dạ dày: Thử nghiệm này cho biết thời gian để làm trống dạ dày.
Để bắt đầu điều trị, bác sĩ cần xác nhận chẩn đoán và loại trừ các bệnh lý khác tương tự. Tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng nhận thức, các biện pháp khác nhau sẽ được lựa chọn.
6.1 Liệu pháp hành vi
Liệu pháp đảo ngược thói quen có thể được sử dụng với những bệnh nhân không có vấn đề về mặt nhận thức. Bệnh nhân sẽ được học cách phát hiện hành động nhai lại và cách hít thở bằng cơ bụng trong những thời điểm ấy. Sự di chuyển của cơ hoành khi hô hấp sẽ ngăn cản sự có thắt ở bụng và sự nhai lại.
Phản hồi sinh học cũng là một phần của liệu pháp hành vi cho rối loạn nhai lại. Trong liệu pháp này, bệnh nhân cũng sẽ được học cách để chống lại hành động nhai lại, thông qua động tác hít thở.
Đối với trẻ sơ sinh, biện pháp điều trị chủ yếu phụ thuộc vào cha mẹ. Họ sẽ giáo dục, hướng dẫn trẻ và tạo môi trường phù hợp để cải thiện rối loạn này.
6.2 Điều trị dùng thuốc
Nếu tình trạng nhai lại thường xuyên gây tổn thương thực quản, thuốc ức chế bơm proton có thể được sử dụng. Nhóm thuốc này giúp ức chế tiết acid dạ dày, bảo vệ thực quản khỏi viêm loét.
Một số bệnh nhân được điều trị thuốc giúp thư giãn dạ dày sau ăn. Biện pháp này có thể có ích trong một số trường hợp.
Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn
Bạn Biết Gì Về Bệnh Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới?
Theo một kết quả nghiên cứu, khoảng 70% những người mắc rối loạn nhân cách ranh giới có ý định tự tử và 4-9% thực sự tự tử. Đây là những con số đáng chú ý về căn bệnh này.
Rối loạn nhân cách ranh giới không phải là một loại bệnh hiếm gặp. Phần lớn bệnh xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên, tác động tiêu cực đến bản thân người bị bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến những người xung quanh. Vậy, Bạn biết gì về bệnh rối loạn nhân cách ranh giới? Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về loại bệnh này.
Thế nào là rối loạn nhân cách ranh giới?Rối loạn nhân cách ranh giới ( Boderline Personality Disorder – BPD) thuộc cụm B của rối loạn nhân cách. Đặc tính của rối loạn là những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, các mối quan hệ bấp bênh, cảm xúc không ổn định và bốc đồng. Rối loạn nhân cách ranh giới thường bắt đầu ở độ tuổi thanh thiếu niên và có thể trầm trọng hơn theo tuổi tác.
Các triệu chứng của bệnh:
Sợ bị bỏ rơi, thường liên tưởng đến việc bị người khác chối bỏ và sợ hãi
Mối quan hệ không bền vững với người thân, bạn bè và người yêu bởi lúc mới thì cảm xúc nồng nhiệt nhưng sau đó có thể đột ngột thay đổi cách nhìn, cảm xúc.
Nhận dạng bản thân không ổn định và méo mó, dẫn đến những thay dổi bất thường về mục tiêu và giá trị sống, cảm xúc, có thể cho rằng mình quá tệ và sẽ tốt hơn nếu không tồn tại trên đời.
Có những hành động liều lĩnh, hủy hoại hình tượng bản thân như lái xe cẩu thả, chơi cờ bạc, quan hệ tình dục không an toàn
Thay đổi và đa dạng cảm xúc kéo dài trong vài tiếng đến vài ngày, bao gồm vui mừng tột độ, khó chịu, xấu hổ đến lo lắng
Luôn có cảm giác trống rỗng và chán chường.
Giận giữ vô cớ và khó kiểm soát những cơn giận, dễ dùng bạo lực khi có bất đồng
Có những hành động đe dọa tính mạng hay hành vi tự sát như: Cắt tay, đập đầu, uống thuốc ngủ quá liều,…
Góc chia sẻ: Bệnh trầm cảm ở nam giới là căn bệnh mà hiện nay nhiều người mắc phải, mỗi người nên có những kiên thức nhất định về bệnh trầm cảm ở nam giới để đối phó với căn bệnh này.
Những hành vi tự hủy hoại bản thân là biểu hiện rõ nhất của một người bị rối loạn nhân cách ranh giới.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách ranh giớiNguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách ranh giới được các nhà khoa học đồng thuận là sự kết hợp của 3 yếu tố : Di truyền, sinh học và tâm lí.
Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn khi gia đình có bố, mẹ ,anh, chị em mắc bệnh này hoặc các bệnh tâm thần tương tự.
Yếu tố tâm lí: Các chấn thương tâm lí xảy ra sau khi bị lạm dụng tình dục, bạo hành về tinh thần, thể xác. Gia đình không hạnh phúc, thường xảy ra bạo lực, không nhận được sự quan tâm chăm sóc từ thời thơ ấu.
Trẻ bị bỏ rơi có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách ranh giới
Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách ranh giớiĐể phát hiện bệnh rối loạn nhân cách ranh giới, có thể thông qua các câu hỏi trắc nghiệm về tâm lí hoặc cuộc trò chuyện với bác sĩ tâm lý. Điều trị rối loạn nhân cách tâm lí chủ yếu bằng phương pháp tâm lí, có thể dùng thuốc hoặc nhập viện với bệnh nặng theo yêu cầu của bác sĩ.
Liệu pháp hành vi biện chứng ( DBT) là một trong những liệu pháp tâm lí điều trị BPD hiệu quả nhất. DBT tập trung xây dựng những kĩ năng như quản lí Stress, tương tác cá nhân một cách hiệu quả và quản lí cảm xúc. Bệnh nhân cần phải chấp nhận cảm xúc của mình và luôn được khuyến khích tự đối phó với những cảm xúc, suy nghĩ rối ren một cách lành mạnh.
Điều trị rối loạn nhân cách ranh gới chủ yếu bằng các liệu pháp tâm lí
Điều trị rối loạn nhân cách tâm lí cần rất nhiều thời gian và khá khó khăn nên người bệnh rất dễ bỏ cuộc trong quá trình dài điều trị. Để có thể điều trị thành công, cần sự nỗ lực rất lớn từ bản thân những người bệnh. Muốn vậy, không thể thiếu sự quan tâm từ bạn bè, người thân của người bệnh để cho họ thấy được giá trị bản thân và tiếp thêm nghị lực cho họ.
Đăng bởi: Hùng Lê
Từ khoá: Bạn biết gì về bệnh rối loạn nhân cách ranh giới?
Bấm Huyệt Chữa Rối Loạn Tiền Đình: Huyệt Bấm Và Cách Thực Hiện
Tiền đình là bộ phận nằm ở phía sau ốc tai. Tiền đình có vai trò trong duy trì trạng thái thăng bằng của hoạt động cơ thể. Các hoạt động đó gồm: di chuyển, đứng, nằm, cúi xuống.
Dây thần kinh 8 là dây thần kinh cảm giác, gồm 2 phần:
Vì vậy, khi bộ phận này bị tổn thương sẽ làm thông tin dẫn truyền bị sai lệch. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng như: mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
Cảm giác chao đảo, mất thăng bằng, quay cuồng mỗi khi thay đổi tư thế.
Hoa mắt.
Chóng mặt.
Ù tai, buồn nôn, nôn ói…
Những triệu chứng này khiến cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ nếu không được điều trị.
Rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên do các nguyên nhân như: Viêm thần kinh tiền đình do siêu vi, bệnh meniere, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp.
Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình trung ương thường gặp nhất là: Migraine, nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác.
Theo y học cổ truyền: Huyễn nghĩa là hoa mắt, trước mắt tối sầm, không nhìn thấy vật gì. Vựng nghĩa là choáng váng, cảm giác mọi thứ xung quanh quay cuồng, mất thăng bằng và không thể đứng vững. Hiện tượng chóng mặt thường xảy ra đột ngột, khiến người bệnh mặt mày xây xẩm. Huyễn và vựng thường xuất hiện cùng với nhau nên Đông y thường gọi chung là huyễn vựng.
Các nghiên cứu cho thấy, khi tác động một lực nhất định vào các huyệt có liên kết với não bộ sẽ cải thiện hiệu quả lưu lượng tuần hoàn não. Đồng thời sẽ giúp tăng cường nuôi dưỡng tế bào não, giúp chúng hoạt động ổn định. Điều này được thể hiện thông qua việc đo chỉ số lưu huyết não đồ. Thể tích máu qua não trong 1 phút sẽ tăng lên khi thực hiện bấm huyệt đúng kỹ thuật.
Việc nhận diện đúng các huyệt cơ bản, kết hợp với xoa bóp – bấm huyệt sẽ tác động trực tiếp đến thần kinh. Từ đó tăng cường tuần hoàn máu, giúp:
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Thư giãn đầu óc
Giảm triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn.
Ngoài ra, xoa bóp – bấm huyệt giúp giảm co cứng cơ vùng đầu cổ. Từ đó, giúp máu lưu thông hiệu quả, tăng cường vi tuần hoàn máu đến các vùng bị ảnh hưởng giúp giảm triệu chứng của rối loạn tiền đình.
Chỉ định và chống chỉ định – kiêng kị của phương pháp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đìnhNgười bệnh có các triệu chứng của hội chứng rối loạn tiền đình đều có thể tự áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa bệnh tại nhà hoặc các cơ sở y tế uy tín. Ngoại trừ các trường hợp sau cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện:
Người bệnh đang có khối u vùng đầu mặt.
Người bệnh đang có tổn thương da vùng đầu mặt.
Người bệnh mắc bệnh lý rối loạn đông máu .
Người bệnh đang có sốt cao.
Người bệnh đang mắc các bệnh truyền nhiễm cấp.
Các huyệt có thể sử dụng để bấm huyệt chữa rối loạn tiền đìnhBách hội Thượng tinh Phong trì
Phong phủ Thiên trụ Thái dương
Giác tôn Hợp cốc Nội quan
Tam âm giao Thái xung
Các huyệt trên đều có tác dụng giảm đau đầu, chóng mặt, ù tai… là các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
Nếu bấm huyệt không giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị. Hiện nay, có nhiều phương pháp như: sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng… giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng rối loạn tiền đình, ngăn ngừa các cơn rối loạn tiền đình tái phát và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do rối loạn tiền đình gây ra.
Nếu tự thực hiện, phải làm đúng các thao tác xoa bóp, bấm huyệt. Vì vậy để đảm bảo hơn, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở có uy tín để thực hiện, đặc biệt là các trường hợp chống chỉ định (không được xoa bóp bấm huyệt) để đảm bảo sức khỏe, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xoa bóp – bấm huyệt 30 phút/lần/ngày. Một liệu trình điều trị từ 15 – 30 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh, có thể điều trị nhiều liệu trình.
Khi tự thực hiện bấm huyệt tại nhà, nếu người bệnh cảm thấy:
Hoa mắt, chóng mặt.
Vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.
Cần dừng xoa bóp bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Nếu không thuyên giảm, cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Ngoài phương pháp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình. Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp không dùng thuốc khác như: châm cứu chữa rối loạn tiền đình, dưỡng sinh, cấy chỉ, thủy châm… cũng cho hiệu quả tương tự. Các phương pháp này có thể phối hợp với nhau và với các điều trị khác như dùng thuốc.
Những Nguyên Nhân Khiến Hôn Nhân Đứng Trên Bờ Vực
Không chia sẻ, lắng nghe
Sự sẻ chia là điều cực kỳ quan trọng trong cuộc sống. Cuộc sống với biết bao muộn phiền, lo lắng, có lúc thăng lúc trầm vì vậy sự chia sẻ, tâm tư với người bạn đời là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Trong xã hội hiện đại con người phải chịu rất nhiều áp lực của cuộc sống, công việc, thế nhưng do sự bận rộn khiến nhiều người tối mắt làm việc, trở về nhà là lúc cả 2 đã mệt mỏi, vì vậy sự chia sẻ và lắng nghe nhau ngày một ít đi, tình cảm vì thế mà cũng nguội lạnh theo thời gian.
Vì vậy, nếu bạn là một người trân trọng tình cảm gia đình thì hãy nên tranh thủ hết những thời gian có bên gia đình để chuyện trò với nhau, thường xuyên trao đổi vấn đề gia đình con cái với nhau. Tuyệt đối không nên làm dụng nhắn tin hay viết mail để trao đổi với nhau. Dù bận rộn cỡ nào thì hãy dành thời gian ăn tối cùng gia đình, cùng nhau sửa soạn bữa ăn và trò chuyện với người bạn đời sẽ khiến tình cảm gia đình theo khắng khít.
Không tin tưởng nhau
Trong hôn nhân, sự tin tưởng nhau là điều cực kỳ quan trọng. Mỗi người có một công việc riêng, có những mối quan hệ riêng, vì vậy, không ai có thể kiểm soát được nhau, vì vậy bạn nên đặt niềm tin tuyệt đối về người bạn đời. Không nên tạo nên những căng thẳng nghi ngờ tình cảm, cả hai sẽ sống trong sự mệt mỏi. Không nên tò mò kiểm tra điện thoại, tin nhắn của nhau… Hãy luôn tạo niềm tin ở đối phương, chính điều này cũng là lực hấp dẫn để cả hai hướng về nhau trong mọi lúc, mọi hoàn cảnh.
Không hài lòng về “chuyện ấy”
Nên thẳng thắn trao đổi những gì không hài lòng cho đối phương được biết
Đây là vấn đề tế nhị, khó nói vì vậy nhiều người mang nỗi bức tức trong lòng về người bạn đời của mình. Bạn nên thẳng thắn trao đổi với nhau về vấn đề này để tìm hướng giải quyết tốt nhất, không nên âm thầm chịu đựng hoặc làm “chuyện ấy” một cách miễn cưỡng cũng khiến bạn không thể hạnh phúc và về lâu dài thì sự đổ bể rất dễ xảy đến.
Mâu thuẫn với gia đình chồng/vợ
Hôn nhân không đơn giản là hai con người sống với nhau, mà còn sau đó là trách nhiệm đối nhân xử thế với hai gia đình nội ngoại nữa. Cuộc hôn nhân sẽ không hạnh phúc khi phát sinh những mâu thuẫn với hai bên gia đình. Nếu cuộc hôn nhân của bạn rơi vào điều này thì cả hai nên thẳng thắn trao đổi vấn đề này, tìm ra tiếng nói chung, gỡ bỏ những hiểu lầm không đáng có, tìm sự hòa hợp tương đồng để có thái độ sống tích cực hơn.
Không làm chủ được bản thân
Ông bà ta thường nói “Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa biết đời nào khê”. Sự tức giận sẽ không làm kiểm soát được bản thân và những lời lẽ không hay, những quyết định nông nổi… có thể làm tổn thương đối phương. Mà một khi đã nói ra thành lời thì không thể rút lại được, tình cảm vợ chồng sẽ bị mất mát. Vì vậy, trong cơn nóng giận, bạn không nên làm điều gì, hãy kiềm chế và đi ra ngoài đợi khi cả hai nguôi bớt cơn giận thì ngồi lại nói chuyện với nhau.
chúng tôi
Nấm Móng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán
Nấm móng là một tình trạng nhiễm trùng ở móng do vi nấm gây nên. Khi bị nhiễm nấm, móng sẽ đổi màu và thay đổi hình dạng. Tùy mức độ nhiễm trùng nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu không điều trị, bệnh sẽ không tự khỏi mà tiến triển hàng tháng hàng năm.
Trong bài viết này, YouMed sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa nấm móng hiệu quả.
Nấm móng là tình trạng nhiễm trùng ở móng tay hay móng chân do vi nấm tấn công. Khi bị nhiễm nấm, các móng sẽ thay đổi về màu sắc, độ bóng hay hình dáng. Nếu tình trạng nhẹ thì bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ làm mất thẩm mỹ. Khi nhiễm trùng nặng, vi nấm có thể làm biến dạng móng và làm tổn thương móng vĩnh viễn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Tình trạng này xảy ra khá phổ biến trong dân số chung. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nếu không điều trị, bệnh không thể tự khỏi mà tiến triển nhiều tháng nhiều năm. Mặc khác, nấm có thể lan từ móng này sang móng kia và lây nhiễm cho người xung quanh. Vì vậy, nên điều trị dứt điểm để phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho mọi người.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm móng là do vi nấm. Có nhiều loại vi nấm khác nhau, nhưng Trichophyton là tác nhân thường gây nhiễm trùng móng nhất. Các yếu tố làm tăng khả năng bị nhiễm trùng móng đó là:
2.1. Ẩm ướt
Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho các vi nấm phát triển và gây bệnh.
Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt như làm ruộng, dọn dẹp dễ bị nấm móng.
Người bị phong thấp, thường xuyên đổ mồ hôi tay chân dễ bị nhiễm trùng móng do nấm.
Đi chân trần ở những nơi ẩm ướt như hồ bơi, phòng tắm công cộng khiến cho vi nấm có thể xâm nhập.
2.2. Tiếp xúc gián tiếpVi nấm có thể lây nhiễm cho người xung quanh qua các vật dụng cá nhân. Sử dụng chung găng tay, tất (vớ) với người bị nấm móng sẽ dễ bị mắc bệnh theo.
Vi nấm từ các nguồn lây nhiễm này sẽ tấn công vào vết thương dễ hơn da lành. Vì vậy, các móng bị tổn thương trước đó sẽ tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập dễ dàng hơn.
2.3. Bệnh lý
Người bệnh tiểu đường rất thường bị nấm móng nếu không thường xuyên chăm sóc bàn tay, bàn chân.
Các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo điều kiện cho vi nấm tấn công.
Một số bệnh lý khác gây rối loạn mạch máu cung cấp cho bàn tay bàn chân cũng dễ làm nhiễm trùng móng.
Khi bị bệnh, một hoặc vài móng bị ảnh hưởng và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Thay đổi về màu sắc, hình dáng của móng bắt đầu từ đầu móng và hai cạnh bên, tiến triển dần vào trong. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
Móng tay hoặc móng chân mất màu sắc tự nhiên và chuyển sang màu vàng hay nâu.
Các móng không còn độ bóng. Trên bề mặt móng bị lỗ chỗ hoặc có những đường rãnh ngang dọc.
Móng trở nên dày hơn bình thường.
Không còn độ cứng chắc mà móng trở nên giòn và dễ gãy.
Bên dưới móng có nhiều bột vụn gồm vi nấm và chất bẩn gây ra mùi khó chịu.
Bệnh càng tiến triển, các móng sẽ bị lẹm dần và thay đổi hình dạng.
Trường hợp nặng hơn, phần da quanh móng bị sưng đỏ và đau nhức.
Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy ngứa hoặc đau nhẹ ở các móng.
Nếu không điều trị, vi nấm tiếp tục tấn công và có thể gây ra các biến chứng sau:
Vi nấm lan truyền và gây bệnh sang các móng khác khiến cho cả bàn chân hoặc bàn tay đều bị bệnh.
Các móng bị tổn thương vĩnh viễn và không thể phục hồi.
Ngoài việc mất thẩm mỹ, biến dạng móng làm cho người bệnh đau nhức nhiều và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Có thể chẩn đoán tình trạng này dựa vào yếu tố gợi ý, các thay đổi của móng và xét nghiệm.
4.1. Yếu tố gợi ý
Tiếp xúc với người bị nấm móng.
Thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong môi trường ẩm ướt.
Mắc các bệnh lý kèm theo như tiểu đường, bệnh mạch máu, bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
4.2. Biểu hiện
Móng thay đổi về màu sắc, độ dày, độ bóng và hình dáng.
Móng có mùi hôi và dễ gãy.
Cảm thấy ngứa hoặc đau ở các móng.
4.3. Xét nghiệmCạo bột vụn ở móng, sau đó nhỏ KOH và đem đốt tạo thành một hỗn hợp. Quan sát hỗn hợp này dưới kính hiển vi sẽ thấy các sợi tơ nấm có vách ngăn.
Người bệnh chưa thoa hay ngừng thoa thuốc điều trị nấm 1 tuần trước khi làm xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể làm tổn thương móng vĩnh viễn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bệnh này có thể được điều trị khỏi, mặc dù có thể tái phát trở lại.
Vì vậy, bên cạnh dùng thuốc điều trị nấm, người bệnh cần thay đổi các thói quen sinh hoạt và làm việc để vi nấm không thể quay lại gây bệnh.
Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền
Tăng Huyết Áp Vô Căn Nguyên Phát: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị
Tăng huyết áp vô căn là gì?
Nguyên nhân gây tăng huyết áp vô căn
Di truyền được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tăng huyết áp nguyên phát. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn:
Có lối sống ít vận động
Khẩu phần ăn nhiều muối, ít kali
Uống rượu quá mức cho phép (hơn 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày với nam giới)
Thường xuyên stress không kiểm soát được
Triệu chứng thường gặp
Một số người khi bị cao huyết áp vô căn có thể gặp phải các triệu chứng như:
Đau đầu do tăng huyết áp
Khó thở
Biến chứng của tăng huyết áp vô căn nguyên phát
Khi huyết áp của bạn càng cao, tim càng phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến:
Đau tim
Xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch do tích tụ cholesterol (căn nguyên của những cơn đau tim)
Tổn thương thận
Tổn thương thần kinh
Phương pháp chẩn đoán
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe của bạn để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tim mạch. Tại buổi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra mắt, nghe tim, phổi và lưu lượng máu ở cổ. Các mạch máu nhỏ dưới mắt có thể là dấu hiệu cho thấy tổn thương do huyết áp cao, mạch máu ở những nơi khác cũng vậy.
Cuối cùng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các chẩn đoán cận lâm sàng sau để kiểm tra tim và thận:
Siêu âm tim;
Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG);
Tầm soát tăng huyết áp vô căn
Tầm soát tăng huyết áp vô căn là bước không thể thiếu, nhất là đối với những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao huyết áp. Việc làm này giúp kiểm soát chỉ số huyết áp, phát hiện sớm nếu chỉ số cao bất thường để có phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng.
Để theo dõi huyết áp, cách tốt nhất là đo huyết áp thường xuyên. Các chỉ số huyết áp của bạn có thể dao động, lúc cao lúc thấp trong vòng 24 giờ. Chúng thay đổi ở mỗi thời điểm khi bạn tập thể dục, nghỉ ngơi, khi bạn bị đau và cả khi bạn căng thẳng hay tức giận. Thỉnh thoảng, chỉ số huyết áp lên cao không có nghĩa là bạn bị tăng huyết áp. Bạn sẽ không được chẩn đoán tăng huyết áp trừ khi bạn có kết quả đo huyết áp cao ít nhất 2 – 3 lần tại các thời điểm khác nhau.
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia, chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp đo tại phòng khám ≥140/90 mmHg. Tiền tăng huyết áp được xác định khi chỉ số nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg. Mức huyết áp tối ưu khi <120/80 mmHg.
Điều trị và phòng ngừa
Không có cách chữa khỏi hoàn toàn tình trạng tăng huyết áp này, nhưng tuân thủ lối sống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát tốt triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh:
Thay đổi lối sống
Tập thể dục đều đặn (ít nhất 150 phút/tuần). Các bài tập phù hợp với người bệnh tăng huyết áp là đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga…
Giảm cân nếu bạn thừa cân – béo phì, duy trì chỉ số BMI trong khoảng 18,5 – 22,9.
Học cách kiểm soát stress.
Có chế độ ăn ít muối, giàu kali và chất xơ, tốt cho tim mạch. Chế độ ăn lý tưởng cho bệnh nhân tăng huyết áp gồm nhiều rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa ít béo và ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, chất béo tốt. Một khẩu phần ăn tốt cho người tăng huyết áp cũng giúp kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì.
Uống thuốc đều đặn
Nếu phương pháp thay đổi lối sống không thể ổn định chỉ số huyết áp của bạn, bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại thuốc huyết áp. Các loại thuốc huyết áp thường được kê đơn là thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, chất ức chế renin…
Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh khám và tầm soát hiệu quả các bệnh lý tim mạch bao gồm tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh… Trung tâm quy tụ đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, giúp phát hiện sớm tăng huyết áp và điều trị kịp thời, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và suy tim.
Tăng huyết áp vô căn nếu được tầm soát, phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Người có yếu tố nguy cơ cần kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ và đo huyết áp thường xuyên tại nhà để phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Rối Loạn Nhai Lại: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!