Xu Hướng 10/2023 # Tác Dụng Của Rau Cải Ngọt Đối Với Sức Khỏe, Tốt Đến Không Ngờ # Top 19 Xem Nhiều | Ltzm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tác Dụng Của Rau Cải Ngọt Đối Với Sức Khỏe, Tốt Đến Không Ngờ # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tác Dụng Của Rau Cải Ngọt Đối Với Sức Khỏe, Tốt Đến Không Ngờ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tác dụng của rau cải ngọt đối với sức khỏe

1. Cải thiện tình trạng táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa

2. Giúp xương chắc khỏe

Trong rau cải ngọt có chứa nhiều canxi và vitamin K – đây là hai chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của xương. Vitamin K giúp làm tăng lượng protein cần thiết để giúp xương luôn chắc khỏe, giảm nguy cơ bị loãng xương. Nó còn có tác động tích cực tới sự cân bằng canxi trong cơ thể. Còn canxi, chắc chắn chúng ta đều vai trò của nó đối với xương, nhờ có canxi, hệ xương của chúng ta luôn được chắc khỏe. Nhờ có hai dưỡng chất này, mà rau cải ngọt được ưa chuộng để giúp xương chắc khỏe, đồng thời nó còn là lựa chọn lý tưởng cho những người bị loãng xương.

3. Tăng cường sức đề kháng

Do thuộc vào họ nhà cải nên cải ngọt có chứa tới hơn 10 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, trong đó, hàm lượng canxi, vitamin A và vitamin K rất dồi dào, với một lượng đáng kể vitamin B9 và vitamin E. Chính vì thế, rau cải ngọt còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

4. Ngăn ngừa và điều trị bệnh gout

Bệnh gout ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay và mang đến nhiều bất lợi cho cuộc sống hàng ngày cũng như sức khỏe. Đây là một dạng viêm khớp đặc trưng, thường do cơ thể hấp thụ quá nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt, nội tạng động vật, hải sản khiến cho hàm lượng axit uric trong máu tăng mạnh. Đối với những người bị bệnh gout, bác sĩ luôn khuyến cáo nên ăn theo chế độ giảm thịt và tăng các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh. Trong khi đó, rau cải ngọt lại là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, có chứa vitamin phong phú và dồi dào, nên giúp đào thải axit uric ra bên ngoài, bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Do đó, nó được coi là một lựa chọn tốt cho người bị bệnh gout.

5. Phòng chống ung thư

Khi nhắc đến lợi ích của rau cải ngọt với sức khỏe, chúng ta không thể bỏ qua tác dụng của nó trong việc ngăn ngừa ung thư. Như đề cập ở trên, trong rau cải ngọt có chứa lượng vitamin K dồi dào, nó không chỉ có tác dụng với hệ xương khớp, mà còn giúp cơ thể giảm nguy cơ bị mắc một số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư mũi, ung thư khoang miệng, hay ung thư kết tràng.

6. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Việc sử dụng rau cải ngọt trong bữa ăn hàng ngày còn mang lại lợi ích cho hệ tim mạch của chúng ta. Các vitamin có trong rau cải như vitamin K, vitamin C, vitamin E có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch một cách hiệu quả. Thêm vào đó, beta-carotene trong loại rau này còn giúp làm giảm tỉ lệ tử vong của các trường hợp mắc bệnh về tim.

7. Ngăn ngừa mụn nhọt

Vitamin A có trong rau cải ngọt còn có tác dụng giúp da mặt giảm tiết chất nhờn, trong khi chất nhờn này là nguyên nhân chủ yếu khiến da bị nổi mụn. Nó còn giúp cho các tế bào da khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được các tác nhân gây hại từ bên ngoài cơ thể. Từ đó, da mặt luôn mịn màng, và không bị nổi mụn. Trong số các tác dụng của rau cải ngọt thì đây là một tác dụng mà có khá ít người biết đến.

Với những tác dụng của rau cải ngọt chắc các bạn đã biết rau cải ngọt có tác dụng gì hay ăn cải ngọt có tác dụng gì rồi phải không. Rau cải ngọt tuy là một loại rau thông dụng nhưng cũng rất bổ dưỡng giúp ngăn ngừa mụn nhọt, cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng chống ung thư, hỗ trợ điều trị Gout, tăng sức đề kháng, giúp xương chắc khỏe và rất tốt cho hệ tiêu hóa.

14 Tác Dụng Của Quế Đối Với Sức Khỏe Và Sắc Đẹp

Quế là gì?

Quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia, tên thông thường là Quế bì, Nhục quế, Quế đơn; thuộc họ Long não (Lauraceae). Bộ phận dùng là vỏ thân, vỏ cành, tinh dầu từ cành và lá, thành phần chính: Cinnamaldehyde.

Quế có mùi thơm, vị ngọt cay thường được dùng làm gia vị truyền thống trong chế biến thực phẩm. Có thể dùng trực tiếp hoặc xay thành bột. Đa số các thành phần của quế đều mang dược tính nên được ứng dụng trong Y học để điều trị bệnh.

Theo một số nghiên cứu cho thấy quế có công dụng giảm cholesterol trong máu, sử dụng quế thường xuyên giúp giảm lượng cholesterol toàn phần và tăng cholesterol HDL.[1]

Quế tốt cho tim mạch vì cung cấp các chất chống oxy hóa, giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm cân giảm áp lực lên hệ thống tim mạch. Từ đó cho thấy quế góp phần giảm các nguy cơ yếu tố tim mạch.

Hỗ trợ tim mạch bằng quế

Nghiên cứu cho thấy Cinamomum cassia là một loại thuốc chống ung thư rất tiềm năng. Các thành phần của quế đang được nghiên cứu rộng rãi trong ung thư vú, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng.

Khảo sát năm 2010 chỉ ra rằng chiết xuất từ ​​nước của vỏ cây Cinnamomum cassia có thể thay đổi động học phát triển của dòng tế bào ung thư cổ tử cung.[2]

Quế có tác dụng chống ung thư

Thành phần trong bột quế có vai trò gây ức chế và kiểm soát loại vi khuẩn gây ra tình trạng sâu răng và hôi miệng là vi khuẩn Listeria và vi khuẩn Salmonella. Với khả năng chống lại vi khuẩn, quế còn được sử dụng như một chất bảo quản cho thực phẩm, mỹ phẩm.

Kết hợp pha 1 thìa cà phê bột quế và 1 thìa cà phê mật ong, dùng để súc miệng vào mỗi sáng để giúp bảo vệ răng miệng sạch sẽ và hơi thở thơm tho.

Ngừa sâu răng, hôi miệng

Quế cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể (sắt, canxi, mangan). Tăng cường miễn dịch giúp chống lại bệnh lây nhiễm như cảm cúm, cảm lạnh, hỗ trợ đường hô hấp thông thoáng trong bệnh cảm.

Quế có thành phần chống oxy hóa giúp làm dịu cơn đau bụng giảm chướng bụng cho chứng đầy hơi, chứng khó tiêu. Quế hỗ trợ tiêu hóa vì làm giảm khí gas trong dạ dày.

Việc sử dụng quế trong các bữa ăn bằng cách thêm quế vào món ăn hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa vì giúp giảm bớt lượng khí gas trong dạ dày. Tác dụng của quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá và chứng đầy hơi.

Chống đầy hơi

Nấm da chân là bệnh ngoài da bàn chân bị nhiễm nấm thường xuất hiện nấm đầu tiên ở giữa các ngón chân và lan ra cả bàn chân gây ngứa rát khó chịu. Tinh dầu quế được dùng trong điều trị nấm da chân vì đặc tính làm sạch của nó. Thành phần chính của quế là Cinnamaldehyde có hoạt động mạnh trên nấm và vi khuẩn, chống nhiễm trùng hiệu quả.

Mùi thơm của quế còn giúp khử mùi hôi tại nhà với cách làm rất đơn giản. Pha quế bằng cách bỏ quế vào đun sôi với nước mùi hương quế sẽ lan tỏa trung hòa mùi hôi. Dầu quế dùng để lau sàn nhà, lau tường, bàn ghế giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc gây ra bởi nấm mốc.

Nấm da chân

Quế thúc đẩy quá trình giảm cân giúp đốt cháy lượng lượng calo dư thừa, tăng cảm giác no nhanh, giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Pha bột quế với nước để uống hàng ngày để hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Để giảm mỡ bụng hãy uống 1 ly trà quế sau mỗi bữa ăn, nên cố gắng duy trì để thấy được hiệu quả. Uống trà quế ban đêm hỗ trợ giấc ngủ ngon.

Hỗ trợ giảm cân

Quế đóng vai trò như một loại thuốc bổ giúp kích thích hoạt động não bộ, làm giảm sự căng thẳng của thần kinh, giảm suy giảm trí nhớ. Quế có hương thơm giúp tăng khả năng tập trung, tăng nhận thức, tăng sự nhạy bén và cải thiện trí nhớ.

Tăng cường hiệu quả cho não

Theo nghiên cứu vào năm 2014, quế giúp hạ đường huyết ở chuột bị tiểu đường, cho thấy hoạt chất trong quế có tiềm năng hạ glucose trong huyết tương. Ngoài ra quế còn giảm bớt một số biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chiết xuất từ quế có khả năng tăng cường lưu trữ lipid trong tế bào mỡ giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2 do béo phì. Uống trà quế giúp giảm lượng đường đáng kể. Đồng thời cải thiện lưu thông máu trong tử cung, thúc đẩy tái tạo mô.

Quế còn giúp giảm lượng đường huyết sau bữa ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường.

Bột quế còn giúp tăng độ nhạy insulin giảm đường trong máu, giảm hiệu quả lượng đường trong máu nhờ kích thích enzyme giải độc.[2]

Kiểm soát lượng đường trong máu

Quế còn được sử dụng như thuốc chống viêm nhiễm, có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn, ký sinh trùng. Thường dùng trong bệnh nấm: nấm âm đạo, nấm vòm họng. Vì vây dùng quế giúp giảm các bệnh truyền nhiễm.

Giảm các bệnh truyền nhiễm

Trong quế có chứa chất chống viêm tốt, làm dịu cơn đau do co thắt tử cung gây ra. Nên uống trà quế trong chu kỳ kinh nguyệt giúp giữ ấm cơ thể và hạn chế các cơn đau bụng.

Dễ chịu trong kỳ nguyệt san

Thành phần cinnamaldehyde trong quế có tác dụng giảm đau do viêm khớp, phù chân. Viêm khớp dạng thấp ở người cao tuổi sau khi sử dụng quế đã giảm triệu chứng của bệnh. Báo cáo khoa học năm 2023, chiết xuất ethanol từ vỏ cây quế cho thấy cải thiện tình trạng bệnh gút và viêm.[2]

Kết quả của nghiên cứu cho thấy quế có tác dụng giảm viên ổn định, mặc dù cho tác dụng chậm nhưng bền vững. Cho tác dụng tốt nhất trong trường hợp khớp ít tổn thương.

Pha hỗn hợp uống như sau: 1 thìa cà phê bột quế và 1 thìa mật ong. Uống vào mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp hiệu quả, có khả năng đi lại bình thường sau khoảng 1 tháng sử dụng.

Giảm đau do chứng viêm khớp

Trong quế chứa các thành phần có khả năng chống oxy hóa giúp cơ thể có thể chống lại sự lão hóa của tế bào. Xoa bóp với dầu quế hỗ trợ giảm cơ sau hoạt động thể thao, giảm viêm mạnh, giảm cứng cơ, khớp. Vào buổi sáng uống dung dịch gồm 1/2 thìa cà phê bột quế

Advertisement

Chống lão hóa, thư giãn cơ bắp

Đắp mặt bằng bột quế kháng lại vi khuẩn gây mụn trứng cá, giảm tình trạng mặt bị mẩn đỏ. Dầu quế có khả năng ngăn ngừa mụn lây lan, làm sáng da, loại bỏ các loại mụn nước. Ngoài ra quế còn thúc đẩy tăng sinh collagen cho da.

Pha hỗn hợp đắp mặt gồm 1 thìa bột quế và 3 thìa mật ong. Thoa lên vùng da bị mụn và rửa sạch bằng nước ấm. Tuy nhiên, quế có khả năng làm mòn da nếu sử dụng một cách lạm dụng.

Giảm mụn trứng cá

9 công dụng của bạc hà có thể bạn chưa biết

Tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe

Có nên sử dụng cam thảo hằng ngày không

Lợi ích của tinh dầu sả

Nguồn: VHO radio, BV Nguyễn Tri Phương, Sức khỏe đời sống, WebMD, NCBI

Nguồn tham khảo

Cinamon

Cinnamomum cassia Presl: A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry, Pharmacology and Toxicology

Cinnamomum cassia Presl: A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry, Pharmacology and Toxicology

Cinnamomum cassia Presl: A Review of Its Traditional Uses, Phytochemistry, Pharmacology and Toxicology

Gan Ngỗng Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe?

Có một lý giải đến từ người Ai Cập cổ đại là: Chính từ tập tính sống di cư mà loài ngỗng trời đã có thói quen dự trữ 1 lượng lớn lương thực ở ngay chính trong cổ của mình trong suốt quá trình di cư để đảm bảo sự sống. Cũng chính bởi đặc tính đó ngỗng đã tích được 1 lượng lớn chất béo và chất béo này được chuyển hóa dần xuống gan. Do đó, gan của loài ngỗng này đặc biệt rất to, béo và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người.

Theo nghiên cứu đến từ các nhà dinh dưỡng thì có 3 tác dụng của gan ngỗng chính đối với sức khỏe con người đó là: sáng mắt, bổ máu và có thể giúp chống lại ung thư.

Gan ngỗng có tác dụng gì? Gan ngỗng giúp sáng mắt

So với trứng, sữa và cá thì lượng vitamin A có trong gan ngỗng được đánh giá là cao hơn. Chính vì thế gan ngỗng béo có tác dụng rất tốt đối với các bệnh lý về mắt như khô mắt, mỏi mắt.

Gan ngỗng giúp sáng mắt

Gan ngỗng giúp bổ máu

Trong gan ngỗng có chứa rất nhiều các khoáng chất, chất dinh dưỡng, và các loại vitamin thiết yếu trong quá trình tạo máu như sắt, magie, vitamin B15, vitamin D, đồng … nên hiển nhiên gan ngỗng trở thành món ăn rất tốt cho máu.

Gan ngỗng giúp bổ máu

Bên cạnh đó, gan ngỗng béo những chất béo trong gan lại chứa nhiều axit béo không bão hòa nên có thể giúp giảm được tỉ lệ cholesteron xấu trong máu. Nên dù là gan ngỗng béo nhưng chất béo trong gan là vô hại.

Gan ngỗng giúp chống lại ung thư

Gan ngỗng có tác dụng gì trong chống ung thư? Gan ngỗng giúp chống lại ung thư hiệu quả – đây có lẽ là tác dụng của gan ngỗng khiến bạn bất ngờ. Theo hiệp hội Ung Thư của Mỹ thì đồng có tính chống oxi hóa cao và có thể chống lại bệnh ung thư hiệu quả. Và chất đồng có trong gan ngỗng lại chính là kẻ thù của những tế bào ung thư.

Gan ngỗng giúp chống lại ung thư

Hơn nữa, ngoài giúp sáng mắt, bổ máu, chống lại ung thư thì gan ngỗng béo còn có thêm 1 số tác dụng tuyệt vời khác như giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, chống lão hóa, đẩy lùi bệnh lãng trí. Đối với phụ nữ đang mang thai thì gan ngỗng còn giúp thúc đẩy tâm trạng và năng lượng tích cực

Gan ngỗng có tốt cho sức khỏe không?

Ăn gan ngỗng có tốt không? Ăn gan ngỗng rất tốt cho sức khỏe, gan ngỗng giúp sáng mắt, bổ máu và chống lại ung thư nhưng bạn cần thận trọng khi ăn và cần lưu ý những điều sau:

Đối với phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn gan ngỗng quá nhiều điều này sẽ không tốt cho cả mẹ và bé.

Gan ngỗng được phục vụ thường được làm lạnh và hầu như không được nướng chín kỹ. Chính điều này dẫn đến những lo ngại về ngộ độc thực phẩm vì chất béo, chiếm phần lớn gan ngỗng, không có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn như các mô khác. Chính vì thế để đảm bảo an toàn bạn hãy chắc chắn rằng món gan ngỗng của mình được chế biến, và bảo quản đúng cách để đảm bảo được những tác dụng của gan ngỗng tốt nhất.

Peanut Là Gì? Tác Dụng Của Peanut Đối Với Sức Khoẻ

Peanut nghe tên có vẻ hơi lạ nhưng thật chất nó là loại hạt quen thuộc với mọi người. Bài viết sau đây sẽ cho bạn thấy loại hạt này không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn mà chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn bạn tưởng đấy.

Peanut là một cây thuộc loại họ đậu, tên Việt Nam được gọi là đậu phộng hay còn gọi là lạc, chúng có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ.

Chúng rất hiếm khi được ăn sống thay vào đó được sử dụng như món tráng miệng hoặc thêm vào trong các công thức nấu nướng như các loại bánh, kẹo, xôi hoặc nước sốt,… Cũng có thể chế biến đậu phộng thành nhiều dạng như rang, sấy, phủ chocolate,…

Lý do tại sao hạt Peanut lại có lợi cho sức khỏe là vì chúng chứa nhiều các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất xơ, chất chống oxy hóa, polyphenol, khoáng chất và có tất cả 20 loại axit amin.

Hạt Peanut còn được làm thành peanut butter – bơ đậu phộng. Bơ đậu phộng có lợi cho tim, vì chúng chứa chất béo không bão hòa, chứa lượng vitamin E và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Peanut butter – bơ đậu phộng cũng là loại thức ăn ưa thích của nhiều người và có thể kết hợp được với nhiều món ăn khác nhau.

Hàm lượng canxi trong hạt Peanut cao giúp xương chắc khoẻ hơn, thức đậy sự pháy triển của cơ thể.

Protein trong Peanut có chứa các axit amin thiết yếu giúp thúc đẩy phát triển tế bào não và tăng khả năng ghi nhớ.

Chất catechin trong Peanut là chất chống oxy hoá mạnh giúp ngăn ngừa lão hoá sớm.

Lượng dầu trong Peanut có chứa axit linoleic giúp chuyển hoá cholesterol trong cơ thể, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Hạt peanut có nhiều tác đụng đối với sức khoẻ tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, tốt nhất ăn khoảng 30g một tuần có thể kết hợp với một số món ăn vừa giúp tăng thêm hương vị lại vừa tốt cho sức khoẻ.

Tuy tốt nhưng một số người sau đây thì nên hạn chế ăn Peanut:

Người mỡ máu: Vì trong peanut có lượng chất béo cao, khi ăn nhiều sẽ dẫn đễn mỡ máu cao dễ dẫn đến cao huyết áp, xơ cứng độn mạch.

Người bị bệnh gout: Nguyên nhân gây bệnh gout là do rối loạn axit uric, chính vì trong hạt Peanut chứa nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric dẫn đến bệnh càng nghiêm trọng hơn.

Người đang ăn kiêng:

Advertisement

Peanut có lượng calo và chất béo cao nên người đang giảm cân thì nên tránh xa.

Người bệnh dạ dày: Lượng chất béo và protein trong peanut cao gây khó tiêu hoá và hấp thụ, vì thế người có bệnh dạ dày thì nên hạn chế ăn.

Người hay bốc hoả: Peanut có vị ngọt tính nóng gây nóng trong người, lỡ loét miệng, lưỡi cũng nên hạn chế ăn.

Là một thực phẩm khá phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên loại hạt “siêu khỏe mạnh” này có những tác dụng tuyệt vời mà không phải ai cũng biết. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm thông tin hữu ích

Cây Ngái (Sung Dại) Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe Con Người?

Cây ngái hay cây sung dại, sung ngái là một loại cây mọc hoang trong tự nhiên có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt có thể điều trị nhiều loại bệnh.

Cây ngái được mô tả lần đầu tiên vào năm 1972, trong dân gian cây này còn gọi là cây sung dại, sung ngái, một loại cây mọc hoang trong tự nhiên. Danh pháp khoa học của cây ngái là Ficus Hispida L.f, thuộc họ dâu tằm Moraceae. Ngoài ra, cây ngái còn có các tên gọi khác như dã vô hoa, ngái sung, sung rừng, mạy mọt (tiếng Tày), chị cu điăng (tiếng Dao), loong tốt (tiếng Cadong).

Cây ngái có nhiều đặc điểm rất giống với cây sung và cây vả. Chúng khá giống cây sung, cao khoảng chừng 5 đến 7m và thân gỗ nhỏ. Cành cây ngái non mềm, thân cây rỗng, các nhánh cây chắc khỏe màu nâu, được phủ lớp lông cứng hơi nhám, khi cây già thì nhẵn và chắc khỏe.

Các lá cây có hình trái xoan, có lá hình bầu dục mọc đối xứng nhau. Các lá tròn ở gốc và nhọn ở chóp, kèm theo răng cưa, lông nhám ở cả 2 mặt lá. Lá cây ngái dài 15 – 30cm và to gấp 3 lần so với lá sung, có nhiều lông nhám.

Trong năm cây thường ra hoa từ tháng 1 đến tháng 4, mọc thành cụm ở gốc thân và các cành già. Chúng kết quả vào tháng 5 đến tháng 10, thường mọc trên thân gần sát mặt đất. Cây cho quả phức giống sung nhưng to hơn, vỏ hơi bóng, có lông nhám và đốm trắng nhỏ trên quả.

Ngoài ra, trên cây ngái thường ký sinh dây tầm gửi gọi là tầm gửi cây ngái. Dây tầm gửi ký sinh này sẽ hấp thụ dưỡng chất từ cây sung ngái, có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh.

Cây ngái được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt nhiều ở Trung Quốc, Malaysia, Lào, Ấn Độ,… Đặc biệt, tại Việt Nam, cây ngái mọc hoang khắp các địa hình khí hậu khác nhau. Phổ biến nhất phải kể đến vùng đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc, ví dụ như các tỉnh Hưng Yên, Bắc Kạn, Hải Dương, Nghệ An,…

Theo các nghiên cứu cũng như kinh nghiệm dân gian thì hầu hết mọi bộ phận của cây ngái đều có thể bào chế để làm dược liệu dùng chữa bệnh. Ví dụ như:

Lá cây ngái: Bào chế thành dược liệu khô quanh năm bằng cách thu hoạch, chọn lá trưởng thành vừa phải, bỏ lá sâu, héo, sau đó rửa sạch, đem sao vàng hoặc phơi khô.

Vỏ thân cây: Để dễ bóc tách người ta thường thu hoạch vào mùa xuân khi mà cây ngái có nhiều nhựa nhất. Vỏ cây sau khi thu hoạch về sẽ cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, ngâm nước vo gạo từ 1 – 2 tiếng sau đó cắt thành lát rồi đem sấy khô hoặc phơi nắng.

Rễ cây: Rễ thường thu hoạch vào mùa thu, chỉ lấy vỏ của rễ, rửa sạch đất cát rồi phơi hoặc sấy.

Búp lá non: Rửa sạch và trực tiếp dùng tươi.

Quả cây: Thường thu hoạch khi chín vào mùa đông, sau khi thu về đem đốt thành than và ngâm rượu hoặc phơi sấy khô làm thuốc.

Theo Y học cổ truyền Việt Nam, đặc biệt trong Đông y, lá cây ngái có tính mát, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích và hoá đờm.

Theo các nghiên cứu khoa học thì cây ngái có chứa thành phần như: Glutinol, friedlin epifriedelanol, lupeylacetate, hợp chất béo, steroid, oleanolic acid, taraxerol,…

Các công dụng của cây ngái có thể kể đến như:

Thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể, tăng cường chức năng gan và thận, giúp ăn ngon, ngủ sâu

Tiêu phù ở người bệnh bị tích nước, phù thũng

Tăng cường xương cốt, giảm đau, chữa bệnh về xương khớp

Kích thích tiết sữa, trị tắc tia sữa, giúp mát sữa, lợi sữa ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú

Chữa bệnh tiêu chảy và đau bụng

Điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.

Cây ngái chữa bệnh bí tiểu

Người bị bí tiểu có thể chuẩn bị 50g rễ cây ngái, 50g thổ phục linh, 30g rễ cây cối xay, 20g mã đề, 20g cỏ xước, rửa sạch sẽ rồi đem sao vàng trên chảo nóng. Tiếp tục sắc các vị thuốc với nước trong khoảng 15 phút và uống mỗi ngày. Bài thuốc này giúp lợi tiểu, kích thích hoạt động của bàng quang.

Tầm gửi cây ngái chữa phù thận và suy thận

Tầm gửi cây ngái chữa phù thận và suy thận, chúng thường sinh sống trên thân cây ngái lấy trực tiếp dưỡng chất từ cây (ở dạng ký sinh).

Chuẩn bị 40g tầm gửi sung ngái, 30g mỗi loại cây dâu tằm, lá ngũ trảo và rau dừa nước, 15g mã đề và 15g cỏ nhọ nồi, rửa sạch rồi cho tất cả thuốc vào ấm sắc thuốc, đổ nước ngập, sắc cho đến khi cô đặc chỉ còn lại khoảng 1 bát thuốc. Chia thành 3 phần uống sáng, trưa, tối sau bữa ăn, đồng thời kiêng ăn các thức ăn có gia vị mặn.

Cây ngái giảm đau và nhức xương khớp

Bạn chuẩn bị 50g rễ ngái sung, 50g rễ cỏ xước, 30g dây đau xương, 30g rễ cây si rồi đem sao vàng, sau đó sắc các vị thành nước thuốc, kiên trì uống mỗi ngày giúp giảm đau nhức xương khớp, mỏi khớp tay chân, mỏi lưng, hết mỏi và cứng khớp.

Chữa phong thấp, sưng khớp, đau nhức

Dùng 40g rễ cây ngái, 20g tầm gửi ngái, 15g rễ cây xấu hổ tía, 12g rễ cây cam sành đem phơi khô. Đem tất cả cây thuốc đã sơ chế ở trên sắc cùng với 1 lít nước cho đến khi cạn chỉ còn khoảng chừng 300ml. Chia bài thuốc đều thành 3 phần và uống hết trong ngày, kiên trì uống đều mỗi ngày. Đây là bài thuốc Đông y giúp giảm đau, giảm viêm sưng, mạnh gân cốt, giúp đi lại và vận động linh hoạt hơn.

Cây ngái chữa chứng phù thũng

Chứng phù thũng là tình trạng cơ thể bị tích nước, dịch gây sưng phù và thường gặp ở bàn chân, bàn tay, bụng hoặc ngực. Cần chuẩn bị 50g vỏ cây thái sợi sao vàng, 30g lá sung, 30g mã đề và 1 nhúm nhỏ bồ hóng. Thái nhỏ tất cả rồi sắc với 0.5 lít nước, đun kỹ cho đến khi chỉ còn lại khoảng 100ml thì tắt bếp. Chia làm 2 phần, uống trong ngày, kiên trì dùng bài thuốc này trong khoảng 5 – 7 ngày.

Khi sử dụng các bộ phận cây ngái làm thuốc chữa bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau để an toàn và hiệu quả nhất:

Trước khi lấy vỏ cây và quả ngái làm thuốc bạn nên ngâm chúng vào nước vo gạo qua đêm để làm sạch và khử nhựa độc. Bởi trong vỏ cây và quả ngái khi còn xanh có chứa nhựa là độc tố, có thể gây tiêu chảy ngộ độc, hoặc nôn khi sử dụng.

Bạn cần phân biệt chính xác cây ngái, cây vả và cây sung để sử dụng hiệu quả và an toàn, vì giữa chúng có sự tương đồng rất lớn.

Tránh sử dụng các phương thuốc từ cây ngái cho phụ nữ đang có thai, phụ nữ cho con bú. Điều trị bệnh cho trẻ em cần giảm nửa liều lượng.

Bệnh nhân cần kiên trì sử dụng các phương thuốc trên trong một thời gian dài kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Và hiệu quả của chúng còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh và mức độ phù hợp của mỗi người.

Vậy là Vyfarm đã thông tin đến bạn những kiến thức cơ bản về cây ngái và những tác dụng bất ngờ của loại cây này đối với sức khỏe con người. Hãy theo dõi Vyfarm để biết thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nha!

Điểm Danh 15 Công Dụng Của Chùm Ngây Đối Với Sức Khỏe

Chùm ngây là loại thảo dược có tính ứng dụng cao, không chỉ trong y học mà còn trong ngành công nghiệp thực phẩm và làm đẹp.

Thông tin tổng quan về chùm ngây

Chùm ngây là một loại cây có nguồn gốc từ một số vùng thuộc Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Afghanistan. Sau này, nó bắt đầu được trồng nhiều tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Đây là loài cây đặc biệt có ích khi cả lá, vỏ, hoa, quả, hạt và rễ đều được dùng làm thuốc. Cây này rất dễ trồng nên giá thành của nó cũng tương đối rẻ. Sau khi thu hoạch, phần vỏ sẽ được sơ chế tương tự như đậu xanh, phần hạt và lá được phơi khô, có thể tán thành bột để làm gia vị.

Lá chùm ngây được tán nhuyễn thành dạng bột

Thành phần dinh dưỡng trong chùm ngây

Không phải ngẫu nhiên loài thảo dược này lại có tính ứng dụng cao đến thế. Chùm ngây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hữu hiệu trong việc làm đẹp nhờ sở hữu nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B6, folate và axit ascorbic (vitamin C). Ngoài ra, một số khoáng chất cần thiết cũng được tìm thấy ở chùm ngây như canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm,… Loài cây này còn đặc biệt ít chất béo và không chứa cholesterol xấu, là loại thảo dược phù hợp cho việc bảo vệ sức khỏe.

Chùm ngây có nhiều dưỡng chất hơn bạn nghĩ

Công dụng của cây chùm ngây đối với đời sống Lợi ích đối với làn da và mái tóc

Phần dầu chiết xuất từ hạt chùm ngây thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm làm đẹp bởi khả năng bảo vệ tóc và da chống lại các gốc tự do – một trong những tác nhân gây lão hóa. Ngoài ra, những sản phẩm chăm sóc tóc từ hạt này còn có tác dụng trong việc giữ cho tóc sạch gàu, bóng mượt và khỏe mạnh.

Chùm ngây được ứng dụng nhiều trong việc làm đẹp

Hàm lượng protein trong chùm ngây không chỉ có tác dụng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hư hại mà còn có chức năng dưỡng ẩm hiệu quả. Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm từ loại cây này, làn da sẽ được giải độc thường xuyên, đào thải hết bụi bẩn, bã nhờn bám sâu trong lỗ chân lông. Bên cạnh đó, những vùng da bị tổn thương do nhiễm trùng hay bị loét còn nhanh chóng tái tạo lại và hồi phục nhờ những dưỡng chất có trong chùm ngây.

Lợi ích đối với sức khỏe

Trị phù nề: Đặc tính chống viêm của chùm ngây có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng phù nề phát triển.

Bảo vệ gan: Loài cây này giúp gan tránh được tổn thương do một số loại thuốc điều trị chuyên biệt như thuốc chống lao gây nên.

Phòng ngừa và điều trị ung thư: Chiết xuất từ ​​cây chùm ngây chứa các đặc tính có thể giúp ngăn ngừa ung thư phát triển, đồng thời niazimicin trong chùm ngây cũng ức chế được sự phát triển của tế bào ung thư.

Điều trị các vấn đề về dạ dày: Các đặc tính kháng sinh và kháng khuẩn của cây chùm ngây có thể ức chế sự phát triển của các mầm bệnh khác nhau. Ngoài ra, các vấn đề như táo bón, viêm dạ dày hay viêm loét đại tràng cũng có thể được ngăn chặn.

Món canh chùm ngây tốt cho sức khỏe dạ dày

Chống lại các bệnh do vi khuẩn, virus: Chất chiết xuất từ ​​cây chùm ngây có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do Salmonella, Rhizopus và E. coli gây ra.

Giúp xương khỏe mạnh hơn: Canxi và phốt pho giúp cho xương khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, đặc tính chống viêm của loại thảo dược này còn có thể giúp điều trị các bệnh viêm khớp và nhanh chóng hồi phục những vùng xương đang tổn thương.

Bảo vệ hệ tim mạch: Các chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong chiết xuất chùm ngây có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tim và duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Giúp vết thương mau lành, nhanh lên da non và liền sẹo.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Giảm lượng glucose trong máu và lượng đường cùng protein trong nước tiểu.

Trị bệnh hen suyễn: Loài cây này có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của cơn hen suyễn và bảo vệ phế quản khỏi chứng co thắt, đồng thời hỗ trợ toàn diện cho hoạt động của phổi và hệ hô hấp.

Ngăn ngừa rối loạn ở thận: Nghiên cứu cho thấy những người bổ sung dinh dưỡng từ chùm ngây có thể ít bị sỏi thận hơn. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong loại cây này cũng giảm thiểu số lượng tế bào có hại trong thận.

Duy trì huyết áp ổn định: Isothiocyanate và niaziminin trong chùm ngây có thể kiểm soát huyết áp ở mức an toàn nhờ khả năng ngăn chặn động mạch dày lên.

Cải thiện sức khỏe thị lực: Chùm ngây có thể ngăn chặn sự giãn nở của các mạch võng mạc, ngăn ngừa sự dày lên của màng mao mạch và ức chế rối loạn chức năng võng mạc.

Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu: Thảo dược này có thể giúp cơ thể hấp thụ nhiều sắt hơn, từ đó tăng số lượng hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu đáng kể.

Lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây

Để hạn chế những rủi ro như tác dụng phụ xảy ra, những đối tượng sau không nên sử dụng cây chùm ngây:

Phụ nữ mang thai: Rễ, vỏ hoặc hoa cây chùm ngây có thể chứa những hóa chất gây co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ động thai hoặc dọa sảy.

Phụ nữ cho con bú: Người mẹ mới sinh nên hạn chế bổ sung dinh dưỡng từ chùm ngây bởi cả mẹ và con lúc này đều có sức đề kháng chưa đủ tốt. Do vậy, việc hạn chế các thực phẩm lạ sẽ giúp sức khỏe ổn định hơn.

Trẻ em: Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được độ an toàn tuyệt đối của loại cây này với sức khỏe của trẻ nên bố mẹ cần lưu ý để hạn chế rủi ro sức khỏe cho con.

Mặc dù là một thảo dược tốt nhưng bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng

Đăng bởi: Thắm Hồ

Từ khoá: Điểm danh 15 công dụng của chùm ngây đối với sức khỏe

Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Dụng Của Rau Cải Ngọt Đối Với Sức Khỏe, Tốt Đến Không Ngờ trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!