Xu Hướng 10/2023 # Xét Nghiệm Canxi Máu Và Ý Nghĩa Các Chỉ Số # Top 18 Xem Nhiều | Ltzm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Xét Nghiệm Canxi Máu Và Ý Nghĩa Các Chỉ Số # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Xét Nghiệm Canxi Máu Và Ý Nghĩa Các Chỉ Số được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Canxi là một trong những khoáng chất thiết yếu trong cơ thể. Khoảng 99% canxi trong cơ thể được lưu trữ trong xương và răng. Chỉ 1% còn lại lưu thông trong máu. Mặc dù chỉ là lượng nhỏ, nhưng canxi máu rất cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng như:1

Tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh.

Tham gia quá trình co cơ.

Tham gia quá trình đông máu.

Tham gia quá trình co cơ của cơ tim.

Nồng độ canxi máu được kiểm soát bởi hai loại hormone được gọi là hormone tuyến cận giáp (PTH) và calcitonin. Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ canxi.1

Canxi trong máu tồn tại ở hai dạng:2

Dạng kết hợp: gắn với protein (chủ yếu là albumin).

Dạng tự do: không gắn với protein.

Từ đó, có 2 loại xét nghiệm canxi máu:2

Xét nghiệm canxi máu toàn phần: định lượng cả canxi tự do và canxi hợp. Đây là loại xét nghiệm canxi thường được chỉ định.

Xét nghiệm canxi ion hóa: chỉ đo lượng canxi tự do.

Như đã đề cập, khi bạn đi khám sức khỏe định kỳ có thể sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm canxi máu. Trường hợp này được xem như xét nghiệm thường quy để đánh giá sự trao đổi chất tổng thể.

Một số đối tượng khác nên làm xét nghiệm canxi máu như:2

Có triệu chứng tăng hoặc hạ canxi. Triệu chứng tăng canxi như: chán ăn, táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, nôn… Triệu chứng hạ canxi như: nhịp tim không đều, chuột rút, co thắt cơ, co giật, ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân…

Theo dõi trong điều trị các bệnh lý như: bệnh về xương, bệnh thận, bệnh ung thư…

Nghi ngờ viêm tụy cấp, cường giáp, bệnh lý tuyến cận giáp…

Hình ảnh bất thường trên điện tâm đồ.

Trước xét nghiệm3

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của bạn. Tiền sử bệnh của gia đình, chẳng hạn như gia đình có người mắc bệnh lý thận hay bệnh lý tuyến giáp không.

Bạn cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc, các loại dược chất bổ sung hoặc các loại thảo mộc mà bạn đang dùng. Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai vì nó có thể ảnh hưởng đến nồng độ canxi máu.

Trong xét nghiệm3

Việc tiến hành xét nghiệm canxi máu khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy máu để xét nghiệm. Bạn có thể cảm thấy hơi châm chích khi đâm kim lấy máu. Quy trình này thường chỉ mất 1 hoặc 2 phút. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ cơn đau nghiêm trọng nào, bạn nên báo ngay cho bác sĩ, y tá hoặc nhân viên đang lấy máu.

Sau xét nghiệm

Nếu không có chỉ định xét nghiệm khác, bạn có thể ra về ngay sau khi lấy máu. Nếu bạn cảm thấy hơi chóng mặt hoặc ngất xỉu, bạn nên nghỉ ngơi một vài phút. Bạn có thể được thông báo về ngày giờ cụ thể để quay lại xem kết quả.

Nhìn chung, phạm vi tham chiếu bình thường cho xét nghiệm canxi máu toàn phần ở người lớn là 8,6 – 10,2 mg/dL hoặc 4,2 – 5,3 mEq/L hay 2,1 – 2,6 mmol/L. Phạm vi này có thể khác nhau giữa các cơ sở làm xét nghiệm.4

Để giải thích kết quả, cần có khoảng tham chiếu bình thường của từng cơ sở thực hiện xét nghiệm.2 4

Kết quả Tình trạng Nguyên nhân bệnh lý

Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ canxi trên mức phạm vi tham chiếu Canxi máu cao – Nguyên nhân do bệnh lý tuyến giáp, cận giáp, ung thư, lao, u hạt sarcoidosis…

Kết quả xét nghiệm thấp hơn phạm vi tham chiếu Canxi máu thấp – Cơ thể bị mất quá nhiều canxi qua nước tiểu hoặc khi không đủ canxi di chuyển từ xương vào máu.

– Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác như: suy thận, viêm tụy, suy tuyến cận giáp, thiếu canxi trong chế độ ăn…

Bạn thường không cần bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào cho xét nghiệm canxi máu. Tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng một số loại thuốc. Chẳng hạn như vitamin D, lithium, thuốc lợi tiểu,… để đảm bảo kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể cần nhịn ăn trong vài giờ trước khi xét nghiệm nếu bác sĩ yêu cầu.5

Xét nghiệm máu nói chung là an toàn. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra thường biến mất trong vài giờ, hoặc tệ nhất là 1-2 ngày. Dù hiếm gặp nhưng 1 số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể phát triển nên bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

Cơ sở Địa chỉ Thời gian hoạt động

Trung tâm Xét nghiệm Kiểm chuẩn TP.HCM 75A Cao Thắng, Phường 3, Quận 3, TP.HCM T7, CN: không hoạt động

Viện Pasteur 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP.HCM T7, CN: 7:00 – 11:00, 13:00 – 16:00

Bệnh viện Truyền máu Huyết học 118 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM CN: 7:00 – 16:30

Bệnh viện Chợ Rẫy 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM T7, CN: không hoạt động

Bệnh viện Nhân dân 115 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM CN: 7:00 – 11:30

Ý Nghĩa Xét Nghiệm Testosterone Đối Với Nam Giới

Testosterone là một hormone được tìm thấy ở người và các loài động vật khác. Nó được tạo ra chủ yếu ở tinh hoàn nam giới và một lượng rất nhỏ từ buồng trứng nữ giới. Việc sản xuất testosterone bắt đầu tăng đáng kể và bắt đầu giảm sau tuổi 30 hoặc lâu hơn.

Một số người có lượng hormone này giảm mặc dù trong độ tuổi sinh sản, họ cần xét nghiệm testosterone để tìm ra nguyên nhân và chữa trị.

Đối với nữ giới, testosterone giúp duy trì sự cân bằng hormone và điều chỉnh chức năng khác của cơ thể.

Bác sĩ chỉ định xét nghiệm testosterone với mục đích kiểm tra nồng độ hormone này trong máu của bạn. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán các tình trạng do thiếu hoặc thừa testosterone gây ra. Ngoài ra, việc xét nghiệm testosterone còn dùng để theo dõi sức khỏe của bệnh nhân – những người đã từng mắc rối loạn hormone testosterone trước đây.

Những người có hàm lượng testosterone trong cơ thể thấp hoặc cao đều nên đến bệnh viện để xét nghiệm. Các triệu chứng biểu hiện ra khi bạn gặp phải các vấn đề trên bao gồm:1

Vấn đề Đối tượng Triệu chứng

Giảm testosterone Nam giới

Mệt mỏi, trầm cảm hoặc khó tập trung.

Rụng tóc.

Giảm cơ bắp.

Giảm ham muốn tình dục.

Ngực sưng.

Rối loạn cương dương.

Loãng xương.

Nữ giới

Vấn đề sinh sản.

Giảm ham muốn tình dục

Trễ kinh hoặc không có kinh nguyệt.

Khô âm đạo.

Yếu xương – Loãng xương.

Tăng testosterone Nữ giới

Da mụn và da dầu.

Da sậm màu.

Lông mọc nhiều trên mặt hoặc cơ thể.

Rụng tóc (hói đầu).

Trễ kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Hiện nay, các xét nghiệm testosterone cũng được chỉ định để theo dõi sức khỏe người chuyển giới nam. Một số người chuyển giới từ nữ sang nam chọn liệu pháp hormone để thay đổi ngoại hình, phù hợp với bản dạng giới tính của họ. Bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ testosterone để đảm bảo lượng hormone này duy trì ở mức ổn định trong cơ thể.

Trước đó, bạn cần thông báo đến bác sĩ các loại thuốc hoặc thảo dược mà bản thân đang sử dụng. Một số chất có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.

Xét nghiệm testosterone nên được thực hiện trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 10 giờ sáng. Đây là lúc nồng độ testosterone được tiết ra nhiều nhất trong ngày. Một số bệnh viện sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn uống khoảng vài giờ trước khi xét nghiệm.

Trong quá trình kiểm tra, nhân viên y tế sẽ lấy lượng nhỏ máu từ tĩnh mạch khuỷu tay của bạn. Họ quấn một sợi dây đàn hồi quanh cánh tay để máu tập trung về tĩnh mạch nhiều hơn. Vị trí lấy máu sẽ được làm sạch bằng bông và cồn y tế để tránh nhiễm trùng.

Kim tiêm lấy máu và máu được chuyển vào một ống nghiệm. Mẫu máu này được đưa đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.

Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm testosterone trong vài ngày. Bác sĩ sẽ phân tích và giải thích cho bạn các chỉ số, vấn đề mà bạn đang gặp phải. Kết quả xét nghiệm testosterone sẽ cho bạn biết nồng độ chất này trong cơ thể đang bình thường, cao hay thấp. Mức độ testosterone bình thường khác nhau tùy vào giới tính và độ tuổi. Cụ thể như sau:1

Nam giới trưởng thành

Kết quả tổng lượng testosterone bình thường ở nam giới trưởng thành:

Từ 19 tuổi đến 49 tuổi: 249 (ng/dL) đến 836 (ng/dL).

Từ 50 tuổi trở lên: 193 (ng/dL) đến 740 (ng/dL).

Nữ giới trưởng thành

Kết quả tổng lượng testosterone bình thường ở phụ nữ trưởng thành:

Từ 19 tuổi đến 49 tuổi: 8 (ng/dL) đến 48 (ng/dL).

Từ 50 tuổi trở lên: 2 (ng/dL) đến 41 (ng/dL).

Khi kết quả xét nghiệm nằm ngoài mức bình thường, bạn có thể đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Khi nồng độ hormone này giảm sút ở nam giới, đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý: bệnh thận, nghiện rượu, xơ gan, AIDS, tổn thương tinh hoàn, đang điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị.

Bên cạnh đó, phụ nữ có mức testosterone thấp có thể do cắt bỏ buồng trứng, mắc các bệnh về tuyến yên, vùng dưới đồi hoặc tuyến thượng thận.

Trong quá trình xét nghiệm testosterone, bạn cần lưu ý những điều sau:

Bạn có thể cảm thấy châm chích tại vị trí lấy máu, đôi khi để lại vết bầm tím.

Những thuốc làm tăng testosterone như: steroid, thuốc an thần, thuốc chống co giật, liệu pháp androgen hoặc estrogen.

Thuốc phiện và chất kích thích làm giảm testosterone ở nam giới, do đó, bạn không nên sử dụng các hoạt chất này trước khi xét nghiệm.

Xét nghiệm testosterone được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện. Để đảm bảo kết quả chính xác và đáng tin cậy, bạn có thể lựa chọn các cơ sở uy tín và chuyên về sức khỏe sinh sản như:

Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: Tại số 43, đường Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bệnh viện phụ sản Hà Nội – Khoa Nam học: Tại số 929, đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Tại số 432, đường Tam Trinh (lô 01-8A), cụm CN Hoàng Mai, Hà Nội.

Bệnh viện Từ Dũ: Tại số 284, đường Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM.

Bệnh viện Bình Dân: 371, đường Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, TP.HCM.

Bệnh viện Chợ Rẫy – Khoa Nam học 201b, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.

Các Xét Nghiệm Khi Mang Thai Và Cột Mốc Xét Nghiệm Quan Trọng

Các xét nghiệm khi mang thai còn gọi là những cận lâm sàng mà mẹ bầu cần làm khi mang thai. Những xét nghiệm cần thiết ấy có vai trò:

Phát hiện những bệnh lý xảy ra trong quá trình mang thai. Từ đó, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời.

Biết được những bệnh lý truyền nhiễm ở người mẹ có thể lây truyền cho thai nhi. Từ đó có biện pháp dự phòng cần thiết.

Phát hiện những bất thường của thai nhi. Chẳng hạn như nguy cơ mắc bệnh Down, bệnh tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh,… Từ đó hướng điều trị hoặc chấm dứt thai kỳ.

Theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Phát hiện những bất thường trong thai kỳ như: đa ối, thiểu ối, thai trứng, thai ngoài tử cung,…

Các xét nghiệm khi mang thai rất cần thiết để theo dõi sức khỏe mẹ và bé

Khi mang thai thường sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu. Mục đích là đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Đồng thời các xét nghiệm máu còn giúp tầm soát các yếu tố bất lợi có thể xảy ra với thai nhi. Hoặc các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai và giai đoạn khi sinh.

Cùng với xét nghiệm máu khi mang thai, kết quả thăm khám nói chung và các chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa sản có những chỉ định và theo dõi phù hợp với thai kỳ của mỗi người. Và có các biện pháp cải thiện nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho mẹ và con.

Giai đoạn thai kỳ thường sẽ có các mốc xét nghiệm là:

Các xét nghiệm cần thiết khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất:

Tuần 11 – tuần 14: siêu âm kiểm tra độ mờ da gáy.

Tuần 11- tuần 13: xét nghiệm máu định lượng protein thai kỳ PAPP-A và đo nồng độ beta hCG (xét nghiệm beta hCG).

Những xét nghiệm cần thiết trong tam cá nguyệt thứ hai:

Tuần 15 – tuần 16: xét nghiệm AFP.

Tuần 12: siêu âm đánh giá nguy cơ về các bất thường nhiễm sắc thể.

Tuần 16: Xét nghiệm chọc dò dịch ối.

Tuần 22: siêu âm phát hiện các dị tật về hình thái của thai nhi.

Tuần 24 – tuần 28: xét nghiệm định lượng glucose máu.

Tuần 28: xét nghiệm sàng lọc kháng thể Rh.

Những xét nghiệm cần thiết của tam cá nguyệt cuối:

Từ tuần 28: xét nghiệm Stress – test.

Tuần 32: Xét nghiệm Non-Stress-Test.

Trong các giai đoạn này, tuy có nhiều loại xét nghiệm được chỉ định. Tuy nhiên các xét nghiệm này được chia thành 2 loại theo chức năng kiểm tra tiền sản là:

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh (còn gọi là xét nghiệm tầm soát).

Xét nghiệm chẩn đoán.

Xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ nhất là sự kết hợp giữa siêu âm thai và xét nghiệm máu ở người mẹ. Quá trình sàng lọc này có thể giúp xác định nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Các xét nghiệm khi mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên với mục đích:

Xác định thai nằm trong hay ngoài tử cung.

Thai phát có phát triển bình thường trong tử cung hay không.

Tính tuổi thai để dự kiến ngày sinh.

Số lượng thai.

Phát hiện các bất thường như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung.

Siêu âm vào tuần thứ 12- 13 đo độ mờ da gáy, dấu hiệu bất thường nhiễm sắc thể.

Phát hiện những di tật sớm như: thai vô sọ, hở cột sống, hở thành bụng, thoát vị rốn,… Đây thường được gọi là các xét nghiệm thai sớm.

Những xét nghiệm phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên bao gồm:

Mục đích siêu âm thai kiểm tra độ mờ da gáy của thai nhi (NT)

Siêu âm đo độ mờ da gáy (Nuchal traslucency – NT) với mục đích kiểm tra khu vực phía sau cổ của thai nhi có chất lỏng hoặc dịch đặc nào hay không. Từ đó giúp chẩn đoán thai trong bụng có mắc hội chứng Down không. Đây cũng được xem là 1 trong số các xét nghiệm thai nhi bị Down.

Thời điểm thực hiện siêu âm thai kiểm tra độ mờ da gáy của thai nhi (NT)

Siêu âm kiểm tra độ mờ da gáy thường được chỉ định vào tuần thai thứ 11 đến tuần 14 thai kỳ.

Quy trình siêu âm thai kiểm tra độ mờ da gáy của thai nhi (NT)

Thai phụ sẽ nằm ngửa lên bàn chuyên dụng dùng để siêu âm. Bác sĩ sẽ phết gel siêu âm và dùng một đầu dò của máy siêu âm áp lên bụng thai phụ.

Sau đó đo từ đỉnh đầu đến phần cuối xương sống thai nhi. Tiếp đến là tiến hành đo độ mờ da gáy.

Phần màu trắng biểu thị cho làn da của thai. Và phần màu đen biểu thị cho phần bị tụ dịch ở sau gái. Khoảng mờ sau gáy sẽ được xác định bằng một đường màu trắng xuất hiện giữa khu vực màu đen bao xung quanh.

Siêu âm đo độ mờ da gáy Kết quả

NT Số đo từ mông đến đầu Nguy cơ mắc hội chứng Down và các bất thường NST

< 3.5 mm 45 – 84 mm Thấp

≥ 3.5 mm Cao

Tuy nhiên, để chẩn đoạn được chính xác hơn cần thực hiện chung với xét nghiệm máu và tuổi của thai.

Có 2 xét nghiệm máu được chỉ định trong tam cá nguyệt thứ nhất. Hay còn được biết đến là các xét nghiệm thai nhi tuần 12 là: định lượng protein thai kỳ PAPP-A và đo nồng độ beta hCG.

Mục đích xét nghiệm máu Quy trình xét nghiệm máu

Xét nghiệm PAPP-A và xét nghiệm hCG đều sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu. Chính vì vậy quy trình thực hiện của 2 xét nghiệm này tương tự nhau. Bao gồm các bước sau:

Quấn dây garo chặt vòng quanh cánh tay người bệnh. Mục đích là để ngăn máu chảy và giúp tĩnh mạch trên cánh tay hiện lên rõ hơn. Điều này sẽ giúp khi đâm kim tiêm dễ vô lòng mạch máu hơn.

Xác định vị trí lấy máu và dùng cồn để sát khuẩn sạch vùng da đó.

Đưa kim vào tĩnh mạch và rút một lượng máu vừa đủ theo yêu cầu.

Sau khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết. Tiến hành tháo dây garo khỏi cánh tay và rút kim tiêm. Đồng thời dùng bông gạc tẩm cồn ấn nhẹ lên vùng da lấy máu.

Dùng băng dán lại vùng da bị tổn thương do kim tiêm.

Kết quả xét nghiệm máu

Nồng độ PAPP-A < 0.4 MoM Nguy cơ dị tật bẩm sinh thấp

Nồng độ PAPP-A ≥ 0.4 MoM Nguy cơ dị tật bẩm sinh cao

Bảng nồng độ hCG ở mức bình thường trong giai đoạn mang thai kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng:

Tuần kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng Nồng độ hCG mức bình thường (mIU/mL) 

4 0 – 750

5 200 – 7,000

6 200 – 32,000

7 3,000 – 160,000

8 – 12 32,000 – 210,000

13 – 16 9,000 – 210,000

16 – 29 1,400 – 53,000

29 – 41 940 – 60,000

Một vài xét nghiệm cần thiết trong tam cá nguyệt thứ hai bao gồm:

Siêu âm thai.

Xét nghiệm AFP.

Rút dịch màng ối (tuần thứ 16 đến 20).

Xét nghiệm đo nồng độ Glucose.

Xét nghiệm sàng lọc kháng thể Rh.

Mục đích của các xét nghiệm khi mang thai tam cá nguyệt thứ hai:

Theo dõi sự phát triển của thai.

Tầm soát những dị tật bẩm sinh nếu tam cá nguyệt thứ nhất mẹ bầu chưa làm xét nghiệm.

Xác định số lượng thai nhi và kiểm tra cấu trúc của nhau thai.

Kiểm tra lượng nước ối.

Kiểm tra mô hình của lưu lượng máu.

Quan sát hành vi và hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ.

Đo chiều dài của cổ tử cung.

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Mục đích xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP)

Đây là xét nghiệm giúp đo nồng độ alpha-fetoprotein có trong máu khi mang thai. Và AFP là 1 loại protein do gan của thai nhi sản xuất ra. Khi nồng độ AFP bất thường có thể là dấu hiệu của:

Dị tật ống thần kinh. Chẳng hạn như nứt đốt sống.

Hội chứng Down.

Các vấn đề về nhiễm sắc thể khác.

Sinh đôi hoặc sinh ba.

Dự tính ngày sinh không chính xác. Vì nồng độ AFP thay đổi trong suốt thai kỳ.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP)

Thường chỉ định xét nghiệm này khi thai nhi được khoảng 15 – 16 tuần tuổi.

Quy trình xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP)

Quá trình thực hiện xét nghiệm AFP, kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ tiến hành các bước sau:

Đặt một cây kim nhỏ vào một trong các tĩnh mạch cánh tay.

Thu thập một ống (lọ) máu với lượng phù hợp.

Rút kim ra, dùng bông ép lên vị trí vừa lấy máu.

Mẫu máu được đưa đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra.

Xét nghiệm này thường tốn khoảng 5 phút. Nó được thực hiện nhanh chóng và thường ít hoặc không gây đau đớn cho hầu hết mọi người.

Kết quả xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP)

Mức AFP của phụ nữ trong thai kỳ bắt đầu tăng từ khoảng tuần thứ 14 của thai kỳ cho đến khi thai được khoảng 32 tuần. Từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20, nồng độ AFP thường dao động trong khoảng 10 – 150 ng/ml.

Mục đích siêu âm thai

Mục đích khi siêu âm thai ở tam cá nguyệt thứ 2 là:

Xác định số lượng bào thai và kiểm tra cấu trúc nhau thai.

Kiểm tra về giải phẫu xem thai nhi có bị bất thường gì về hình thể không.

Kiểm tra lượng nước ối có trong bào thai. Đồng thời xét nghiệm này cũng hỗ trợ trong chẩn đoán cùng xét nghiệm chọc dò dịch ối.

Quan sát và theo dõi các hoạt động và hành vi của thai nhi… Từ đó kiểm soát sự phát triển của thai nhi.

Xác định giới tính thai nhi.

Thời điểm thực hiện siêu âm thai

Có 2 cột mốc siêu âm mà bác sĩ thường hay nhắc thai phụ là:

Siêu âm khi thai được 12 tuần: đánh gia nguy cơ về các bất thường nhiễm sắc thể.

Siêu âm khi thai được 22 tuần. Hay còn được gọi là xét nghiệm thai 22 tuần: phát hiện các dị tật về hình thái của thai nhi.

Siêu âm thai 4D Quy trình siêu âm thai

1. Siêu âm thai qua thành bụng

Hay còn được gọi là siêu âm thường. Các bước thực hiện như sau:

Bác sĩ bôi gel lên bụng thai phụ và dùng đầu dò của máy siêu âm di chuyển xung quanh vùng bụng.

Sóng siêu âm sẽ từ đầu dò truyền qua lớp gel đi vào cơ thể để thu nhận âm thanh. Từ các âm thanh thu được sẽ phản chiếu lại hình ảnh.

Thường thì xét nghiệm này sẽ mất từ 10 – 15 phút tùy theo thai nằm ở vị trí nào.

2. Siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo

Các bước tiến hành như sau:

Bác sĩ bôi gel lên đầu dò chuyên dụng. Sau đó đưa đầu dò này vào trong âm đạo.

Di chuyển đầu dò xung quanh âm đạo và quan sát. Lưu ý là không đưa quá sâu vào trong tử cung.

Kết quả siêu am thai

Tuy vào tình trạng cũng như sự phát triển của mỗi thai nhi sẽ có kết quả khác nhau về số lượng cũng như cấu trúc bào thai, lượng nước ối và giới tính của thai.

Mục đích xét nghiệm chọc dò ối

Chọc dò ối hay còn gọi là xét nghiệm rút dịch màng ối. Được chỉ định để:

Chẩn đoán các vấn đề về nhiễm sắc thể và các khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống).

Tìm kiếm các rối loạn di truyền nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý di truyền.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm chọc dò ối

Xét nghiệm này thường được chỉ định là xét nghiệm thai nhi ở tuần 16.

Quy trình xét nghiệm chọc dò ối

Quy trình thực hiện xét nghiệm này sẽ khác nhau ở một số chi tiết tùy theo từng đơn vị. Nhưng chung quy lại vẫn bao gồm các bước sau:

Bác sĩ dùng chất sát khuẩn để làm sạch vùng bụng.

Sau đó là dùng thuốc gây tê để gây tê cục bộ vùng bụng.

Tiếp đến bác sĩ sẽ đưa 1 kim dài và mảnh xuyên qua bụng của thai phụ vào túi ối thông qua sóng siêu âm. Đồng thời rút một lượng dịch theo yêu cầu.

Cuối cùng là rút kim tiêm ra. Dùng bông sát khuẩn vết thương và băng vết thương lại.

Mẫu chất lỏng được rút ra sẽ được đem đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.

Lưu ý:

Trong 24 giờ sau chọc dò ối thì không được làm bất kỳ hoạt động gắng sức nào. Và thỉnh thoảng sẽ cảm thấy bị chuột rút sau khi xét nghiệm.

Trường hợp mang thai đôi hoặc thai khác trứng, phải lấy mẫu dịch nước ối từ mỗi bào thai để phân tích từng bào thai có trong bụng người mẹ.

Kết quả xét nghiệm chọc dò ối

Xét nghiệm này có độ chính xác lên đến 98 – 99 trong số 100 phụ nữ làm xét nghiệm. Tuy nhiên nó không chính xác hoàn toàn. Vẫn có một số trường hợp kết quả không chính xác.

Nếu kết quả:

Âm tính: thai nhi khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý di truyền, vấn đề về nhiễm sắc thể hay khuyết tật ống thần kinh.

Dương tính: thai nhi có thể mắc một trong số các bệnh lý di truyền hoặc bệnh hiểm nghèo. Nên thực hiện thêm các xét nghiệm cụ thể về bệnh mà thai bị nghi ngờ là mắc phải.

Mục đích xét nghiệm đo nồng độ glucose

Giúp đo lượng glucose có trong cơ thể. Từ đó có thể sàng lọc nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Thông thường thai phụ sẽ được chỉ định 2 xét nghiệm là:

Xét nghiệm glucose đói.

Xét nghiệm dung nạp glucose.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm đo nồng độ glucose

Xét nghiệm này thường thực hiện khi thai nhi được 24 – 28 tuần tuổi và trước đó người mẹ không được chẩn đoán là mắc đái tháo đường.

Quy trình xét nghiệm đo nồng độ glucose

Cả 2 xét nghiệm trên thường sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu. Vì vậy mà quy trình xét nghiệm sẽ tương tự với quy trình xét nghiệm máu đã đề cập ở nội dung trước. Tuy nhiên xét nghiệm glucose đói sẽ được thực hiện trước. Nếu kết quả xét nghiệm glucose bất thường. Thì xét nghiệm dung nạp glucose mới được thực hiện sau đó.

Quy trình xét nghiệm dung nạp glucose như sau:

Thai phụ sẽ được yêu cầu chỉ được uống nước vào ngày làm xét nghiệm. Có nghĩa là phải nhịn ăn trước khi lấy máu.

Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ lấy máu lúc đói từ tĩnh mạch cánh tay.

Sau đó sẽ cho thai phụ uống dung dịch glucose đặc biệt.

Tiếp theo kỹ thuật viên sẽ tiếp tục lấy máu vài lần trong vài giờ sau uống để đo lại lượng glucose có trong cơ thể thai phụ.

Kết quả xét nghiệm đo nồng độ glucose

Xét nghiệm glucose đói:

Mức đường huyết đói Kết quả

≤ 99 mg/dL Bình thường

100 – 125 mg/dL Tiền đái tháo đường

> 126 mg/dL Đái tháo đường

Xét nghiệm dung nạp glucose:

Sau 2 giờ uống dung dịch glucose đặc biệt, mức đường huyết: Kết quả

≤ 140 mg/dL Bình thường

140 – 199 mg/dL Tiền đái tháo đường

≥ 200 mg/dL Đái tháo đường

Tổng quan về xét nghiệm sàng lọc kháng thể Rh

Rh (Rhesus) là loại protein di truyền được tìm thấy trên bề mặt tế bào hồng cầu. Nếu trong cơ thể:

Có protein này, có nghĩa là Rh dương tính Rh (+). Và tỉ lệ dương tính phổ biến hơn.

Không có protein này, nghĩa là Rh âm tính Rh (-). Kết quả này không ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến quá trình mang thai.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm sàng lọc kháng thể Rh

Khi thai được khoảng 28 – 29 tuần tuổi thì nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc kháng thể Rh. Đây cũng thường được biết đến là xét nghiệm thai kỳ tuần 28.

Mục đích xét nghiệm sàng lọc kháng thể Rh

Xét nghiệm Rh giúp xác định máu của thai nhi có tương thích với người mẹ hay không. Vì nếu như:

Mẹ Rh (-) Con Rh (+)

Mang thai lần 1

Máu của mẹ và con kết hợp lại tạo kháng thể Rh. Tuy nhiên ở lần mang thai đầu tiên thì kháng thể này không gây ảnh hưởng. Nhưng sẽ có vấn đề nếu mang thai lần 2.

Mẹ Rh (-) Con Rh (+)

Mang thai lần 2

Kháng thể Rh từ đợt mang thai trước sẽ đi qua nhau thai và làm chết tế bào hồng cầu của thai nhi lần 2. Và dẫn đến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng đe dọa tính mạng thai nhi.

Ngoài ra xét nghiệm này còn giúp phát hiện các kháng thể đối với máu Rh (+). Nếu máu mẹ và em bé không tương thích thì sẽ dễ dẫn đến trường hợp sảy thai, thai ngoài tử cung,….

Quy trình xét nghiệm sàng lọc kháng thể Rh

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm Rh cũng giống như quy trình xét nghiệm máu thông thường. Các bước thực hiện như sau:

Cho bệnh nhân ngồi ngay ngắn và để tay duỗi thẳng trên bàn lấy mẫu.

Sau đó yêu cầu bệnh nhân nắm nhẹ lòng bàn tay lại.

Dùng dây garo quấn chặt quanh cánh tay để dễ thấy mạch máu hơn.

Dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng da cần lấy máu.

Dùng kim tiêm rút một lượng máu vừa đủ theo yêu cầu. Đồng thời nói bệnh nhân mở nắm tay, tháo dây garo và rút nhanh kim tiêm.

Cho lượng mẫu vừa được lấy vào ống/lọ đựng mẫu bệnh phẩm chuyên biệt. Cuối cùng dùng bông và gạc có tẩm dung dịch sát khuẩn băng lại vết thương để đảm bảo vô khuẩn.

Kết quả xét nghiệm sàng lọc kháng thể Rh

Yếu tố Rh của mẹ yếu tố Rh của cha Yếu tố Rh của em bé Các biện pháp phòng ngừa

Rh dương tính Rh dương tính Rh dương tính Không có

Rh âm tính Rh âm tính Rh âm tính Không có

Rh dương tính Rh âm tính Có thể là Rh dương hoặc Rh âm Không có

Rh âm tính Rh dương tính Có thể là Rh dương hoặc Rh âm Tiêm globulin miễn dịch Rh

Nếu mẹ Rh (-) và em bé Rh (+), kháng thể sẽ có sẵn ở lần mang thai thứ 2 và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Khi đó người mẹ cần:

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bị chảy máu âm đạo bất cứ lúc nào trong giai đoạn mang thai.

Trao đổi với bác sĩ về thời gian tiêm globulin miễn dịch Rh trong suốt quá trình mang thai.

Khi chuyển dạ chuẩn bị sinh, thai phụ cần thông báo với các bác sĩ hộ sinh về việc mình là người có Rh (-).

Những xét nghiệm cần thiết nhất trong tam cá nguyệt sau cùng:

Siêu âm thai.

Xét nghiệm máu.

Theo dõi tim thai và cơn gò tử cung bằng monitoring sản khoa.

Xét nghiệm Non-Stress Test.

Xét nghiệm Stress Test.

Mục đích của các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuối:

Theo dõi thai nhi, xác định ngôi thai.

Phát hiện và điều trị những bệnh lý như: Đái tháo đường hoặc tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm trùng cơ quan tiết niệu, sinh dục.

Đo độ dài tử cung để đánh giá nguy cơ sinh non.

Xác định vị trí nhau bám cũng như độ trưởng thành của bánh nhau.

Ước lượng cân nặng của thai nhi.

Kiểm tra sức khỏe của thai nhi, đồng thời kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không (thông qua xét nghiệm Non-Stress-Test).

Siêu âm thai và xét nghiệm máu là xét nghiệm được coi là thường quy khi kiểm tra sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Hai xét nghiệm này nội dung tương tự như đã nêu ở trên.

Theo dõi tim thai và cơn gò tử cung bằng monitoring sản khoa: Đo monitoring thể hiện hành động theo dõi tình trạng tim thai bằng máy điện tử, có đối chiếu với cơn co tử cung. Người ta dùng máy monitor sản khoa để thực hiện monitoring cơn co tử cung và tim thai. Kết quả được báo cáo bởi monitor sản khoa được gọi là băng ghi cơn co tử cung-tim thai (cardio-tocogram – CTG). Trên giấy monitoring sẽ ghi nhận lại diễn biến của cơn gò tử cung và nhịp tim thai.

Xét nghiệm NST (Non-Stress Test) được thực hiện khi chưa có cơn gò tử cung.  Xét nghiệm CST (Contraction Stress Test) được thực hiện khi có cơn gò tử cung. Mục tiêu chính là xác định thai nhi có nguy cơ bị thương hoặc tử vong do thiếu oxy và can thiệp để ngăn ngừa những hậu quả bất lợi này, nếu có thể. Mục tiêu phụ là xác định thai nhi được cung cấp oxy bình thường để có thể tiếp tục mang thai một cách an toàn và tránh được những can thiệp không cần thiết.

Tổng quan về xét nghiệm Non-Stress-Test

Là xét nghiệm đo nhịp tim của thai. Đồng thời so sánh nhịp tim của thai nhi phản ứng với các cử động của thai trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Một em bé không cử động nhiều hoặc cử động chậm có thể là do nhận không đủ lượng oxy. Và nếu bé không nhận đủ oxy thì khả năng rất cao thai phụ sẽ bị sinh non.

Xét nghiệm Non-Stress-Test thường được chỉ định vào tuần thứ 32 của thai kỳ. Tuy nhiên ở những trường hợp nguy cơ cao thì sẽ được làm sớm hơn.

Xét nghiệm Non-Stress Test Quy trình xét nghiệm Non-Stress-Test

Thai phụ sẽ được kiểm tra huyết áp trước, trong và sau khi thực hiện xét nghiệm này.

Quy trình thực hiện gồm các bước sau:

Người mẹ nằm lên bàn kiểm tra. Y tá sẽ bôi gel lên bụng.

Sau đó sẽ gắn đầu dò tim thai và đầu dò cơn co tử cung trên bụng. Hai đầu dò này sẽ kết nối với máy đo tim thai. Kết quả hiển thị dạng biểu đồ theo dõi.

Khởi động thiết bị để bắt đầu quá trình đo. Sản phụ nên quan sát, theo dõi và cảm nhận cử động của thai nhi trong suốt quá trình đo.

Xét nghiệm này chỉ mất khoảng 20 phút nếu em bé hoạt động nhiều. Nếu bé ngủ hoặc không cử động thì thời gian thực hiện sẽ phải lâu hơn.

Kết quả xét nghiệm Non-Stress-Test

Phản ứng: cho thấy nhịp tim và các cử động của thai nhi là bình thường. Đồng nghĩa việc em bé hoàn toàn khỏe mạnh và không có căng thẳng.

Không phản ứng: thai nhi không đáp ứng số lượng chuyển động tối thiểu cần thiết cho xét nghiệm này. Hoặc có thể là em bé có chuyển động nhưng nhịp tim không thay đổi. Hoặc là thai nhi đang ngủ và không hợp tác trong quá trình kiểm tra. Nên các trường hợp này có thể hiểu là nguyên nhân khiến cho bé cử động ít.

Tổng quan xét nghiệm Stress Test – ST

Đây là một bài kiểm tra dành cho người mang thai. Nó đo nhịp tim của em bé trong các cơn co thắt chuyển dạ. Trong một cơn co thắt, lượng oxy và máu cung cấp cho em bé của bạn tạm thời giảm xuống. Hầu hết các em bé có thể xử lý sự sụt giảm này. Nhưng nếu nhịp tim của em bé vẫn thấp sau một cơn co thắt, điều đó có thể có nghĩa là em bé của bạn sẽ gặp vấn đề với quá trình chuyển dạ thông thường.

Xét nghiệm thường an toàn nhưng đôi khi nó gây chuyển dạ sớm. Cần lưu ý với các trường hợp dọa sinh non, nhau bám thấp. Bác sĩ sẽ giúp bạn cân nhắc lợi ích và rủi ro trước khi thử nghiệm.

Quy trình xét nghiệm Stress Test – ST

Ở nghiệm này cần theo dõi khi có cơn gò tử cung hoặc cơn co thắt tử cung. Do đó cần tạo ra số cơn co tử cung giống như trong giai đoạn hoạt động của chuyển dạ, đủ để đánh giá tình trạng của bào thai.

Bạn sẽ nằm xuống với hai đai quanh bụng. Một cái đo nhịp tim của em bé và cái kia đo các cơn co thắt. Để kích hoạt các cơn co thắt, bác sĩ có thể tiêm cho bạn một liều thuốc oxytocin qua đường truyền tĩnh mạch ở cánh tay. Hoặc bác sĩ có thể đề nghị bạn một biện pháp khác có thể kích hoạt các cơn co thắt. Sau đó, các cơn co thắt và nhịp tim của em bé sẽ được ghi lại. Bài kiểm tra có thể mất khoảng 2 giờ. Các cơn co thắt có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Kết quả xét nghiệm Stress Test – ST

Nhịp tim bình thường là dấu hiệu tốt cho thấy em bé của bạn sẽ khỏe mạnh trong quá trình chuyển dạ.

Nếu nhịp tim của em bé chậm lại sau một cơn co thắt, điều đó có nghĩa là em bé của bạn có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình co thắt chuyển dạ. Bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung. Sau đó sẽ cho bạn các đề nghị phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Ngoài các xét nghiệm thường quy kể trên, còn có các xét nghiệm khác cũng được thực hiện trong thai kỳ. Ví dụ xét nghiệm huyết trắng, protein nước tiểu, viêm gan B, viêm gan C , xét nghiệm bệnh tình dục,… Các chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai này có thể được bác sĩ đề xuất khi bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường.

Mục đích xét nghiệm tiền sản để xác định xem thai nhi có khả năng sinh ra với tình trạng di truyền hoặc dị tật bẩm sinh hay không. Tất cả phụ nữ mang thai, bất kể tuổi tác, đều có thể được cung cấp xét nghiệm trước khi sinh. Tuy nhiên, khi phụ nữ lớn tuổi, khả năng sinh con có bất thường nhiễm sắc thể tăng lên. Vì vậy, tuổi của người mẹ là lý do phổ biến nhất để xét nghiệm trước khi sinh.

Hai loại xét nghiệm tiền sản chính được thực hiện trong thai kỳ. Loại thử nghiệm đầu tiên được gọi là xét nghiệm sàng lọc. Loại thử nghiệm tiền sản thứ hai được gọi là xét nghiệm chẩn đoán. Các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán có thể được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai.

Khi được thực hiện trong thời kỳ mang thai, các xét nghiệm sàng lọc sẽ đánh giá nguy cơ thai nhi mắc một số dị tật bẩm sinh thông thường. Xét nghiệm sàng lọc không thể cho biết thai nhi có thực sự bị dị tật bẩm sinh hay không.

Thông thường, các xét nghiệm sàng lọc được sử dụng để xác định một số bất thường về gen hay nhiễm sắc thể. Xét nghiệm không xác định được các dị tật bẩm sinh như bệnh di truyền. Xét nghiệm sàng lọc không đưa ra chẩn đoán cụ thể. Do đó, cần phải có xét nghiệm chẩn đoán để xác định chính xác hơn..

Các xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ hai được sử dụng để tìm kiếm một số dị tật bẩm sinh ở em bé. Bao gồm sàng lọc huyết thanh của mẹ và đánh giá siêu âm toàn diện về em bé để tìm kiếm sự hiện diện của các dị thường về cấu trúc.

Lưu ý, xét nghiệm sàng lọc không phải là chẩn đoán. Một số thai nhi bị ảnh hưởng với tình trạng nhiễm sắc thể nhận được kết quả sàng lọc bình thường hoặc “âm tính”.

Xét nghiệm chẩn đoán giúp xác định chắc chắn liệu thai nhi đang phát triển có mắc một bệnh lý di truyền hoặc dị tật bẩm sinh nào đó hay không. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể phát hiện nhiều hơn, nhưng không phải tất cả. Dị tật bẩm sinh có thể được chẩn đoán trong khi mang thai hoặc sau khi em bé được sinh ra, tùy thuộc vào loại dị tật bẩm sinh cụ thể.

Các xét nghiệm chẩn đoán có thể thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai, kể cả những người không có các yếu tố rủi ro. Xét nghiệm chẩn đoán có thể được thực hiện thay vì sàng lọc nếu một cặp vợ chồng có tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh, thuộc một nhóm dân tộc nhất định hoặc đã có con bị dị tật bẩm sinh.  Một số xét nghiệm chẩn đoán có rủi ro, bao gồm rủi ro sảy thai (tỷ lệ thấp)

Khi kết quả xét nghiệm sàng lọc là bất thường, các bác sĩ thường đưa ra các xét nghiệm chẩn đoán sâu hơn. Độ chính xác của các xét nghiệm chẩn đoán có thể lên tới 99%.

Hai loại xét nghiệm chẩn đoán thường gặp  là sinh thiết gai nhau (CVS) và chọc ối.

CVS được thực hiện từ tuần thứ 10,5 đến 13,5 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ nhau thai. Bằng cách đưa một cây kim mỏng qua bụng của người phụ nữ hoặc bằng cách sử dụng một ống thông nhỏ đưa qua cổ tử cung. Phương pháp sử dụng phụ thuộc vào cơ địa của em bé và nhau thai.

Chọc ối được thực hiện từ tuần thứ 15 của thai kỳ trở đi. Trong quá trình chọc ối, một cây kim mỏng được luồn qua bụng của người phụ nữ vào túi ối để lấy một mẫu chất lỏng nhỏ từ xung quanh em bé đang phát triển.

Đối với các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh di truyền cụ thể phải được thực hiện theo các yêu cầu đặc biệt. Các xét nghiệm này có tỷ lệ chính xác khác nhau, tùy thuộc vào xét nghiệm nào được chỉ định.

Các xét nghiệm khi mang thai ít phổ biến hơn bao gồm:

Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy ở đường sinh dục dưới. Nó xuất hiện trong khoảng 20 % ở tất cả phụ nữ. Nhiễm liên cầu nhóm B thường không gây ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ trước khi mang thai. Tuy nhiên, nó có thể gây ra bệnh cảnh nặng ở các bà mẹ khi mang thai. Liên cầu nhóm B có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng các mô nhau thai và nhiễm trùng sau sinh.

Kháng thể Rubella.

VDRL (tầm soát, xét nghiệm bệnh giang mai).

Tìm kháng thể kháng Cytomegalovirus, virus HIV.

Xét nghiệm HbsAg (xét nghiệm viêm gan B).

Anti HCV (xét nghiệm viêm gan C).

Xét nghiệm tầm soát bệnh lao.

Tầm soát virus Zika.

Xét nghiệm tầm soát viêm gan B

Một số xét nghiệm trước khi sinh được coi là thường quy. Nghĩa là hầu hết tất cả phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm trước khi sinh. Một số xét nghiệm được kiểm tra định kỳ. Chúng bao gồm những việc như kiểm tra nồng độ protein, glucose hoặc dấu hiệu nhiễm trùng trong nước tiểu. Tất cả phụ nữ mang thai đều cần xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán dù có hay không có nguy cơ.

Các xét nghiệm khác chỉ được khuyến nghị cho một số phụ nữ, đặc biệt là những người mang thai có nguy cơ cao.

Những người mang nguy cơ cao bao gồm các phụ nữ:

Từ 35 tuổi trở lên

Là thanh thiếu niên.

Đã có một em bé sinh non.

Đã sinh con bị dị tật bẩm sinh (đặc biệt là các vấn đề về tim hoặc di truyền).

Đang mang đa thai.

Bị cao huyết áp, tiểu đường, lupus, ung thư, bệnh lây qua đường tình dục (STD), hen suyễn,…

Có nguồn gốc dân tộc trong đó các rối loạn di truyền là phổ biến.

Nhiều người thường thắc mắc là khi xét nghiệm thai kỳ có cần nhịn ăn không. Thì việc ăn uống trước khi xét nghiệm có thể làm cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Bởi chỉ số đường huyết của người mẹ lúc này bị tăng cao bất thường. Do đó, khi được chỉ định các xét nghiệm có xét nghiệm đường huyết, các bà mẹ nên nhịn ăn từ 8 – 14 tiếng.15

Các xét nghiệm khác không có yêu cầu đặc biệt. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm để đảm bảo có kết quả chính xác nhất.

Các mẹ bầu nên lựa chọn các phòng khám và bệnh viện có chuyên khoa về phụ sản ở các tỉnh, thành phố lớn. Không phải đơn vị nào thực hiện xét nghiệm đều đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đặc biệt là những mẹ bầu sẽ khá xa lạ với các xét nghiệm khi mang thai ở lần đầu.

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về các xét nghiệm thai kỳ quan trọng và các cột mốc cần lưu ý. Đây là loạt các xét nghiệm vô cùng quan trọng để theo dõi thai nhi, tầm soát dị tật bẩm sinh. Hãy lưu ý các mốc thời gian để có được các báo cáo xét nghiệm mang lại lợi ích lâm sàng.

Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Đặc biệt là những chị em phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai. Từ đó, các bạn hãy thực hiện đầy đủ các xét nghiệm khi mang thai cần thiết cùng những xét nghiệm hỗ trợ khác. Mục tiêu chủ yếu là để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Clo Test Là Gì? Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Hp

HP là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm dạ dày. Nghiêm trọng hơn là nó còn dẫn tới ung thư dạ dày ở những người bị viêm dạ dày. Ngày càng nhiều người bị nhiễm HP do thói quen ăn uống không vệ sinh. Việc phát hiện và diệt Hp là vô cùng quan trọng. Có nhiều cách để xét nghiệm bạn có nhiễm vi khuẩn này hay không? Clo-test là gì? Đây là một xét nghiệm lâm sàng được sử dụng phổ biến hiện này.

Clo-test là một loại xét nghiệm xâm lấn hay còn gọi là xét nghiệm nhanh Urease, phát hiện HP (Helicobacter Pylory) dựa trên nguyên tắc sau. HP tồn tại trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều men ureasse. Men này là chất xúc tác cho quá trình phân hủy ure thành amoniac và carbondioxid. Người ta dùng urea – indol để phát hiện, nếu có HP sẽ dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu hồng.

Xét nghiệm Clo-test thường được tiến hành khi nội soi dạ dày ở bệnh nhân có dấu hiệu viêm. Khi bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân thường bị xuất huyết tiêu hóa. Nội soi để xác định tình trạng, mức độ của xuất huyết. Lấy một ít niêm mạc dạ dày, lắc mẫu bệnh phẩm với dung dịch urea – indol. Nếu dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu hồng thì kết luận dương tính với HP.

Phương pháp này dễ thực hiện, cho kết quả nhanh, độ nhạy và độ đặc hiệu nhìn chung cao. Tuy nhiên nhược điểm là cần một lượng đủ lớn vi khuẩn mới có thể làm đổi màu dung dịch urea – indol. Ngoài ra Clo-test cũng chỉ có thể phát hiện HP ở thể hoạt động, dẫn đến âm tính giả trong nhiều trường hợp. Một số vi khuẩn khác cũng có ở khoang tiêu hóa có thể tiết men Urease như HP gây dương tính giả.

Để tránh kết quả sai, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc ức chế men chuyển ít nhất 2 tuần. Và ngưng Bismuth, kháng sinh ít nhất 4 tuần trước khi làm xét nghiệm Clo-test.

Clo-test dương tính thể hiện bạn có nhiễm vi khuẩn HP. Nhưng nhiễm HP không có nghĩa là chắc chắc bạn bị viêm loét dạ dày hoặc bạn bị ung thư dạ dày. Có nhiều loại HP không viêm cho con người, chỉ có một số ít gây viêm loét dạ dày tá tràng, và một lượng rất ít loại HP gây ung thư dạ dày tá tràng.

Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm gây âm tính giả. Ví dụ như trước khi xét nghiệm bệnh nhân sử dụng kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton thuận nghịch, thuốc Bismuth.

Thường Clo-test dương tính, bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc điều trị HP nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao, cần điều trị. Thì khi đó, bạn cần phải:

Tuân thủ theo phác đồ điều trị HP và viêm dạ dày.

Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế thực phẩm cứng, khó tiêu, không tốt cho dạ dày.

Clo-test là một xét nghiệm phổ biến dùng để phát hiện HP. Phương pháp này rẻ, dễ áp dụng, cho kết quả nhanh thường được tiến hành chung với nội soi dạ dày. Tuy nhiên có một vài trường hợp xét nghiệm cho kết quả sai như âm tính giả và dương tính giả. Clo-test dùng để phát hiện HP thể hoạt động, không phát hiện được thể ngủ. Không dùng Clo-test để kiểm tra hiệu quả diệt HP.

Ý Nghĩa Của Các Thông Số Trong Cpanel Hosting

Tiêu chuẩn của một hosting dành cho WordPress

Ý nghĩa của các thông số trong cPanel

Trong cPanel có rất nhiều các thông số khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là:

CPU Usage

Memory Usage

Hay hiểu chính xác hơn là Virtual Memory Usage (RAM ảo), là dung lượng RAM ảo mà bạn đang sử dụng trên tổng dung lượng RAM ảo của host. Tỉ lệ này càng cao thì host xử lý các tác vụ càng chậm. Khi nó đạt đến tỉ lệ 1/ 1 thì bạn sẽ nhận được thông báo lỗi 500 hoặc 503 (bị ngắt kết nối với server host) khi truy cập website. Tổng dung lượng RAM ảo càng cao thì càng tốt. Tuy nhiên, phần lớn các dịch vụ hosting hiện tại chỉ có RAM vật lý mà thôi.

Physical Memory Usage

Là dung lượng RAM vật lý (RAM thực) mà bạn đang sử dụng trên tổng dung lượng RAM vật lý của host. Cũng tương tự như RAM ảo, khi tỉ lệ này đạt đến 1/ 1, website của bạn sẽ gặp phải lỗi 500 hoặc 503. Tổng dung lượng RAM vật lý của host càng cao thì càng tốt, ít nhất phải đạt từ 512 MB trở lên đối với host chạy mã nguồn WordPress. Theo thống kê từ khách hàng của chúng tôi, thông thường mỗi host chỉ sử dụng khoảng từ 100MB đến 400 MB RAM.

Entry Processes

Tổng số tác vụ mà host có thể xử lý cùng lúc (Entry Processes Limit hay còn gọi là Concurrent Connections) không đồng nghĩa với số người có thể truy cập cùng lúc vào website của bạn.

Ví dụ, các gói host trong dịch vụ WordPress Hosting của WP Căn bản chỉ có Entry Processes Limit là 20 nhưng có thể chịu được vài trăm người online cùng một lúc nếu mã nguồn website của bạn được tối ưu tốt.

Entry Processes Limit càng cao thì càng tốt.

Number of Processes

Thông số này kiểm soát tổng số tiến trình có trong host. Khi nó đạt đến tỉ lệ 1/ 1, không có bất cứ tiến trình nào có thể khởi chạy nữa (cho đến khi các tiến trình khác bị ngắt) và bạn có thể sẽ gặp phải lỗi 500 hoặc 503 khi truy cập website. Cũng tương tự như Entry Processes Limit, Number of Processes Limit càng cao thì càng tốt.

I/O Usage

IOPS

Hay IOPS Limits, là giới hạn số lần đọc/ ghi mỗi giây của host. Khi tỉ lệ đạt tới 1/ 1, hoạt động đọc/ ghi của host sẽ dừng lại cho đến khi… giây hiện tại kết thúc. IOPS Limits càng cao thì càng tốt. Ví dụ IOPS của dịch vụ WordPress Hosting do WP Căn bản cung cấp là 7680, cao gấp 7,5 lần mức 1024 của StableHost và HawkHost.

Một vài thông số khác

Inodes: số lượng file hiện có trên tổng số lượng file được phép lưu trữ trên host. Một số dịch vụ hosting không giới hạn dung lượng lưu trữ nhưng giới hạn số lượng file được phép lưu trữ trên host. Ví dụ con số này ở StableHost là 250.000, ở HawkHost là 500.000. Dịch vụ WordPress Hosting của WP Căn bản không giới hạn số lượng file được phép lưu trữ.

MySQL Disk Usage: dung lượng mà bạn đang sử dụng để lưu trữ database trên tổng dung lượng của host.

Bandwidth: băng thông mà bạn đã sử dụng trên tổng số băng thông khả dụng của host, thường được thống kê theo tháng.

Mailing Lists: số danh sách gửi email mà bạn đang có trên tổng số danh sách gửi email khả dụng của host.

Addon Domains: số lượng addon domain mà bạn đã thêm trên tổng số addon domain khả dụng của host.

Aliases: số lượng parked domain mà bạn đã thêm trên tổng số parked domain khả dụng của host.

FTP Accounts: số lượng tài khoản FTP mà bạn đã tạo trên tổng số tài khoảng FTP khả dụng của host.

Giới hạn của các thông số kể trên càng cao thì càng tốt. Tuy nhiên, chúng không ảnh hưởng đến tốc độ load website của bạn.

Các thông số trong cPanel cao hơn thì host tốt hơn?

Cái này chỉ đúng trong trường hợp các gói host mà bạn so sánh nằm chung 1 server. Nghĩa là chúng sử dụng chung 1 phần cứng và phần mềm, chung kết nối mạng. Tốc độ load, độ ổn định và khả năng chịu tải của một website phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Công nghệ phần mềm: hệ điều hành (CloudLinux, CentOS, Debian, Ubuntu…), web server (LiteSpeed, Apache, NginX…), database server (MariaDB, MySQL…), khả năng cache dữ liệu của server…

Kết nối mạng và khoảng cách địa lý.

Ý Nghĩa Các Con Số Trong Phong Thủy Là Gì? Giải Mã Các Con Số

Ý nghĩa các con số 0 – 9 trong tiếng Trung

Trong tiếng Trung, mỗi con số từ 0-9 sẽ mang một ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:

Số Ý nghĩa

0 Bạn, anh, em (tương tự đại từ You trong tiếng Anh)

1 Muốn

2 Yêu

3 Nhớ, đời, sinh

4 Đời người, thế gian

5 Tôi, anh, em (tương tự đại từ nhân xưng I trong tiếng Anh)

6 Lộc

7 Hôn

8 Phát (hoặc ở bên cạnh, ôm)

9 Vĩnh cửu

Ý nghĩa của các con số theo mệnh

Số Quẻ Mệnh

1 Quẻ Khảm Mệnh Thủy

2 Quẻ Khôn Mệnh Thổ

3 Quẻ Trấn Mệnh Mộc

4 Quẻ Tốn Mệnh Mộc

5 Không thuộc quẻ nào Mệnh Thổ

6 Quẻ Càn Mệnh Kim

7 Quẻ Đoài Mệnh Kim

8 Quẻ Cấn Mệnh Thổ

9 Quẻ Ly Mệnh Hỏa

Ý nghĩa các con số theo cung hoàng đạo

Tên cung hoàng đạo Ngày sinh Con số may mắn

Cung Bạch Dương 21/3 – 20/4 1 và 9

Cung Kim Ngưu 21/4 – 21/5 2 và 8

Cung Song Tử 22/5 – 21/6 7 và 3

Cung Cự Giải 22/6 – 22/7 4 và 6

Cung Sư Tử 23/7 – 23/8 1, 6 và 4

Cung Xử Nữ 24/8 – 22/9 2, 5 và 7

Cung Thiên Bình 23/9 – 23/10 1, 2 và 7

Cung Thần Nông 24/10 – 22/11 2, 7 và 9

Cung Nhân Mã 23/11 – 21/12 3, 5 và 8

Cung Ma Kết 22/12 – 19/1 6, 8 và 9

Cung Bảo Bình 20/1 – 18/2 7, 3 và 2

Cung Song Ngư 19/2 – 20/3 4, 8 và 22

Ý nghĩa các con số trong tình yêu

Số Phiên âm Ý nghĩa

520 wǔ èr líng Anh yêu em

530 wǔ sān líng Anh nhớ em

920 jiǔ èr líng Chỉ yêu em

930 jiǔ sān líng Nhớ em hoặc nhớ anh

1314 yī sān yīsì Trọn đời trọn kiếp

8084 Baby, em yêu

9213 jiǔ èr yī sān Yêu em cả đời

9420 jiǔ sì èr líng Yêu em

81176 bā yīyī qī liù Bên nhau

Ý nghĩa các con số trong thần số học

Thần số học là một chuyên ngành chủ yếu nghiên cứu về ý nghĩa, biểu tượng của các con số, đồng thời xác định những tác động của con số đối với đời sống của con người. Hiện nay, có 2 cách tính gồm tính con số chủ đạo theo ngày sinh và tính năm cá nhân.

Theo trường phái Pythagoras sẽ không có con số chủ đạo = 1, do đó sẽ bắt đầu từ con số 2 đến số 11. Trường hợp đặc biệt là số 4 sẽ được tạo thành từ tổng 22 và được ghi là 22/4, phân biệt với những số 4 khác.

Số Ý nghĩa

2 Chỉ những người có tính cách khiêm tốn, có trực giác cao và đầy tình cảm

3 Người có đầu óc tư duy tốt, nhanh nhạy, có khiếu hài hước và vô cùng lý trí

4 Là người đam mê kiếm tiền, sống chanh sả và thích thực tế, không mơ mộng

5 Thuộc nhóm người thích tự do, giàu tình thương và có máu nghệ thuật mạnh mẽ.

6 Có khả năng sáng tạo vô tận cùng tích cách mạnh mẽ, dễ bao dung, thích cống hiến.

7 Là người thích tự trải nghiệm với khả năng học hỏi vô hạn.

8 Là những người coi trọng độc lập, tự chủ, có cá tính mạnh và đầy tự tin nên có tư duy kinh doanh tốt.

9 Người có hoài bão lớn, yêu thích những việc cộng đồng và luôn xem xét tổng thể hơn chi tiết.

10 Có khả năng thích nghi và thay đổi cao trong cuộc sống, có lòng can đảm và lạc quan.

11 Có năng lượng tâm linh mạnh mẽ nên có tiềm năng phi thường về nhận thức.

22/4 Là con số vua có tiềm năng như vô hạn và có thể làm được những điều bất khả thi.

Ý nghĩa các con số điện thoại

Số Phiên âm Ý nghĩa

0 Không Không có gì cả, không được gì, không tròn trịa, viên mãn

1 Nhất Duy nhất, đứng đầu tiên, độc nhất, chỉ có một

2 Nhị Mãi mãi, hạnh phúc

3 Tam Tài, tài lộc, tài hoa, tài năng

4 Tứ Bốn mùa, tử

5 Ngũ Phúc, số sinh

6 Lục Lộc, lộc tài, lộc vượng

7 Thất Mất, thất bại, tăng trưởng một cách nhanh chóng

8 Bát Phát, phát tài, phát lộc, phát triển

9 Cửu Trường thọ, mãi mãi bền vừng

Ý nghĩa biển số xe

Mỗi chiếc xe máy, xe ô tô khi lưu thông trên đường sẽ có một biển số xe khác nhau, một biển số xe đẹp cũng được nhiều người quan tâm vì nó được xem là “lá bùa may mắn” giúp người sở hữu được bình an, làm ăn cũng dồi dào.

Hiện nay, có 2 cách dịch biển số xe hợp phong thủy gồm:

Cách tính biển số xe theo nút biển số, tức cộng các con số trong biển xe của mình lại với nhau, lấy con số cuối cùng để luận ý nghĩa đẹp xấu.

Cách tính biển số theo nghĩa âm Hán – Việt: Dựa vào phiên âm Hán – Việt mà khi dịch ra sẽ mang một ý nghĩa tốt hay xấu.

Số Ý nghĩa

1 Thiên địa thái bình

2 Không phân định

3 Tiến tới như ý

4 Bị bệnh

5 Trường thọ

6 Sống an nhàn dư dả

7 Cương nghị quyết đoán

8 Ý chí kiên cường

9 Hưng tân cúc khai

10 Vạn sự kết cục

11 Gia vận được tốt

12 Ý chí yếu mềm

13 Tài chí hơn người

14 Nước mắt thiên ngạn

15 Đạt được phước thọ

16 Quý nhân hỗ trợ

17 Vượt qua mọi khó khăn

18 Có chí thì nên

19 Đoàn tụ ông bà

20 Phí nghiệp vỡ vân

Ý nghĩa của các con số kết hợp với nhau

Ý nghĩa 2 số kết hợp với nhau

Số Ý nghĩa

39 Thần tài nhỏ

79 Thần tài lớn

56 May mắn ùa về

69 Lộc phát

86 Gia tài hưng thịnh

29 Vận may đến hoài

23 Tài lộc hài hòa

Ý nghĩa 3 số kết hợp với nhau

Số Ý nghĩa

121 Hạnh phúc nhất, mãi mãi

122 Hạnh phúc nhân đôi, niềm vui bất tận

123 Sinh ra đã có tài

124 Sự nảy nở, sinh sôi, phát triển

125 May mắn, phát triển về công danh, trí tuệ

126 Phát tài, phát lộc, gặp nhiều may mắ

127 Vừa sinh ra đã hưởng phú

128 Phúc lộc thọ, dồi dào sức khỏe, mãi mãi thịnh vượng

129 Khó khăn đều dễ dàng vượt qua, sự nghiệp thăng tiến,

200 Yêu bạn quá

230 Yêu em chết đi được

246 Đói chết đi được

282 Đói không

300 Nhớ bạn quá

440

460 Nhớ em

510 Anh nghe theo em

514 Nhạt nhẽo, tẻ nhạt

522 Anh yêu thích

555 Tiếng khóc hu hu hu

570 Em dỗi anh/anh dỗi em

600 May mắn ngập nhà, vinh hoa phú quý

609 Mãi mãi

687 Xin lỗi

700 Không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ thất bại

706 Dậy đi

721 Hôn em

740 Chọc tức tôi

756 Hôn anh đi

800 Sự hưng thịnh, phát triển vượt bậc

825 Đừng yêu tôi

837 Đừng giận

860 Đừng níu kéo anh

886 Tạm biệt

898 Chia tay đi

900 Sự viên mãn, may mắn, an vui

910 Chính là em

987 Xin lỗi

Ý nghĩa 4 số kết hợp với nhau

Số Ý nghĩa

1711 Một lòng một dạ

1920 Vẫn luôn yêu em

1930 Vẫn luôn nhớ em

2037 Đau lòng vì em

3013 Nhớ em cả đời

3107 Love

3399 Sự lâu dài, vĩnh cửu, trường tồn

3731 Thành tâm thành ý

5170 Tôi muốn lấy em

5366 Tôi muốn nói chuyện

5376 Tôi dỗi rồi đó

5406 Tôi là của em

5620 Tôi rất yêu em

5630 Sự nhung nhớ với người mình yêu

5910 Anh chỉ cần em

6868 Chuồn thôi

6699 Thuận buồm xuôi gió

7078 Xin em/anh đừng đi

7319 Tình yêu vĩnh cửu, lâu dài, mãi mãi

7456 Tức chết đi được

Cập nhật thông tin chi tiết về Xét Nghiệm Canxi Máu Và Ý Nghĩa Các Chỉ Số trên website Ltzm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!