Bạn đang xem bài viết Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản: Nên Và Không Nên Ăn Gì? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trào ngược là hiện tượng mà axit dịch vị từ dạ dày trở ngược lên thực quản. Thực quản là một ống nối từ miệng xuống đến dạ dày. Bình thường, giữa thực quản và dạ dày sẽ có một “người gác cổng” gọi là cơ vòng thực quản. Khi thức ăn xuống đến dạ dày, “người gác cổng” sẽ khép cánh cổng lại, giúp thức ăn giữ lại dạ dày mà không bị trào ngược trở lên lại thực quản.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà cơ này hoạt động yếu đi, dẫn đến việc axit trong dạ dày liên tục trào ngược trở lên hầu họng, thực quản, dẫn đến các biến chứng của bệnh như viêm loét ống thực quản, viêm họng, thậm chí tiến triển ung thư nếu không được điều trị.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng hay lứa tuổi nào. Những đối tượng có nguy cơ cao bị trào ngược bao gồm: thừa cân, béo phì, phụ nữ có thai, nghiện bia rượu, thuốc lá,…
Một trong những dấu hiệu thường thấy nhất của bệnh trào ngược là ợ nóng, ợ hơi liên tục. Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở ngực, thường gặp phải sau khi ăn no và nặng hơn khi nằm hoặc cúi người xuống.
Ngoài ra, người bị trào ngược còn có các triệu chứng sau:
Ợ chua: cảm giác ợ lên kèm theo vị chua trong miệng.
Buồn nôn, nôn trớ sau ăn hoặc sáng sớm khi ngủ dậy.
Tiết nhiều nước bọt.
Đắng miệng.
Đau tức ngực.
Khó nuốt.
Đau họng, khàn giọng, ho: Trào ngược đôi khi chỉ diễn ra âm thầm với triệu chứng đau họng, khản giọng, ho khan kéo dài khiến nhiều người không nghĩ nguyên nhân lại xuất phát từ hệ tiêu hóa.
Sâu răng: axit từ dạ dày trào ngược trở lên miệng phá hủy men răng, gây sâu răng ở những người bị trào ngược.
Những thứ mà bạn ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong hiện tượng trào ngược. Để hạn chế các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hãy xây dựng một bữa ăn với các thực phẩm có hàm lượng acid thấp.
1. Chuối, dưa hấu, dưa bởTrong khi hầu hết các loại trái cây thường có hàm lượng axit cao, những thứ này thì không. Các loại quả này không chỉ giúp cung cấp hàm lượng vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.
2. Bánh mì, cơmBánh mì có khả năng “hút” bớt lượng axit dư thừa có trong dạ dày nên có thể giúp giảm nhanh hiện tượng ợ nóng, đau rát. Ngoài ra, người bị trào ngược có thể ăn sáng với ngũ cốc bột yến mạch giúp trung hòa dịch axit dư thừa trong dạ dày sau một đêm. Đặc biệt với những người thường bị đau họng, ho khan do trào ngược vào sáng sớm.
3. GừngGừng là một trong những thực phẩm rất tốt cho bệnh trào ngược axit dạ dày. Do gừng có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp vết thương nhanh liền.
4. Lòng trắng trứngĐối với những người bị trào ngược dạ dày thực quản thì lòng trắng trứng là nguồn cung cấp protein rất tốt. Hãy bỏ qua lòng đỏ vì lòng đỏ giàu chất béo và làm triệu chứng trào ngược trầm trọng hơn.
Và điều quan trọng là bạn nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no một lần. Và sau khi ăn cần phải ngồi thẳng lưng, không được nằm ngay.
Có những loại thức ăn là nguyên nhân gây ra trào ngược. Để kiểm soát triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, bạn cũng cần biết những loại thực phẩm nên tránh sau đây.
1. Đồ ăn nhiều chất béo/Đồ rán chiênDầu mỡ chiên và đồ ăn nhiều chất béo có thể khiến cơ vòng thực quản không co lại như bình thường, làm cho thức ăn và dịch vị từ dạ dày trào ngược trở lên. Những loại thực phẩm này còn làm bạn bị đầy bụng, tiêu hóa chậm chạp. Từ đó, làm nặng thêm tình trạng trào ngược. Những đồ ăn giàu chất béo có thể kể đến bao gồm: bánh snack, khoai tây chiên, thịt mỡ, thịt xông khói,…
2. Đồ ăn cay nóng 3. Cà chua và các trái cây họ cam, quýtRau quả là loại thực phẩm lành mạnh không thể thiếu. Tuy nhiên, có một số loại trái cây lại đặc biệt không tốt cho những người bị trào ngược. Đó là những loại trái cây có tính axit. Cách để nhận biết loại quả nào có tính axit đó là vị chua của nó. Ví dụ: cam, nho, chanh, quýt, dứa (thơm), cà chua,… là những loại quả có hàm lượng axit cao.
4. Sô-cô-laSô-cô-la được chứng minh tốt cho tim mạch và tâm trạng. Tuy nhiên, chất methyl xanthine có trong sô-cô-la lại có thể làm cơ vòng thực quản giãn và tăng trào ngược.
5. Bạc hàSing-gum bạc hà hoặc đồ ăn có gia vị bạc hà có thể làm bạn tăng ợ nóng, trào ngược.
6. Cà phê, đồ uống có gasĐây là những loại đồ uống mà người bị trào ngược dạ dày thực quản cần phải hạn chế vì tính kích thích trào ngược của chúng.
Mẹo Ăn Uống Giúp Giảm Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
Tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản gây ra các triệu chứng ợ nóng, viêm họng, viêm thanh quản kéo dài. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản, thậm chí ung thư thực quản.
Bác sĩ Đào Trần Tiến (Phó khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp, không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể điều trị bằng các thuốc ức chế bài tiết dịch vị, nhưng dễ tái phát khi dừng thuốc hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Do vậy, thay đổi thói quen ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Hạn chế chất béo
Đồ ăn nhiều chất béo và đồ chiên rán không chỉ gây đầy hơi, khó tiêu, làm chậm quá trình rỗng dạ dày mà còn làm giãn cơ vòng thực quản dưới do kích thích giải phóng hormone cholecystokinin (CCK) trong máu, tăng nguy cơ trào ngược. Ngoài ra, lạm dụng thực phẩm chiên rán và nhiều chất béo xấu như chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến béo phì – một trong những yếu tố tăng nguy cơ trào ngược axit.
Người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo. Các loại chất béo có lợi cho sức khỏe nên sử dụng là các axit béo omega-3 từ cá, omega-6 trong các loại hạt (hạt lanh, hạt hướng dương, bơ lạc, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều) và trứng, chất béo không bão hòa đơn từ dầu ô liu, dầu mè hoặc quả bơ. Các loại thức ăn nên ưu tiên chế biến bằng cách luộc, hấp, thay vì chiên, xào. Tăng cường ăn trái cây, rau củ và chất xơ cũng giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, duy trì sức khỏe đường ruột.
Ăn nhiều trái cây, rau củ và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hạn chế triệu chứng trào ngược axit. Ảnh: Freepik
Tránh lạm dụng đồ ngọt
Lạm dụng đồ ngọt, chế độ ăn nhiều tinh bột có thể gây thừa cân, béo phì. Những thực phẩm này còn khó tiêu hóa, làm chậm quá trình rỗng dạ dày, gây thêm áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản dưới. Để giảm tần suất của các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh không nên ăn nhiều đồ ngọt.
Tránh thực phẩm kích thích dạ dày, thực quản
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên tránh các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày, thực quản như thực phẩm chua cay, thức uống chứa caffeine như trà, cà phê, nước ngọt có ga, bia rượu. Thực phẩm có tính kiềm tránh sự bào mòn lớp nhầy của dạ dày, hạn chế axit trào lên thực quản như đậu nành, gạo lứt, nấm, súp lơ, bơ, các loại rau họ cải… nên sử dụng.
Thực phẩm chứa nhiều hợp chất vitamin C, axit ascorbic gây khó tiêu, kích ứng niêm mạc thực quản, tăng các triệu chứng ợ nóng. Caffeine có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Khí carbon dioxide trong các loại nước ngọt có ga có thể gây ợ hơi thường xuyên, tăng lượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Chất cồn trong bia rượu không chỉ gây tổn thương niêm mạc thực quản tại chỗ mà còn làm tăng tiết axit trong dạ dày, giãn cơ vòng thực quản dưới, làm dịch dạ dày trào lên gây tổn thương thực quản.
Ăn chậm, nhai kỹ
Ăn chậm, nhai kỹ giúp phá vỡ hoàn toàn thức ăn, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa và phân hủy thức ăn nhanh hơn. Người bệnh cũng kiểm soát được khẩu phần ăn do não có đủ thời gian cần thiết để nhận biết cơ thể đã nạp đủ lượng thức ăn. Nhờ đó tránh được tình trạng ăn quá no, dễ gây tăng cân hoặc tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Thói quen này còn kích thích cơ thể tiết đủ enzym để phá vỡ hoàn toàn thức ăn, thành chất dinh dưỡng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ một lượng lớn vitamin và khoáng chất từ thực phẩm. Từ đó, người bệnh tránh được tình trạng khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng, trào ngược axit.
Chia nhỏ các bữa ăn
Ăn quá nhiều một bữa làm tăng áp lực cơ vòng thực quản dưới, tạo cơ hội cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Lượng thức ăn quá nhiều trong dạ dày có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi, khó tiêu và trào ngược axit. Theo bác sĩ Tiến, người có bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn 4-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính với khối lượng thức ăn nhiều. Chia nhỏ khẩu phần ăn còn giúp thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non nhanh hơn, dạ dày có thời gian được thư giãn.
Không ăn sát giờ đi ngủ
Trọng lực giữ axit dịch vị trong dạ dày khi mọi người đứng hay ngồi. Nếu nằm nghỉ ngay sau khi ăn, cơ thắt thực quản dưới sẽ giãn ra. Về đêm, hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại khi ngủ, thức ăn lưu lại lâu hơn trong dạ dày nên khả năng trào ngược tăng lên. Người bệnh nên tránh nằm nghỉ hoặc đi ngủ ngay sau bữa tối. Ngừng ăn ít nhất 3 giờ trước khi ngủ, sau ăn nên vận động nhẹ nhàng giúp giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới khi nằm ngửa.
Advertisement
Uống đủ nước
Uống nước ấm có thể giúp cải thiện tình trạng ợ hơi. Người bệnh nên uống nước nhiều lần trong ngày ngay cả khi không khát. Bác sĩ Tiến lưu ý, người trưởng thành nên uống khoảng 8 cốc nước 237 ml mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều, nhất là sau khi ăn, do có thể làm tăng khối lượng và thể tích các chất chứa trong dạ dày, dễ làm xuất hiện các triệu chứng trào ngược. Uống nước lạnh có thể gây khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa, nhất là sau bữa ăn nhiều dầu mỡ.
Trịnh Mai
Nghiên Cứu Đột Phá Về Tác Dụng Chữa Loét Dạ Dày, Ngăn Trào Ngược Của Giganosin
Dạ cẩm, lá khôi từ lâu đã trở thành vị thuốc đầu tay được ông cha ta lựa chọn để trị chứng tăng tiết acid dịch vị, viêm loét dạ dày và ngăn trào ngược. Tuy nhiên các vị thuốc này mới được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học rõ ràng. Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Việt Nam đã khẳng định tác dụng của hai vị thuốc này trong điều trị chứng viêm loét dạ dày và trào ngược theo cơ chế trung hòa acid dịch vị, chống viêm, giảm đau và làm lành vết loét nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng tạo chế phẩm GIGANOSIN – dạng phối hợp với tỷ lệ tối ưu tác dụng giữa hai dược liệu Dạ cẩm – Lá khôi, tạo giải pháp hiệu quả mới cho người viêm loét dạ dày và trào ngược.
Trung hòa acid dịch vị dạ dày bởi lá khôiLá khôi hay còn gọi Khôi nhung, Khôi tía hay Cơm nguội rừng, có tên khoa học là Ardisia sylvestris. Là khôi là vị thuốc được sử dụng chữa đau dạ dày trong nhân dân dựa trên kinh nghiệm chữa đau bụng của nhân dân vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc thuộc tỉnh Thanh Hóa. Cây cũng được dân tộc Tày sử dụng từ rất lâu đời với tên gọi “Chẩu mã thai”.
Lá khôi hay khôi nhung được coi là 1 vị dược liệu quý hiếm của nước ta, được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam từ năm 2007 và đề nghị bảo tồn để không bị tiệt chủng.
Nhằm kiểm chứng lại kinh nghiệm sử dụng lá khôi của ông cha ta, các nhà khoa học Việt Nam gần đây đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu khoa học và đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, trong đó đặc biệt khẳng định tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày của lá khôi. Đặc biệt, theo nghiên cứu của tác giả Phạm Bá Tuyến cho thấy lá khôi có tác dụng làm giảm tính acid của dịch vị dạ dày. Khi acid dịch vị dạ dày giảm sẽ hạn chế sự bào mòn niêm mạc, làm cho các tế bào niêm mạc phục hồi nhanh chóng. Đồng thời vết thương không còn tiếp xúc với acid nên người bệnh không còn cảm giác nóng, rát khó chịu vùng bụng trên.
Các bác sỹ ở bệnh viện Trung ương quân đội 108 cũng đã tiến hành thử nghiệm tác dụng của Lá khôi trên người bệnh viêm loét dạ dày, kết quả cho thấy trên 80% bệnh nhân giảm đau do viêm loét, dịch vị dạ dày giảm xuống mức bình thường.
Chống viêm, giảm đau và làm lành vết loét nhờ Dạ cẩmDạ cẩm từ lâu đã được người dân vùng Lạng Sơn dùng để điều trị các bệnh lở loét miệng lưỡi, dạ dày, lở loét ngoài da, chữa vết thương làm chóng lên da non, nên cây còn được biết đến với tên gọi khác là cây “loét mồm” hay “chạ khẩu cằm”.
Từ những năm 1962, các bác sỹ ở bệnh viện Lạng Sơn đã dùng Dạ cẩm điều trị thử nghiệm cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày và nhận thấy người bệnh giảm đau, bớt ợ chua và làm se vết loét rất hiệu quả, nên Dạ cẩm còn được mệnh danh là thuốc chữa dạ dày “thần kỳ” của người Lạng Sơn.
Dựa trên kinh nghiệm của người Lạng Sơn các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên cứu để kiểm chứng khoa học về tác dụng của Dạ cẩm để có thể ứng dụng rộng rãi trong y học.Trước hết phải kể đến nghiên cứu của tác giả Lại Quang Long năm 2002 tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho thấy Dạ cẩm có tác dụng chống viêm tốt trên cả tình trạng viêm cấp và mạn tính. Dạ cẩm làm giảm 32,35% tình trạng viêm cấp tính và giảm 27,57% tình trạng viêm mãn tính. Quá trình viêm được khống chế, người bệnh không còn cảm thấy đau âm ỉ, bứt rứt do vết loét dạ dày gây ra. Dạ cẩm làm giảm tình trạng đau tới 56,9%.
Năm 2011 các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành phân lập và tìm ra các hoạt chất chính tạo nên tác dụng của Dạ cẩm, đặc biệt là 02 hoạt chất hedyocapitelline và hedyocapitine. Các alkaloid này không chỉ thể hiện tác dụng giảm đau, chống viêm mà còn có tác dụng ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Helicobacter pylori (HP) ở nồng độ rất thấp.
Các bằng chứng khoa học đã một lần nữa khẳng định kinh nghiệm dùng Dạ cẩm chữa viêm dạ dày của ông cha ta là rất chính xác.
GIGANOSIN- giải pháp cho người viêm loét dạ dày, trào ngược kết hợp từ Lá khôi và Dạ cẩmDựa trên các kết quả nghiên cứu tác dụng trung hòa acid dịch vị của Lá khôi, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét của Dạ cẩm, các nhà khoa học thuộc nhà máy công nghệ cao Thái Minh đã tiến hành nghiên cứu quy trình chiết xuất và tỷ lệ phối hợp các hoạt chất từ hai dược liệu quý này để tạo chế phẩm GIGANOSIN cho hiệu quả tối ưu cho người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng và trào ngược.
GIGANOSIN của Việt Nam được kết hợp với MUCOSAVE tạo màng nhầy sinh học bảo vệ niêm mạc từ Italia được ứng dụng tạo chế phẩm Bình Vị Thái Minh hiệu quả nhanh và bền vững dành cho người trào ngược và viêm loét dạ dày. Bình Vị Thái Minh thực sự là một giải pháp khoa học đột phá mà người bệnh nên lựa chọn!
Khi Bị Đau Bao Tử Nên Và Không Nên Ăn Gì?
Bệnh đau dạ dày (Cũng được gọi là đau bao tử) là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Bệnh đau dạ dày có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài của cơ thể. Những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này là những chịu chứng khó tiêu có thể kể đến như ợ chua, chướng hơi, đầy bụng. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để người bệnh có thể đi điều trị kịp thời. Bên cạnh các dấu hiệu trên thì còn rất nhiều biểu hiện của căn bệnh này như đau thượng vị, kém ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa đều là những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đau dạ dày. Theo vi.wikipedia.org
1. Nguyên nhân gây bệnh đau bao tử
Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về đau bao tử (hay đau dạ dày) là do thói quen ăn uống không khoa học: bỏ ăn sáng, ăn không đúng bữa, lạm dụng đồ ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn cay nóng như: tiêu, tỏi, ớt…Chính vì thế, bệnh đau bao tử nên ăn gì tùy thuộc vào từng độ tuổi và mức độ của bệnh mà điều chỉnh cho phù hợp.
2. Người đau bao tử nên ăn và không nên ăn gì
– Không nên ăn các loại gia vị cay nóng, không nên uống bia rượu, thuốc lá, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no, cũng không nên để quá đói rồi mới ăn. Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.
– Thức ăn nên kiêng, chủ yếu là thức ăn tăng tính axit trong dạ dày như: trái cây chua (cam, bưởi, chanh, me), cà muối, giấm, mẻ, một số loại nấm, nước xốt thịt cá đậm đặc, ớt, tỏi… Ngoài ra, cần tránh các loại thức ăn có nguy cơ làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ, dạ dày phải co bóp, nghiền nát nhiều như: các loại thức ăn cứng, rau nhiều chất xơ, trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo…), thịt nhiều gân sụn… Chưa kể những thức ăn này phải mất một thời gian mới đến dạ dày, axit sẽ được sản xuất trong lúc dạ dày trống, vô tình làm tăng lượng axit trong dạ dày. Hạn chế ăn những thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, chứa nhiều muối: chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
– Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa:
Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Nên ăn thức ăn giảm tiết axit dịch vị: bắp cải, đậu, bí ngô, cà rốt, hành lá, chất ngọt (mật ong, đường, bánh quy), dầu thực vật (các loại dầu được chế biến từ các loại hạt: dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…).
Thức ăn trung hòa axit dịch vị, làm lành chỗ loét: sữa, trứng, thịt nạc, cá, tôm, rau củ non, đặc biệt họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải…), gừng, chuối, dưa hấu, dưa leo, thốt nốt…
Thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày thấm dịch vị: khoai mì, gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy…
Riêng nước uống, không dùng nước uống có gas, cà phê, thay vào đó nên chọn trà thảo dược, nước lọc hoặc các loại sữa.
Dinh Dưỡng Online tổng hợp
Sầu Riêng Kỵ Gì? Những Thực Phẩm Không Nên Ăn Với Sầu Riêng
Sầu riêng là một loại trái cây yêu thích của rất nhiều người bởi hương vị đặc trưng cùng mùi vị hấp dẫn. Bên cạnh đó, sầu riêng còn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ của con người.
Sầu riêng kỵ gì? Không nên ăn sầu riêng với các món ăn nào?
Có một số món ăn khi kết hợp với sầu riêng sẽ mang tới những tác hại cho sức khoẻ của chúng ta, đó là:
Sầu riêng kị một số loại thịt động vật
Các loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt lợn có chứa hàm lượng protein cao. Trong khi đó sầu riêng lại chứa nhiều chất béo và đường. Khi cơ thể tiêu thụ protein, chất béo, đường cùng một lúc sẽ dẫn đến tình trạng tăng cholesterol trong máu. Gây ra một số biến chứng nguy hại cho sức khoẻ. Do đó không nên ăn cùng lúc sầu riêng với các loại thịt giàu chất đạm.
Sầu riêng kỵ gì – Hải sản
Hải sản cũng được coi là một “đại kỵ” không nên ăn cùng với sầu riêng. Một số loại hải sản là thực phẩm có tính hàn, trong khi sầu riêng có tính nóng. Hai thực phẩm đối lập nhau như vậy khi kết hợp lại sẽ gây ra một số vấn đề về tiêu hoá như: lạnh bụng, đau bụng, mệt mỏi,…
Sầu riêng không nên ăn cùng trái vải
Trái vải và sầu riêng đều là hai loại trái cây đều mang tính nóng. Khi ăn hai loại quả này với nhau khiến cơ thể cảm thấy nóng bức, khó chịu. Nếu ăn nhiều sẽ gây ra tình trạng nổi mụn, nóng trong hoặc nguy hiểm hơn là tăng huyết áp.
Không ăn sầu riêng với món ăn cay
Cũng tương tự như trái vải, đồ ăn cay nóng khi ăn cùng lúc với sầu riêng là không tốt cho sức khoẻ. Vì có thể gây ra đau bụng, khó chịu, nóng trong người. Những thức ăn cay nóng có chứa nhiều gừng, tỏi, ớt thì không nên ăn cùng với sầu riêng.
Các thức uống không nên dùng cùng sầu riêng
Không ăn sầu riêng khi uống rượu, bia
Chúng ta không nên ăn sầu riêng trước, trong và sau khi uống rượu bia hay các thức uống có cồn. Bởi vì khi ăn sầu riêng và uống rượu bia, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiệt lượng lớn. Do đó sẽ cảm thấy rất khó chịu. Nặng hơn là gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, đau đầu, choáng váng. Để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, tuyệt đối không được ăn sầu riêng trong khi dùng các thức uống có cồn.
Không kết hợp sầu riêng với sữa bò
Sữa bò và sầu riêng đều là hai loại thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên nếu dùng chung hai loại thì sẽ gây ra những phản ứng không tốt. Cụ thể là ngộ độc, tăng huyết áp, khó chịu, thậm chí là gây tử vong nếu ngộ độc nặng. Do đó tốt hơn hết là bạn nên ăn sầu riêng sau khi sử dụng sữa bò ít nhất 8 giờ.
Sầu riêng Minh Hoàng Khôi – địa chỉ mua sầu riêng uy tín, chất lượng
Hiện nay có rất nhiều địa điểm bán sầu riêng, chúng ta có thể bắt gặp tại các chợ, siêu thị, trên những con đường,…Tuy nhiên để lựa chọn được một nơi bán chất lượng, uy tín thì không phải ở đâu cũng có.
Nếu bạn đang muốn tìm địa chỉ cung cấp sầu riêng uy tín tại Lâm Đồng, hãy ghé qua trang trại Sầu riêng Minh Hoàng Khôi. Tại đây có cung cấp sầu riêng hạt lép, sầu riêng đóng hộp với tiêu chí “sạch – ngon – rẻ” và luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Sầu riêng Minh Hoàng Khôi luôn cố gắng để đưa những sản phẩm tốt nhất đến cho khách hàng từ chất lượng cho tới giá cả.
Thuốc Dạ Dày Lomac (Omeprazol): Cách Dùng Và Lưu Ý
Tên thành phần hoạt chất: omeprazol.
Tên một số biệt dược chứa hoạt chất tương tự: Agimepzol, AG-Ome, Arpizol, Omegut, Ozaloc,…
Lomac là chế phẩm có chứa hoạt chất omeprazol, chất dẫn xuất từ benzimidazol. Omeprazol là thuốc ức chế sự bài tiết acid của dạ dày.
Khi uống hàng ngày một liều duy nhất 20mg omeprazol, thuốc sẽ tạo được sự ức chế tiết acid dạ dày mạnh và hiệu quả. Tác dụng tối đa đạt được sau 4 ngày điều trị. Ở bệnh nhân loét tá tràng, có thể duy trì việc giảm 80% acid dịch vị trong 24 giờ.
Lomac có hai dạng bào chế:
Dạng viên nang
Dạng thuốc tiêm
Lomac được chỉ định trong một số trường hợp:
Hội chứng Zollinger – Ellison.
Bệnh loét dạ dày – tá tràng.
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Khó tiêu do tăng tiết acid.
Dự phòng loét do stress, loét do thuốc chống viêm không steroid.
Bạn nên nhớ đây là thuốc bán theo đơn và chỉ được sử dụng khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc được chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
4.1. Liều dùngHội chứng Zollinger – Ellison: liều ban đầu là 60 mg/ngày. Có thể dùng liều mỗi ngày cao hơn và liều cao này có thể điều chỉnh theo từng bệnh nhân. Nếu liều trên 60 mg được sử dụng, bạn nên chia liều làm 2 lần trong ngày.
Loét dạ dày, loét tá tràng và bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: liều 40 mg uống một lần trong ngày.
4.2. Cách dùngĐối với thuốc Lomac dạng viên nang: bạn nên uống lúc bụng đói (khoảng 30 đến 60 phút trước khi ăn) và phải nuốt viên thuốc nguyên vẹn không được mở, nhai hoặc nghiền.
Đối với thuốc Lomac dạng tiêm thì nên được sử dụng bởi nhân viên y tế.
Một số tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải khi sử dụng Lomac:
Toàn thân: Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt
Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, trướng bụng
Thần kinh: Mất ngủ, rối loạn cảm giác, mệt mỏi
Da: Mày đay, ngứa. nổi ban
Bạn nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Một số tương tác bạn có thể gặp khi dùng chung Lomac với các thuốc khác như:
Tăng nồng độ ciclosporin, diazepam, phenytoin và warfarin trong máu.
Tăng tác dụng của kháng sinh tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori.
Tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.
Clarithromycin ức chế chuyển hóa của omeprazol và làm cho nồng độ omeprazol tăng cao gấp đôi.
Một vài lưu ý khi dùng thuốc như:
Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng Lomac, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán)
Với người cao tuổi và người bị suy thận, không cần thiết phải điều chỉnh liều lượng
Ở người suy gan, thuốc bị đào thải chậm lại. Vì vậy, một liều 20 mg omeprazol mỗi ngày thường là đủ cho những người bệnh này
8.1. Phụ nữ có thai và đang cho con búChỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
8.2. Người lái tàu xe hay vận hành máy mócThuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Các biểu hiện quá liều chủ yếu là buồn ngủ, nhức đầu và tim đập nhanh.
Khi gặp phải các dấu hiệu liệt kê ở trên, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.
Lưu ý: Để xa tầm tay trẻ em và đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi Lomac (omeprazol) là thuốc gì, công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Việc sử dụng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!
Cập nhật thông tin chi tiết về Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản: Nên Và Không Nên Ăn Gì? trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!